Bộ Lạc – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Đặc điểm
  • 2 Ngày nay
  • 3 Tham khảo
  • 4 Tham khảo
  • 5 Xem thêm
  • 6 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Một bộ tộc bản địa trong rừng rậm

Bộ lạc hay bộ tộc là một hình thức tổ chức xã hội theo kiểu nhóm xã hội trong lịch sử phát triển của loài người. Bộ lạc nguyên thủy là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống (thân tộc) hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ lạc thường có cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ. Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc. Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc. Ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi. Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc trưởng hay tù trưởng. Trong bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định. Hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên kết nhiều bộ lạc.

Về số lượng, bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc vì bộ tộc chính là tổ chức từ sự liên kết của các bộ lạc. Mỗi bộ tộc có tên gọi và có những đặc điểm về kinh tế, văn hóa riêng. Khác với bộ lạc và thị tộc, bộ tộc có vùng lãnh thổ tương đối ổn định, dân cư đa dạng và đan xen, đa ngôn ngữ và văn hóa, trong đó ngôn ngữ của bộ lạc nào chiếm vị trí trung tâm của sự giao lưu và phát triển kinh tế sẽ trở thành ngôn ngữ chung của cả bộ tộc. Thời kỳ hình thành bộ tộc là thời kỳ đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của xã hội công xã nguyên thuỷ, sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời thay thế sở hữu tập thể của thị tộc, bộ lạc. Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được hình thành. Phạm vi thống trị của nhà nước có thể không trùng với bộ tộc. Có nhà nước một bộ tộc, cũng có nhà nước nhiều bộ tộc, sắc tộc. Sự xuất hiện nhà nước đã góp phần rất quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự thống nhất về kinh tế và văn hóa, mở rộng giao lưu giữa các bộ tộc.

Ngày nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, hình thức bộ lạc vẫn tồn tại ở những vùng hoang sơ, những người dân bản địa sống trong rừng sâu, một số bộ lạc có nguy cơ biến mất khỏi xã hội loài người gồm:

  • Bộ lạc Paraguayan Ayoreo-Totobiegosode
  • Bộ lạc Awá
  • Bộ lạc Mascho Piro - Đông Nam Peru

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fried, Morton H. The Notion of Tribe. Cummings Publishing Company, 1975. ISBN 0-8465-1548-2
  • Helm, June, ed, 1968. Essays on the Problem of Tribe, Proceedings, American Ethnological Society, 1967 (Seattle: University of Washington Press).
  • Nagy, Gregory, Greek Mythology and Poetics, Cornell University Press, 1990. In chapter 12, beginning on p. 276, Professor Nagy explores the meaning of the word origin and social context of a tribe in ancient Greece and beyond.
  • Sutton,Imre, Indian Land Tenure: Bibliographical Essays and a Guide to the Literature (NY: Clearwater, 1975): tribe—pp. 101–02,180-82, 186-87, 191-93.
  • Những bộ lạc có nguy cơ tuyệt chủng
  • Cận cảnh những bộ lạc sắp tuyệt chủng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thị tộc
  • Bào tộc
  • Gia tộc
  • Bộ tộc
  • Dân tộc
  • Sắc tộc
  • Chủng tộc
  • Huyết tộc (hay họ hàng)
  • Bầy người
  • Chiefdom
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bộ lạc.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến xã hội học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bộ_lạc&oldid=71055576” Thể loại:
  • Sơ khai xã hội học
  • Bộ lạc
  • Tự túc
  • Dân tộc học
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Trang sử dụng liên kết tự động ISBN

Từ khóa » Bộ Lạc Là Gì Cho Ví Dụ