Bộ Hồ Sơ Quản Lý Chất Lượng - Số Hóa Dữ Liệu Hàng đầu Việt Nam

Tải Về trọn bộ Hồ sơ quản lý chất lượng 2024

Bộ hồ sơ quản lý chất lượng dùng tham khảo gồm :

  • Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào
  • Nhật ký thi công
  • Các biên bản nghiệm thu hoàn thành , thí nghiệm …

Ho so quan ly chat luong

Log Update :

  •  Phần Mềm Quản Lý Chất Lượng Trên excel Tai lieu thuvienfile com update quan ly chat luong cong trinhTai lieu thuvienfile com update quan ly chat luong 2 1
  • mẫu QLCL file excel đầy đủ tiêu chuẩn ( Dân dụng + gồm file cho giao thông )
  • bổ sung check list:Tai lieu thuvienfile com update 3
  • Phần Mềm Quản Lý Chất Lượng Tuyệt Vời – Bảng Đã cracked
  • Update5: Luôn Update cập nhập theo thông tư mới nhất cho quý khách hàng đã mua qua email

Tai lieu thuvienfile com quan ly chat luong cong trinh

Kiến Thức về quản lý chất lượng công trình

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình là gì và những yêu cầu cần có 

Liệt kê danh mục hồ sơ tùy theo dự án bạn vận dụng:

1. Danh mục tài liệu khởi công công trình

2. Lệnh khởi công

3. Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn – mặt bằng thi công

4. Biên bản họp công trường

5. Phiếu yêu cầu

6. Biên bản giao nhận hồ sơ

7. Báo cáo nhanh

8. Báo cáo tuần

9. Báo cáo tháng

10. Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng

11. Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu/thành phẩm xây dựng

12. Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường

13. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm đất

14. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm thép

15. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm bê tông

16. Chỉ dẫn thi công

17. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước)

18. Biên bản xử lý kỹ thuật

19. Chỉ thị công trường

20. Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa

21. Phiếu yêu cầu nghiệm thu

22. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BT trước khi đóng

23. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – NB

24. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – CB

25. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – NB

26. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – CB

27. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc

28. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ép cọc

29. Báo cáo tổng hợp đóng cọc

30. Báo cáo tổng hợp ép cọc

31. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác hố đào

32. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác hố đào

33. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)

34. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)

35. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (giữa các bên)

36. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu)

37. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (giữa các bên)

38. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng BT

39. Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện

40. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác xây tường – NB

41. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác xây tường – CB

42. Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – NB

43. Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – CB

44. Biên bản nghiệm thu công tác tô đá rửa

45. Biên bản nghiệm thu công tác sơn nước

46. Biên bản nghiệm thu công tác láng nền

47. Biên bản nghiệm thu công tác lát nền

48. Biên bản nghiệm thu công tác lát nền

49. Biên bản nghiệm thu công tác ốp gạch

50. Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – NB

51. Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – CB

52. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – NB

53. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – CB

54. Biên bản nghiệm thu công tác gia công cấu kiện thép

55. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng cấu kiện thép

56. Biên bản nghiệm thu công tác lợp mái

57. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng

58. Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng

59. Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt

60. Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế

61. Biên bản phát sinh

62. Bảng kê những hư hỏng, sai sót

63. Bảng kê các khiếm khuyết chất lượng cần sửa chữa

64. Bảng kê các việc chưa hoàn thành

65. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng

66. Báo cáo nhanh sự cố công trình

67. Biên bản nghiệm thu đường ống điện

68. Biên bản nghiệm thu đường dây dẫn điện

69. Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần điện)

70. Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần điện)

71. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần điện)

72. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần điện)

73. Biên bản nghiệm thu lắp đặt bãi tiếp địa

74. Bảng đo điện trở cách điện của cáp, dây dẫn

75. Bảng đo thông mạch, dây dẫn

76. Biên bản nghiệm thu đường ống nước

77. Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần nước)

78. Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần nước)

79. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần nước)

80. Kế hoặch triển khai giám sát

81. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng

82. Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi thi công

83. Bảng theo dõi – kiểm tra vật tư nhập vào công trình

84. Bảng theo dõi lấy mẫu bê tông tại hiện trường

85. Bảng theo dõi lấy mẫu thép tại hiện trường

86. Phiếu trình mẫu vật liệu điện

Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng

Bước 1: Nghiệm thu công việc trong quá trình xây dựng

Tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện các nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định. Cụ thể:

  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động.
  • Kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.
  • Kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…
  • Đối chiếu và so sánh giữa thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.
  • Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

Bước 2: Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình

  • Nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, cần phải thực hiện việc nghiệm thu khi kết thúc các giai đoạn này xem có đảm bảo chất lượng hay không trước khi chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư.
  • Giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường được phân loại như sau:
    • San nền; Gia cố nền (nếu là gói thầu riêng);
    • Thi công xong phần cọc, móng, các phần ngầm khác;
    • Xây lắp kết cấu của thân nhà (xây thô);
    • Thi công cơ điện và hoàn thiện công trình.
  • Nội dung của công việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
    • Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; đồng thời kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc và cấu kiện có liên quan.
    • Kiểm tra các kết quả thí nghiệm và đo lường để xác định chất lượng cũng như khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị. Kiểm tra bắt buộc đối với các công việc sau:
  • Kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa …
  • Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình.
  • Kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu nếu công trình hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu. Các bên tham gia nghiệm thu sẽ cử đại diện hợp pháp để ký vào biên bản nghiệm thu.

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng

  • Trước khi đưa vào công trình hay hạng mục vào sử dụng cần phải được nghiệm thu để đánh giá chất lượng công trình cũng như đánh giá toàn bộ kết quả xây lắp.
  • Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu công nhận công trình hoặc hạng mục đủ điều kiện sử dụng.
  • Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng gồm các nội dung sau:
    • Kiểm tra hiện trường;
    • Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế so với thiết kế được duyệt.
    • Kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ.
    • Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
    • Kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình.
    • Kiểm tra hồ sơ hoàn công có đảm bảo chất lượng hay không.
  • Với các hạng mục phụ như: tường rào, hồ bơi, nhà để xe… có thể chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các bên liên quan. Đồng thời không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hạng mục hoàn thành.
  • Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên cùng tham gia nghiệm thu.
  • Nếu có những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành thì các bên có liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng sau đó ký, đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.

Từ khóa » File Hồ Sơ Quản Lý Chất Lượng Công Trình