Bộ Ly Hợp ô Tô? Cách Nhả Bộ Ly Hợp ô Tô Tải An Toàn - ISUZU HN
Có thể bạn quan tâm
Bộ ly hợp ô tô là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ loại xe tải. Đây là bộ phận được nằm trong hệ thống truyền lực. Bộ phận này có nhiệm vụ truyền động và ngắt truyền động từ động cơ khi cần. Khi động cơ được hoạt động thì trục khuỷu sẽ được quay liên tục. Chính vì thế nên nếu kết nối trực tiếp thì động cơ với cầu dẫn động. Lúc đó thì xe tải sẽ di chuyển. Vậy cấu tạo ly hợp ô tô là gì?. Nguyên lý làm việc của ly hợp ô tô như nào?. Công dụng ly hợp của xe ô tô là như nào?. Hãy cùng isuzuhn tìm hiểu nhé!.
Mục Lục
- 1 Tìm hiểu về bộ ly hợp xe tải isuzu
- 1.1 Cấu tạo của ly hợp
- 1.2 Công dụng ly hợp của xe ô tô
- 1.3 Nguyên lý làm việc của ly hợp ô tô
- 2 Cách nhả bộ ly hợp ô tô tải an toàn
- 3 Giá bộ ly hợp ô tô khi thay hết bao nhiêu tiền
Tìm hiểu về bộ ly hợp xe tải isuzu
Bộ ly hợp ô tô hay còn gọi là côn xe. Đây là cầu nối giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động. Bộ côn xe tải có vai trò rất quan trọng. Trong việc di chuyển và điều khiển chiếc xe khi lưu thông. Vậy cấu tạo ly hợp ô tô và nguyên lý làm việc của ly hợp ô tô như nào?. Hãy cùng tìm hiểu nhé!.
Cấu tạo của ly hợp
Cấu tạ của côn xe gồm 3 phần chính như sau:
+ Phần chủ động gồm: bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép và giá đỡ lên vỏ ly hợp.
+ Phần bị động gồm: đĩa ma sát và trục bị động
+ Cơ cấu điều khiển dùng để ngắt ly hợp khi cần, gồm có: bàn đạp côn xe tải, thanh nối, khớp trượt, các cần bẩy và các lò ép.
Công dụng ly hợp của xe ô tô
Côn xe ô tô tải hay còn được gọi với cái tên khác là bộ ly hợp. Nhưng có nhiều người vẫn thường thắc mắc ly hợp trên ô tô có nhiệm vụ gì?. Đây là bộ phận sẽ phát huy tác dụng khi động cơ xe đang hoạt động. Kể cả khi xe đang dừng bánh, tay xe đang ở số 0 thì trục khuỷu đều vẫn quay.
Nếu như không có côn ô tô thì bánh xe sẽ gắn trực tiếp vào phần động cơ. Như vậy có nghĩa là khi động cơ xe hoạt động thì bánh xe sẽ chạy hoặc khi động cơ dừng thì bánh cũng sẽ dừng. Nếu như vậy thì việc di chuyển sẽ trở nên vô cùng bất tiện
Do đó, với sự có mặt của bộ côn xe tải thì việc động cơ vẫn hoạt động dù cho xe dừng hay chạy, nhanh hay chậm đều vẫn thực hiện được.
Chính vì vậy, ta có thể kết luận rằng lá côn xe tải là bộ phận có tác dụng ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe. Việc ngắt côn xe tải sẽ cho phép tài xế tăng giảm số hoặc dừng xe mà động cơ vẫn hoạt động.
Nguyên lý làm việc của ly hợp ô tô
Sau đây là nguyên lý làm việc của hệ thống ly hợp xe ô tô tải:
Trong hình ảnh trên là 2 trục với bánh đà. Một trục đang quay là trục nối với phần động cơ. Trục còn lại nối thì được với bánh xe thông qua hệ thống trung gian là hộp số và cầu truyền động. Khi tài xế đạp chân côn thì 2 bánh đà sẽ tách rời nhau. Khi đó chỉ trục động cơ quay và trục còn lại sẽ ngừng quay.
Khi nhả chân côn, 2 bánh đà sẽ ép sát chặt vào. Lực ma sát làm cho trục kia cũng quay theo. Nhờ đó mà bánh xe mới chuyển động. Như vậy, hoạt động chính của bộ côn xe tải được thực hiện thông qua trạng thái khi 2 bánh đà ép vào nhau (truyền động) hoặc tách rời nhau (ngắt truyền động)
Tuy trên thực tế, cấu tạo và hoạt động của bộ ly hợp xe tải bao gồm nhiều chi tiết phức tạp hơn. Nhưng về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của chúng được mô phỏng theo tiêu chuẩn như trên. Khi đã nắm rõ được nguyên lý côn xe ô tô, thì việc sử dụng và biết cách nhả chân côn sẽ vô cùng đơn giản và dễ dàng.
Cách nhả bộ ly hợp ô tô tải an toàn
Việc sử dụng chân côn xe tải thành thạo sẽ giúp tài xế thực hiện tốt trong quá trình điều khiển xe như: Khởi hành và dừng xe, tăng giảm số hoặc đề-pa trên dốc.
Khi bắt đầu tập đạp và nhả chân côn, tải xế cần chuẩn bị sẵn sàng: Xe đã nổ máy, hạ hết phanh tay, thắt dây an toàn, và ghế đã được điều chỉnh phù hợp để có thể đạp hết côn mà không bị với…
Sau đó, ta có thể bắt đầu thực hiện sử dụng chân côn theo các bước như sau:
+ Đạp hết chân côn rồi vào số 1
+ Nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn. Để sao cho vòng tua lên khoảng 1000 vòng/phút
+ Chú ý quan sát phía trước và xung quanh để đảm bảo an toàn
+ Nhả nhẹ và từ từ chân côn ra
+ Khi côn bắt đầu bám, xe sẽ hơi rung rung nhẹ và bắt đầu từ từ chuyển động. Mỗi xe tải sẽ có điểm bám côn nhất định. Và thường là vị trí khi bạn nhả được khoảng ⅓ hành trình.
Giá bộ ly hợp ô tô khi thay hết bao nhiêu tiền
Sau một thời gian hoạt động thì côn xe ô tô sẽ bị mòn và xuống cấp. Nếu như không kịp thay mới có thể sẽ khiến cho các bộ phận khác cũng bị hư hỏng theo. Gây khó khăn cho việc vận hành và lưu thông xe tải
Ngoài thì thì còn một số bệnh về côn xe tải khác thường hay gặp mà các tài xế cần nên biết. Để có giải pháp xử lý và thay mới kịp thời. Nhằm đảm bảo an toàn tối đa khi điều khiển xe
Và câu hỏi đặt ra ở đây là thay côn xe ô tô bao nhiêu tiền? Việc sửa chữa ly hợp ô tô cần thay một số các phụ tùng kèm theo như vòng bi ở trong hộp số, đĩa côn, bàn áp đĩa côn hoặc phớt chặn dầu… Bởi vậy mà sẽ tùy thuộc vào từng loại phụ tùng được thay mà giá thay côn xe tải sẽ có sự khác nhau.
Nhìn chung, về cơ bản thì chi phí thay côn xe ô tô tải sẽ dao động phổ biến từ 7 triệu đến 9 triệu tùy vào mỗi dòng xe. Và để cập nhật được chính xác nhất về dịch vụ thay côn xe ô tô bao nhiêu tiền cho từng loại phụ tùng. Thì bạn có thể tham khảo và tìm hiểu chi tiết tại Bảng giá phụ tùng xe tải Isuzu đầy đủ nhất. Từ đó để có thể dự tính được chính xác về chi phí bảo dưỡng và sửa chữa côn xe tải isuzu.
Rate this postTừ khóa » Công Dụng Ly Hợp Côn Của Xe ô Tô
-
Cấu Tạo Và Sửa Chữa Xe P3 - 600 Câu Hỏi Thi GPLX - Đào Tạo Lái Xe
-
Hãy Nêu Công Dụng Ly Hợp (côn) Của Xe ô Tô? - Trắc Nghiệm Online
-
Hãy Nêu Công Dụng Ly Hợp (côn) Của Xe ô Tô?
-
Hãy Nêu Công Dụng Ly Hợp (côn) Của Xe ô Tô?
-
Hãy Nêu Công Dụng Ly Hợp (côn) Của Xe ô Tô?
-
Ly Hợp ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Côn Xe ô Tô
-
Tìm Hiểu Cơ Bản Về Các Loại Ly Hợp (côn) Trên ô Tô Và Các ... - XecoV
-
Hãy Nêu Công Dụng Ly Hợp (côn) Của Xe ô Tô?
-
Côn Xe Ô Tô Là Gì?
-
Côn Xe ô Tô, Các Bệnh Về Côn Và Những Nhất định Phải Biết
-
Bộ Ly Hợp ô Tô - Nguyên Lý Hoạt động Và Những điều Cần Biết
-
Tìm Hiểu Về Côn Xe ô Tô & Cách Sử Dụng để Lái Xe ô Tô Số Sàn An Toàn
-
Bộ Ly Hợp Trên Xe ô Tô Có Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Như Thế Nào?