Bộ Luật Dân Sự Năm 2015 Và Vấn đề Hoàn Thiện Chế Tài Bồi Thường ...
Có thể bạn quan tâm
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG Như chúng ta đã biết, khi hợp đồng bị vi phạm dưới hình thức không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng cam kết, bên vi phạm sẽ phải gánh chịu một số biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với bên có quyền. Pháp luật nước ta quy định hai hình
- Tự do kinh doanh – quyền hiến định của tổ chức, cá nhân
- Vai trò của các luật chuyên ngành trong việc bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh
- Vai trò của Bộ luật Dân sự 2015 trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh
- Thứ nhất, Bộ luật Dân sự hoàn thiện chế định quyền sở hữu, đồng thời ghi nhận thêm các quyền tài sản khác của doanh nghiệp.
- Thứ hai, Bộ luật Dân sự ghi nhận sự bình đẳng giữa các chủ sở hữu tài sản.
- Thứ ba, Bộ luật Dân sự ghi nhận sự không hạn chế về số lượng và giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân.
- Thứ nhất, Bộ luật Dân sự ghi nhận nguyên tắc, theo đó, việc giao kết hợp đồng với ai và với nội dung gì (quyền tự do thỏa thuận) là quyền của doanh nghiệp; không ai, kể cả cơ quan nhà nước, có thể can thiệp, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định bởi luật (khoản 2, Điều 2; khoản 2, Điều 3).
- Thứ hai, Bộ luật Dân sự ghi nhận một cách đầy đủ, rõ ràng, thống nhất các điều kiện để được đơn phương chấm dứt hợp đồng, đặc biệt là đã bổ sung điều kiện: “bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng”.
- Thứ ba, Bộ luật Dân sự đưa ra nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, qua đó đảm bảothái độ tôn trọng hơn của Nhà nước đối với quyền tự do thỏa thuận của các bên trong giao kết, thực hiện các hợp đồng trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
- Thứ tư, Bộ luật Dân sự đã có quy định mới để hạn chế các trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm hình thức.
- Thứ năm, Bộ luật Dân sự có nhiều quy định giúp các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự nói chung và các doanh nghiệp nói riêng được dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Ví dụ, theo quy định tại khoản 2, Điều 137 thì một pháp nhân có thể có hơn một đại diện theo pháp luật. Như vậy, quy định này đã chấm dứt tình trạng một pháp nhân chỉ có thể một người đại diện theo pháp luật, khắc phục được rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp lớn, có quy mô kinh doanh đa ngành, đa nghề, hoạt động ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trong việc ký kết hợp đồng. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì người được ủy quyền được hiểu chỉ có thể là cá nhân mà không thể là pháp nhân. Quy định này đã hạn chế quyền của doanh nghiệp trong việc ủy quyền cho pháp nhân khác thực hiện các công việc mà mình không thể thực hiện một cách trực tiếp, làm giảm khả năng giao kết hợp đồng trong điều kiện kinh doanh năng động hiện nay của các doanh nghiệp. Khắc phục tình trạng này, Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung quy định mới rất quan trọng, có khả năng giúp doanh nghiệp được dễ dàng hơn trong việc giao kết các hợp đồng, đó là quy định tại khoản 1, Điều 134 và khoản 1, Điều 138, theo đó pháp nhân có thể là người đại diện theo ủy quyền.
- Thứ nhất, giữa quyền tự do kinh doanh và cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu pháp luật cho phép doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh mà lại không quy định đầy đủ các cơ chế, biện pháp để bảo đảm rằng, các quyền của doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động kinh tế luôn được nằm trong sự bảo hộ của Nhà nước thì các doanh nghiệp cũng không thể yên tâm thực hiệncác hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh theo nguyện vọng của mình, và hậu quả là, quyền tự do kinh doanh sẽ không được triển khai một cách triệt để trong thực tiễn. Ví dụ, hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định ngành, nghề kinh doanh, kể cả khi các ngành, nghề đó chưa được Nhà nước quy định trong Hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam. Quy định như vậy là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, có thể kinh doanh bất cứ việc gì do mình nghĩ ra mà không hạn chế hoạt động kinh doanh của mình trong các ngành nghề đang tồn tại. Tuy nhiên, quy định này của Luật Doanh nghiệp 2014 chắc chắn sẽ không được các doanh nghiệp hưởng ứng một cách nhiệt tình, bởi doanh nghiệp khó tránh khỏi tâm lý lo ngại rằng, khi kinh doanh các ngành nghề này mà xảy ra tranh chấp thì Nhà nước có thụ lý để giải quyết, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay không? Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra quy định, theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có tòa án, không được quyền từ chối giải quyết các vụ việc dân sự với lý do không có điều luật để áp dụng (khoản 2, Điều 14). Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, tức là đã góp phần bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua sự cam kết của Nhà nước rằng, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả khi không có điều luật để quy định, nhưng nếu doanh nghiệp đã tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp pháp, đem lại lợi ích cho mình và cho xã hội, thì quyền và lợi ích của họ cũng sẽ được Nhà nước bảo hộ bằng mọi biện pháp.
- Thứ hai, Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận cơ chế mới trong việc bảo vệ quyền dân sự, theo đó, trong nhiều trường hợp, các quyết định hành chính còn có thể được xem xét lại theo thủ tục tư pháp tại tòa án.
- Thứ ba, Bộ luật Dân sự 2015 bảo vệ sự công bằng, chống lại sự bất công trong các giao dịch dân sự, qua đó góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ khóa » Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Hiến Pháp Là Gì
-
Chủ Thể, Khách Thể, Nội Dung Của Quan Hệ Luật Hiến Pháp? Ví Dụ?
-
Quan Hệ Pháp Luật Luật Hiến Pháp - Dân Kinh Tế
-
Quan Hệ Pháp Luật Hiến Pháp Việt Nam - HILAW.VN
-
Khái Niệm Và Hệ Thống Ngành Luật Hiến Pháp Nước Ngoài ?
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Là Ai?
-
More Content - Facebook
-
Luật Hiến Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quan Hệ Pháp Luật Là Gì? Yếu Tố Cấu Thành Quan Hệ Pháp Luật?
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Hiến Pháp - 123doc
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Chủ Thể Là Gì? Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Theo BLDS?
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-
Phương Pháp điều Chỉnh Của Luật Hiến Pháp Nhanh - Luật Sư X