Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sơ đồ cổng
- Thư điện tử
- Thông tin điều hành
- Thủ tục hành chính
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Số liệu thống kê
- Phản ánh kiến nghị
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Thư điện tử
- Chuyên Mục
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo Bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của Đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
prev2 next2 Xem tất cả - Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
- Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- Nỗ lực rút ngắn thời gian soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn luật
- Quy định của Bộ luật Hình sự về vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
- Hòa giải viên giỏi
- Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
- 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
- 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
- Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
- Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Nghiên cứu trao đổi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và một số vướng mắc cần được hướng dẫnBộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 có rất nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện so với BLTTHS năm 2003. Trong đó, một điểm mới quan trọng là BLTTHS năm 2015 đã phân định mạch lạc, chính xác các giai đoạn tố tụng; quy định đầy đủ, cụ thể trình tự, thủ tục các hoạt động tố tụng trong mỗi giai đoạn. Chẳng hạn, như Điều 163 BLTTHS năm 2003, chỉ quy định về đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Theo đó, tại khoản 2 của Điều này quy định các trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, mà không có quy định khi căn cứ tạm đình chỉ không còn thì việc tiếp tục giải quyết vụ án được thực hiện như thế nào? (thẩm quyền phục hồi, thời hạn, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn...). Điều này dẫn đến vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án khi Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ. Ví dụ: Trong vụ án có nhiều bị can, sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, đề nghị Viện kiểm sát truy tố, một bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu. Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã và ra quyết định tạm đình chỉ đối với bị can đó, đồng thời ra bản cáo trạng, truy tố các bị can còn lại để xét xử theo thủ tục chung. Một thời gian sau, bị can đã bỏ trốn ra đầu thú, theo nguyên tắc chung thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ, nên Viện kiểm sát sẽ ra quyết định phục hồi vụ án đối với bị can. Như vậy, thời hạn giải quyết khi phục hồi vụ án đối với bị can trong trường hợp này như thế nào? Viện kiểm sát có cần trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiến hành thêm một số hoạt động điều tra trước khi ra cáo trạng truy tố bị can không? (Ví dụ: yêu cầu tra cứu, hỏi cung bị can, xác minh trong thời gian bị can trốn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội khác hay không....?). Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với bị can khi phục hồi vụ án được thực hiện theo quy định nào? (về thẩm quyền, thời hạn...) BLTTHS năm 2015 đã giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc nêu trên. Ngoài việc quy định các căn cứ Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án, Điều 249 BLTTHS năm 2015 bổ sung một điều luật quy định về việc “Phục hồi vụ án” . Theo đó, khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn quyết định việc truy tố khi phục hồi vụ án được tính theo thủ tục chung (theo thời hạn truy tố nói chung), kể từ ngày Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án. Viện kiểm sát quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với bị can, trường hợp cần tạm giam thì thời hạn tạm giam không được quá thời hạn truy tố. Bên cạnh đó, Điều 236[1] BLTTHS năm 2015 cũng quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố. Đây là căn cứ để Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố (như hỏi cung bị can, xác minh trong quá trình bị can bỏ trốn có vi phạm pháp luật, phạm tội khác hay không...). Trường hợp cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện, xác định bị can còn phạm tội khác chưa được khởi tố, điều tra, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã khắc phục triệt để vướng mắc, bất cập trong quy định về tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố so với BLTTHS năm 2003. Là cơ sở pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố nói chung và trong việc giải quyết các vụ án tạm đình chỉ trong giai đoạn truy tố nói riêng. Đảm bảo sự công khai, minh bạch, thống nhất trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, từ thực tiễn và qua nghiên cứu người viết cũng thấy rằng còn có một số nội dung quy định khác, vẫn chưa thật rõ ràng, dễ dẫn đến những cách hiểu khác nhau, từ đó, sẽ thiếu thống nhất trong áp dụng, cụ thể: Thứ nhất: Tại điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015 có giải thích vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Vậy thế nào là xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng? thì lại không được giải thích trong khi việc giải thích này là rất cần thiết. Điều 245 BLTTHS năm 2015 quy định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố; Điều 280 BLTTHS năm 2015 quy định trả hồ sơ điều tra bổ sung giai đoạn xét xử. Mà theo đó, điểm d khoản 1 của hai điều luật này đều ghi nhận trường hợp vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2010/ TTLT- VKSNDTC- BCA- TANDTC ngày 27/8/2010, hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (viết tắt Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT), có quy định về vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, như sau: “1. “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. 2. Những trường hợp sau đây được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự: a) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của BLTTHS phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng đã không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền; b) Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS; c) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ; d) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của BLTTHS; đ) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không có căn cứ và trái với quy định tại Điều 117 của BLTTHS; e) Không giao các lệnh, quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo; g) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của người có hành vi phạm tội (tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo); h) Không có người phiên dịch cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 61 của BLTTHS; i) Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 42, Điều 60 và Điều 61 của BLTTHS; k) Việc điều tra, thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự; l) Chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án; m) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền phân công điều tra vụ án cụ thể; n) Có căn cứ để xác định có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; o) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của họ; p) Những trường hợp khác được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này nhưng phải ghi rõ trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.” Theo tác giả, việc nhà làm luật đã sử dụng khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT để giải thích cho cụm từ “vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” (điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015) là hợp lý, thì cũng cần thiết chọn lọc ra những tình tiết thuộc khoản 2 của Điều này để liệt kê cho cả những trường hợp bị coi là xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, vì nếu như chỉ dừng lại với quy định trên thì chắc chắn rằng trong thực tiễn áp dụng sẽ gặp nhiều khó khăn do không thống nhất chung về nhận thức. Trong khi đó, thực tiễn áp dụng Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT thời gian qua, cho thấy là rất phù hợp, đáp ứng đầy đủ những vướng mắc từ hoạt động tiến hành tố tụng đặt ra. Do đó, để BLTTHS năm 2015 áp dụng vào thực tiễn được thuận lợi hơn, tránh những vướng mắc phát sinh như đã từng vướng mắc khi áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2003, cơ quan liên ngành tư pháp trung ương ban hành văn bản hướng dẫn rõ hơn các trường hợp “xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.”. Theo quan điểm của tác giả, những trường hợp sau đây, được coi là xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo về tội có khung hình phạt cao nhất đến 20 năm được quy định tại BLHS năm 2015; Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; -Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ; -Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của BLTTHS năm 2015; - Không giao các lệnh, quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo; - Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của người có hành vi phạm tội (tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo); - Không có người phiên dịch cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 70 của BLTTHS năm 2015; - Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 49; khoản 5 Điều 68; khoản 4 Điều 70 BLTTHS năm 2015; -Việc điều tra, thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự; -Chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án; -Có căn cứ để xác định có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; -Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của họ; Thứ hai: Quy định về thủ tục đăng ký bào chữa. Theo Điều 78 BLTTHS năm 2015. “1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. 2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ: a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội; b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực. 3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ: a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân; b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. 4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản. 5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp: a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này; b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa. 6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp: a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. 7. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này; b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa. Như vậy, theo điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 78 này thì khi đăng ký bào chữa, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 24 giờ cơ quan có thẩm quyền phải vào sổ đăng ký và thông báo cho Luật sư. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa theo quy định của khoản 3, Điều 75 BLTTHS 2015. Với các quy định như trên, trường hợp thuận lợi, trong 24 giờ cơ quan tiến hành tố tụng có thể tiếp nhận thủ tục điều kiện bào chữa, sau đó vào nhà tạm giữ, trại tạm giam gặp hỏi người bị buộc tội và quy định điều kiện bào chữa, thông báo cho người bào chữa. Tuy nhiên, đối với trường hợp các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương thụ lý giải quyết, cơ quan tiến hành tố tụng ở phía Bắc, nhưng người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam ở Trại tạm giam phía Nam thì việc gặp hỏi để lấy ý kiến người bị buộc tội về sự đồng ý hay không đồng ý nhờ Luật sư bào chữa, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng vào sổ đăng ký và thông báo cho người đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ là không thể thực hiện. Do đó, để đảm bảo thời hạn luật định thì sau khi Luật sư đăng ký bào chữa, cơ quan tiến hành tố tụng sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ thì vào sổ đăng ký và thông báo cho người bào chữa, rồi hỏi ý kiến của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nếu người bị buộc tội đồng ý nhờ Luật sư bào chữa thì để nguyên. Nếu người buộc tội không đồng ý nhờ Luật sư bào chữa thì Cơ quan tiến hành tố tụng lại phải ra Quyết định hủy bỏ việc đăng ký bào chữa đối với Luật sư đã đăng ký bào chữa đồng thời ra thông báo cho Luật sư bào chữa biết. Vì vậy, để đảm bảo BLTTHS năm 2015 được thi hành trong thực tế không có sự vướng mắc, đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để có văn bản hướng dẫn về vấn đề này, vừa bảo đảm đúng quy định pháp luật, vừa thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật. Thứ ba: Khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015, quy định:“ Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà”. Tuy nhiên, sẽ là rất khó khăn khi giải quyết tình huống phát sinh từ quy định này. Cụ thể: Chẳng hạn: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện X nhận được đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự của anh Nguyễn Văn A đối với Trần Văn B về hành vi dùng dao chém anh A, tỉ lệ tổn thương cơ thể 5%. Sau quá trình xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện X đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với B về tội “Cố ý gây thương tích”. Trong quá trình điều tra, anh A vắng mặt tại nơi cư trú (không xác định được đang ở đâu), vì vậy, Cơ quan điều tra không lấy được lời khai của anh A sau khi khởi tố. Trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra đã thông báo cho gia đình anh A biết và niêm yết tại nơi cư trú, thông báo trên báo, đài phát thanh 03 số nhưng cũng không có thông tin gì của anh A. Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố đối với B. Viện kiểm sát đã ban hành Cáo trạng truy tố đối với B và chuyển hồ sơ sang Tòa án. Quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND huyện X (quyết định này đã được niêm yết tại chỗ ở của anh A và thông báo trên báo, đài phát thanh). Phiên tòa mở lần thứ nhất anh A vắng mặt nên Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Phiên tòa mở lần thứ hai anh A vẫn vắng mặt, vì vậy vụ án đã phát sinh những quan điểm giải quyết khác nhau. +Quan điểm thứ nhất cho rằng: Do đây là vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại nên theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015 thì bị hại bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa để trình bày lời buộc tội. Việc vắng mặt của bị hại sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ cũng như quyền lợi của bị cáo trong vấn đề về trách nhiệm hình sự, dân sự. Vì vậy trong trường hợp này Hội đồng xét xử phải ra quyết định tạm đình chỉ xét xử vụ án, khi nào bị hại có mặt tham gia tố tụng, vụ án sẽ được tiếp tục xét xử. +Quan điểm thứ hai: Bị hại đã có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trước khi Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, đồng thời trong suốt giai đoạn kết thúc điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thông báo cho gia đình của bị hại biết và niêm yết công khai tại địa chỉ nơi cư trú, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quyết định tố tụng, nhưng bị hại cũng không có mặt theo các giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng huyện X, điều này đồng nghĩa với việc A từ bỏ quyền buộc tội và quyền yêu cầu bồi thường dân sự. Vì vậy trong trường hợp này, sau khi đã hoãn phiên tòa lần thứ nhất, đến phiên tòa lần thứ hai nếu bị hại vẫn vắng mặt không có lý do thì Hội đồng xét xử có thể coi như bị hại đã từ bỏ các quyền về tố tụng của họ, từ đó, có thể quyết định đình chỉ vụ án theo Điều 282 BLTTHS năm 2015. +Quan điểm thứ hai cho rằng: Trước khi khởi tố vụ án bị hại đã có lời khai về diễn biến vụ án và đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với B. Đây là những tài liệu chứng cứ được thu thập một cách khách quan, hợp pháp vì vậy cần phải được ghi nhận. Tại phiên tòa lần hai nếu người bị hại là anh A vẫn vắng mặt thì Hội đồng xét xử có thể công bố Đơn yêu cầu khởi tố vụ án của anh A và xem đây như là việc bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa đối với bị cáo. Về vấn đề bồi thường dân sự có thể tách ra theo quy định tại Điều 30 BLTTHS năm 2015, khi nào bị hại có yêu cầu sẽ xem xét giải quyết sau theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử nếu người bị hại vắng mặt không có lý do tại phiên tòa lần 2. +Quan điểm thứ ba: Cũng là quan điểm của người viết, đó là, trước khi khởi tố vụ án bị hại đã có lời khai về diễn biến vụ án và đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với B. Đây là những tài liệu chứng cứ được thu thập một cách khách quan, hợp pháp vì vậy cần phải được ghi nhận. Tại phiên tòa lần hai nếu bị hại là anh A vẫn vắng mặt thì Hội đồng xét xử có thể công bố Đơn yêu cầu khởi tố vụ án của anh A và xem đây như là việc bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa đối với bị cáo. Về vấn đề bồi thường dân sự có thể tách ra theo quy định tại Điều 30 BLTTHS năm 2015, khi nào bị hại có yêu cầu sẽ xem xét giải quyết sau theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử nếu bị hại vắng mặt không có lý do tại phiên tòa lần thứ hai. Tuy nhiên để pháp luật được áp dụng thống nhất, rất mong được các cơ quan tư pháp trung ương hướng dẫn về vấn đề đã nêu. Võ Văn Trung [1]Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố 1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. 2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết. 3. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra. 4. Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra. 5. Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung. 6. Quyết định tách, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 7. Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. 8. Quyết định truy tố. 9. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can. 10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật này. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và một số vướng mắc cần được hướng dẫn 10/11/2016 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 có rất nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện so với BLTTHS năm 2003. Trong đó, một điểm mới quan trọng là BLTTHS năm 2015 đã phân định mạch lạc, chính xác các giai đoạn tố tụng; quy định đầy đủ, cụ thể trình tự, thủ tục các hoạt động tố tụng trong mỗi giai đoạn. Chẳng hạn, như Điều 163 BLTTHS năm 2003, chỉ quy định về đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Theo đó, tại khoản 2 của Điều này quy định các trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, mà không có quy định khi căn cứ tạm đình chỉ không còn thì việc tiếp tục giải quyết vụ án được thực hiện như thế nào? (thẩm quyền phục hồi, thời hạn, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn...). Điều này dẫn đến vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án khi Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ. Ví dụ: Trong vụ án có nhiều bị can, sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, đề nghị Viện kiểm sát truy tố, một bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu. Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã và ra quyết định tạm đình chỉ đối với bị can đó, đồng thời ra bản cáo trạng, truy tố các bị can còn lại để xét xử theo thủ tục chung. Một thời gian sau, bị can đã bỏ trốn ra đầu thú, theo nguyên tắc chung thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ, nên Viện kiểm sát sẽ ra quyết định phục hồi vụ án đối với bị can. Như vậy, thời hạn giải quyết khi phục hồi vụ án đối với bị can trong trường hợp này như thế nào? Viện kiểm sát có cần trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiến hành thêm một số hoạt động điều tra trước khi ra cáo trạng truy tố bị can không? (Ví dụ: yêu cầu tra cứu, hỏi cung bị can, xác minh trong thời gian bị can trốn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội khác hay không....?). Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với bị can khi phục hồi vụ án được thực hiện theo quy định nào? (về thẩm quyền, thời hạn...) BLTTHS năm 2015 đã giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc nêu trên. Ngoài việc quy định các căn cứ Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án, Điều 249 BLTTHS năm 2015 bổ sung một điều luật quy định về việc “Phục hồi vụ án” . Theo đó, khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn quyết định việc truy tố khi phục hồi vụ án được tính theo thủ tục chung (theo thời hạn truy tố nói chung), kể từ ngày Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án. Viện kiểm sát quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với bị can, trường hợp cần tạm giam thì thời hạn tạm giam không được quá thời hạn truy tố. Bên cạnh đó, Điều 236[1] BLTTHS năm 2015 cũng quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố. Đây là căn cứ để Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố (như hỏi cung bị can, xác minh trong quá trình bị can bỏ trốn có vi phạm pháp luật, phạm tội khác hay không...). Trường hợp cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện, xác định bị can còn phạm tội khác chưa được khởi tố, điều tra, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã khắc phục triệt để vướng mắc, bất cập trong quy định về tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố so với BLTTHS năm 2003. Là cơ sở pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố nói chung và trong việc giải quyết các vụ án tạm đình chỉ trong giai đoạn truy tố nói riêng. Đảm bảo sự công khai, minh bạch, thống nhất trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, từ thực tiễn và qua nghiên cứu người viết cũng thấy rằng còn có một số nội dung quy định khác, vẫn chưa thật rõ ràng, dễ dẫn đến những cách hiểu khác nhau, từ đó, sẽ thiếu thống nhất trong áp dụng, cụ thể: Thứ nhất: Tại điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015 có giải thích vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Vậy thế nào là xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng? thì lại không được giải thích trong khi việc giải thích này là rất cần thiết. Điều 245 BLTTHS năm 2015 quy định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố; Điều 280 BLTTHS năm 2015 quy định trả hồ sơ điều tra bổ sung giai đoạn xét xử. Mà theo đó, điểm d khoản 1 của hai điều luật này đều ghi nhận trường hợp vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2010/ TTLT- VKSNDTC- BCA- TANDTC ngày 27/8/2010, hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (viết tắt Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT), có quy định về vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, như sau: “1. “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. 2. Những trường hợp sau đây được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự: a) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của BLTTHS phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng đã không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền; b) Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS; c) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ; d) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của BLTTHS; đ) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không có căn cứ và trái với quy định tại Điều 117 của BLTTHS; e) Không giao các lệnh, quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo; g) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của người có hành vi phạm tội (tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo); h) Không có người phiên dịch cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 61 của BLTTHS; i) Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 42, Điều 60 và Điều 61 của BLTTHS; k) Việc điều tra, thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự; l) Chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án; m) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền phân công điều tra vụ án cụ thể; n) Có căn cứ để xác định có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; o) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của họ; p) Những trường hợp khác được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này nhưng phải ghi rõ trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.” Theo tác giả, việc nhà làm luật đã sử dụng khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT để giải thích cho cụm từ “vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” (điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015) là hợp lý, thì cũng cần thiết chọn lọc ra những tình tiết thuộc khoản 2 của Điều này để liệt kê cho cả những trường hợp bị coi là xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, vì nếu như chỉ dừng lại với quy định trên thì chắc chắn rằng trong thực tiễn áp dụng sẽ gặp nhiều khó khăn do không thống nhất chung về nhận thức. Trong khi đó, thực tiễn áp dụng Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT thời gian qua, cho thấy là rất phù hợp, đáp ứng đầy đủ những vướng mắc từ hoạt động tiến hành tố tụng đặt ra. Do đó, để BLTTHS năm 2015 áp dụng vào thực tiễn được thuận lợi hơn, tránh những vướng mắc phát sinh như đã từng vướng mắc khi áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 BLTTHS năm 2003, cơ quan liên ngành tư pháp trung ương ban hành văn bản hướng dẫn rõ hơn các trường hợp “xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.”. Theo quan điểm của tác giả, những trường hợp sau đây, được coi là xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng: -Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo về tội có khung hình phạt cao nhất đến 20 năm được quy định tại BLHS năm 2015; Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; -Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ; -Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của BLTTHS năm 2015; - Không giao các lệnh, quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo; - Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của người có hành vi phạm tội (tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo); - Không có người phiên dịch cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 70 của BLTTHS năm 2015; - Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 49; khoản 5 Điều 68; khoản 4 Điều 70 BLTTHS năm 2015; -Việc điều tra, thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự; -Chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án; -Có căn cứ để xác định có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; -Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của họ; Thứ hai: Quy định về thủ tục đăng ký bào chữa. Theo Điều 78 BLTTHS năm 2015. “1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. 2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ: a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội; b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực. 3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ: a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân; b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. 4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản. 5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp: a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này; b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa. 6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp: a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. 7. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này; b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa. Như vậy, theo điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 78 này thì khi đăng ký bào chữa, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 24 giờ cơ quan có thẩm quyền phải vào sổ đăng ký và thông báo cho Luật sư. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa theo quy định của khoản 3, Điều 75 BLTTHS 2015. Với các quy định như trên, trường hợp thuận lợi, trong 24 giờ cơ quan tiến hành tố tụng có thể tiếp nhận thủ tục điều kiện bào chữa, sau đó vào nhà tạm giữ, trại tạm giam gặp hỏi người bị buộc tội và quy định điều kiện bào chữa, thông báo cho người bào chữa. Tuy nhiên, đối với trường hợp các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương thụ lý giải quyết, cơ quan tiến hành tố tụng ở phía Bắc, nhưng người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam ở Trại tạm giam phía Nam thì việc gặp hỏi để lấy ý kiến người bị buộc tội về sự đồng ý hay không đồng ý nhờ Luật sư bào chữa, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng vào sổ đăng ký và thông báo cho người đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ là không thể thực hiện. Do đó, để đảm bảo thời hạn luật định thì sau khi Luật sư đăng ký bào chữa, cơ quan tiến hành tố tụng sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ thì vào sổ đăng ký và thông báo cho người bào chữa, rồi hỏi ý kiến của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nếu người bị buộc tội đồng ý nhờ Luật sư bào chữa thì để nguyên. Nếu người buộc tội không đồng ý nhờ Luật sư bào chữa thì Cơ quan tiến hành tố tụng lại phải ra Quyết định hủy bỏ việc đăng ký bào chữa đối với Luật sư đã đăng ký bào chữa đồng thời ra thông báo cho Luật sư bào chữa biết. Vì vậy, để đảm bảo BLTTHS năm 2015 được thi hành trong thực tế không có sự vướng mắc, đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để có văn bản hướng dẫn về vấn đề này, vừa bảo đảm đúng quy định pháp luật, vừa thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật. Thứ ba: Khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015, quy định:“ Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà”. Tuy nhiên, sẽ là rất khó khăn khi giải quyết tình huống phát sinh từ quy định này. Cụ thể: Chẳng hạn: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện X nhận được đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự của anh Nguyễn Văn A đối với Trần Văn B về hành vi dùng dao chém anh A, tỉ lệ tổn thương cơ thể 5%. Sau quá trình xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện X đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với B về tội “Cố ý gây thương tích”. Trong quá trình điều tra, anh A vắng mặt tại nơi cư trú (không xác định được đang ở đâu), vì vậy, Cơ quan điều tra không lấy được lời khai của anh A sau khi khởi tố. Trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra đã thông báo cho gia đình anh A biết và niêm yết tại nơi cư trú, thông báo trên báo, đài phát thanh 03 số nhưng cũng không có thông tin gì của anh A. Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố đối với B. Viện kiểm sát đã ban hành Cáo trạng truy tố đối với B và chuyển hồ sơ sang Tòa án. Quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND huyện X (quyết định này đã được niêm yết tại chỗ ở của anh A và thông báo trên báo, đài phát thanh). Phiên tòa mở lần thứ nhất anh A vắng mặt nên Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Phiên tòa mở lần thứ hai anh A vẫn vắng mặt, vì vậy vụ án đã phát sinh những quan điểm giải quyết khác nhau. +Quan điểm thứ nhất cho rằng: Do đây là vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại nên theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015 thì bị hại bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa để trình bày lời buộc tội. Việc vắng mặt của bị hại sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ cũng như quyền lợi của bị cáo trong vấn đề về trách nhiệm hình sự, dân sự. Vì vậy trong trường hợp này Hội đồng xét xử phải ra quyết định tạm đình chỉ xét xử vụ án, khi nào bị hại có mặt tham gia tố tụng, vụ án sẽ được tiếp tục xét xử. +Quan điểm thứ hai: Bị hại đã có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trước khi Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, đồng thời trong suốt giai đoạn kết thúc điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thông báo cho gia đình của bị hại biết và niêm yết công khai tại địa chỉ nơi cư trú, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quyết định tố tụng, nhưng bị hại cũng không có mặt theo các giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng huyện X, điều này đồng nghĩa với việc A từ bỏ quyền buộc tội và quyền yêu cầu bồi thường dân sự. Vì vậy trong trường hợp này, sau khi đã hoãn phiên tòa lần thứ nhất, đến phiên tòa lần thứ hai nếu bị hại vẫn vắng mặt không có lý do thì Hội đồng xét xử có thể coi như bị hại đã từ bỏ các quyền về tố tụng của họ, từ đó, có thể quyết định đình chỉ vụ án theo Điều 282 BLTTHS năm 2015. +Quan điểm thứ hai cho rằng: Trước khi khởi tố vụ án bị hại đã có lời khai về diễn biến vụ án và đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với B. Đây là những tài liệu chứng cứ được thu thập một cách khách quan, hợp pháp vì vậy cần phải được ghi nhận. Tại phiên tòa lần hai nếu người bị hại là anh A vẫn vắng mặt thì Hội đồng xét xử có thể công bố Đơn yêu cầu khởi tố vụ án của anh A và xem đây như là việc bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa đối với bị cáo. Về vấn đề bồi thường dân sự có thể tách ra theo quy định tại Điều 30 BLTTHS năm 2015, khi nào bị hại có yêu cầu sẽ xem xét giải quyết sau theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử nếu người bị hại vắng mặt không có lý do tại phiên tòa lần 2. +Quan điểm thứ ba: Cũng là quan điểm của người viết, đó là, trước khi khởi tố vụ án bị hại đã có lời khai về diễn biến vụ án và đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với B. Đây là những tài liệu chứng cứ được thu thập một cách khách quan, hợp pháp vì vậy cần phải được ghi nhận. Tại phiên tòa lần hai nếu bị hại là anh A vẫn vắng mặt thì Hội đồng xét xử có thể công bố Đơn yêu cầu khởi tố vụ án của anh A và xem đây như là việc bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa đối với bị cáo. Về vấn đề bồi thường dân sự có thể tách ra theo quy định tại Điều 30 BLTTHS năm 2015, khi nào bị hại có yêu cầu sẽ xem xét giải quyết sau theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử nếu bị hại vắng mặt không có lý do tại phiên tòa lần thứ hai. Tuy nhiên để pháp luật được áp dụng thống nhất, rất mong được các cơ quan tư pháp trung ương hướng dẫn về vấn đề đã nêu. Võ Văn Trung [1] Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố 1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. 2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết. 3. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra. 4. Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra. 5. Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung. 6. Quyết định tách, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 7. Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. 8. Quyết định truy tố. 9. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can. 10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật này. In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác - Một số chế định về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 (10/11/2016)
- Pháp luật về doanh nghiệp hiện hành, một số quy định còn vướng (08/11/2016)
- Bàn về một số định hướng trong việc thực hiện PL về đăng ký QSD đất, TS gắn liền với đất (07/11/2016)
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng (04/11/2016)
- Hạn chế quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp năm 2014 (02/11/2016)
- Biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị (31/10/2016)
- Tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 và kiến nghị (28/10/2016)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản pháp luật chuyên ngành
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Thông tin thống kê
- Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
- Liên hệ
- RSS
- Thư viện file
Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.
Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.
Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.