Bơ Lạt Là Gì, Bơ Lạt được Làm Từ đâu, Phân Biệt Các Loại Bơ

Bơ là một từ quen thuộc trong quy trình làm các loại bán, chúng ta thường nghe đến bơ như bánh quy bơ, bánh mì bơ,… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại bơ với những công dụng và đặc điểm riêng của nó, nên không phải ai cũng hiểu rõ về bơ. Các loại bơ phổ biến như: Bơ nhạt Anchor, bơ nhạt Fider Úc, bơ President…

Trong bài viết này, Ẩm thực 4 mùa sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem bơ lạt là gì? Bơ lạt được làm từ đâu, đồng thời giúp chúng ta phân biệt các loại bơ phổ biến hiện nay.

Bơ lạt là gì?

lạt hay còn được gọi là bơ nhạt, có tên tiếng Anh là Unsalted butter. Đây là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt nhẹ. Bơ lạt được sử dụng nhiều trong nấu ăn, nhất là làm bánh.

Có thể nói công dụng lớn nhất của bơ nhạt đó chính là được sử dụng như một loại nguyên liệu trong các công thức làm các loại bánh, giúp bánh có mùi thơm hấp dẫn, màu sắc bắt mắt hơn, nhất là trong các loại bánh như: Bánh quy bơ, bánh cupcake, bánh su, bánh bông lan, bánh kem,….

bo-nhat-la-gi

Bên cạnh đó, bơ lạt còn được sử dụng làm kem bơ trang trí cho các loại bánh kem từ lớp phủ đến lớp bắt thành hoa. Bơ cũng thường được dùng để ăn kèm với các loại bánh khác, hoặc dùng chống dính chảo và khuôn làm bánh,…

Bơ lạt có các chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như Vitamin A, D, men vi sinh, canxi, protein,…giúp xương chắc khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột.

Bơ lạt được làm từ đâu?

Chúng ta vẫn ăn bơ lạt thường xuyên trong các loại bánh, tuy nhiên, ít ai biết rằng bơ được làm từ gì? Nguyên liệu tạo ra bơ nhạt đó chính là được tách từ sữa của động vật, chủ yếu là sữa bò, có hàm lượng chất béo khá cao, loại bơ này được đánh giá là thơm ngon hơn bơ thực vật nhiều, vì thế nên bơ động vật được ưa chuộng để sử dụng làm các loại bánh hiện nay.

Phân biệt các loại bơ

Bơ là một thành phần quan trọng góp phần không thể thiếu trong việc tạo nên hương vị của mỗi chiếc bánh. Tuy nhiên, mỗi loại bơ đều có những đặc điểm riêng và sẽ phù hợp với từng công dụng riêng của nó, trong bơ lạt loại bơ dùng để làm bánh, còn  được phân ra thành các loại bơ như: bơ mặn, bơ thực vật, bơ động vật, Shortening.

bo-nhat-la-gi

  • Bơ mặn (Salted butter)

Bơ mặn là loại bơ có chứa muối nên có vị mặn và sẽ có thời gian bảo quản được lâu hơn so với bơ lạt. Bơ mặn ít khi được lựa chọn để làm bánh, bởi vị mặn của bơ sẽ dễ làm mất đi hương vị của các loại bánh, trong khi các loại bánh hiện nay chủ yếu là bánh ngọt.

Bơ mặn thường được dùng chủ yếu trong nấu ăn, như một loại gia vị hấp dẫn trong nấu ăn, thường được chọn để thêm vào các món súp hay món xào. Các loại bơ mặn phổ biến hiện nay như: Bơ mặn Sunflowers, bơ mặn Anchor, bơ mặn President,…

  • Bơ thực vật ( Margarine)

Bơ thực vật là loại bơ có thành phần chủ yếu từ các loại hạt có chứa tinh dầu như bắp, ngũ cốc, đậu,… Cách làm bơ thực vật có thể được dựa theo phương thức thủ công hoặc công nghiệp.

Bơ thực vật được hạn chế dùng trong các công thức làm bánh, bởi vì những chất béo có lợi trong bơ thực vật khi nướng trong nhiệt độ cao sẽ dễ dàng chuyển hóa thành chất béo bão hòa. Vì nguyên nhân này nên bơ thực vật không phải là lựa chọn lý tưởng trong việc làm bánh.

Công dụng chính của bơ thực vật là dùng trong nấu ăn, chiên rán, hay để phết lên bánh. Các loại bơ thực vật được phổ biến như: bơ Tường An hay bơ Meizan,…

  • Bơ động vật

Bơ động vật là loại bơ có nguồn gốc từ thiên nhiên và chủ yếu được làm ra từ sữa bò. tại một số nước Châu Âu, New Zealand thường sử dụng bơ từ sữa cừu, hoặc sữa dê. Không giống như bơ mặn và bơ thực vật, bơ động được ưa chuộng nhiều trong làm bánh.

Với tính đặc điểm thơm hơn, tốt hơn bơ thực vật, bơ động vật là một phần trong công thức làm ra các loại bánh từ trước tới nay. Các loại bơ động vật phổ biến như: Bơ Anchor, bơ Sunflower, bơ President,…

  • Shortening

Shortening chính là sự kết hợp giữa mỡ heo và dầu thực vật tạo thành, vì vậy Shortening chứa 100% chất béo, có màu trắng đục và không hề có nước nên không bị chảy ở nhiệt độ phòng. Shortening cũng có vai trò trong việc làm mềm hơn dẻo hơn cho các loại bánh và đặc biệt là có khả năng làm vững cấu trúc mỗi chiếc bánh.

Shortening thường được dùng làm vỏ ngoài các loại bánh tart, cookies,… Ngoài ra, còn có thể dùng để nấu nướng, chiên xào thay cho dầu ăn.  

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về bơ lạt là gì, bơ lạt được làm từ đâu, phân biệt các loại bơ. Ẩm thực 4 mùa, hy vọng đã đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc!

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Bơ Mặn Anchor Dùng De Làm Gì