Bo Mạch Chủ Là Gì? Hướng Dẫn Chọn Main Phù Hợp Cho PC

Chúng ta vẫn thường nghe nhắc rất nhiều đến bo mạch chủ (mainboard), tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bo mạch chủ là gì. Trên thực tế nếu coi CPU giống như bộ não của máy tính thì bo mạch chủ lại là xương sống giúp cho chiếc máy tính của bạn hoạt động một cách hiệu quả.

Khi tìm hiểu về bo mạch chủ sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được chiếc mainboard phù hợp, theo đúng như ý muốn. Trong bài viết dưới đây, Minh An sẽ chia sẻ cho bạn thông tin hữu ích về bo mạch chủ. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bo mạch chủ là gì? Mainboard là gì?

Bo mạch chủ là gì? Bo mạch chủ hay còn gọi là mainboard/ Motherboard (hay còn được gọi tắt là Mobo hoặc Main) là một bảng mạch in đóng vai trò liên kết các thiết bị thông qua các đầu cắm hoặc dây dẫn phù hợp. Nhờ có bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và phát huy tối đa công năng đạt tới hiệu quả như mong muốn của chiếc máy tính.

Bo mạch chủ là gì? Hướng dẫn chọn main phù hợp cho PC

Bo mạch chủ là gì?

Thực chất, người ta coi mainboard như một sản phẩm cung cấp các kết nối vật lý như khe cắm, mạch điện,… Việc kết nối và điều khiển sẽ do chip cầu bắc và cầu nam tiến hành thực hiện. Đây là trung tâm điều phối hoạt động chính của PC.

Trong ngành công nghiệp máy tính, thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến và là một từ danh riêng.  Mặc dù khác nhiều sản phẩm có bản mạch chính cũng có thể được gọi là “bo mạch chủ”, để tránh nhầm lẫn người ta thường gọi chúng là bo mạch chủ máy tính/ main máy tính, PC;… dễ dàng phân biệt hơn.

>> Tìm hiểu thêm:

  • Cấu hình máy tính là gì? Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết nhất
  • Top 8 bàn phím gaming tốt nhất được nhiều người tin dùng

Cấu tạo mainboard – Bo mạch chủ

Bo mạch chủ được cấu tạo gồm các thành phần chủ yếu như sau:

Đế cắm CPU

Đế cắm CPU còn được gọi là socket, là bộ phận lắp cố định chip vào bo mạch chủ. Các dòng chip sẽ thích hợp với mỗi loại bo mạch phù hợp khác nhau. Số socket càng lớn sẽ phù hợp với dòng chip hiện đại và ngược lại số socket càng nhỏ sẽ tương thích dễ dàng hơn với các chip cũ.

Ví dụ: Socket có số LGA 775 hoặc LGA 1156 thì dòng số điểm tiếp xúc tương ứng với CPU phù hợp.

Cấu tạo bo mạch chủ gồm nhiều khe cắm

Cấu tạo bo mạch chủ gồm nhiều khe cắm và các thành phần khác nhau

Chip cầu Bắc và chip cầu Nam

Hai chip này sẽ chịu trách nhiệm chính khi điều phối hoạt động của CPU và các linh kiện khác của máy tính. Chip cầu Bắc được biết đến với tên gọi MCH (Memory Controeer Hub). Nhiệm vụ của chip điều khiển trực tiếp các thành phần cần có tốc độ hoạt động nhanh như CPU, RAM và card đồ họa. Chip cầu Bắc còn có trách nhiệm trao đổi dữ liệu với chip cầu Nam.

Theo các chuyên gia cho biết, chip cầu Bắc là thành phần quan trọng nhất trong Mainboard. Đây là yếu tố quyết định giá thành cũng như chất lượng hoạt động của bo mạch chủ.

Chip cầu Nam có tên tiếng anh là I/O controller Hud (hay còn gọi tắt là ICH) là chip đảm nhận điều khiển các thiết bị tốc độ chậm như ổ cứng, USB, âm thanh,… Chip cầu Nam không kết nối trực tiếp với CPU như chip cầu Bắc mà nó thông qua chip cầu Bắc để liên kết với CPU.

Khe cắm mở rộng

Trên bo mạch chủ được thiết kế rất nhiều khe cắm mở rộng như card đồ họa, card rời. Tuy nhiên hiện nay, card đồ họa AGP đã không còn được sử dụng mà thay vào đó là PCI – express. Bởi lẽ, tốc độ truyền dữ liệu của PCI nhanh hơn và có hiệu suất tốt hơn rất nhiều.

Mainboard gồm nhiều khe cắm mở rộng để thực hiện kết nối thiết bị phần cứng

Mainboard gồm nhiều khe cắm mở rộng để thực hiện kết nối thiết bị phần cứng

Thêm vào đó, khe cắm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM cho các bạn đang có nhu cầu nâng cấp RAM. Tuy nhiên, hãy chú ý, nếu khe cắn đều cùng màu thì bo mạch chủ của bạn không hỗ trợ chạy song song Dual Channel. Ngược lại, nếu khác màu là có hỗ trợ.

Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ chạy chế độ Dual Channel với các dòng DDR2, DDR3, RAM sử dụng không nhất thích phải cùng một hãng sản xuất. Ngoài ra, nhiều mainboard hiện nay còn tích hợp cổng HDMI mang đến sự tiện lợi cho người dùng.

Hướng dẫn lựa mua bo mạch chủ phù hợp với máy tính

Sau khi đã biết bo mạch chủ là gì và các cổng kết nối của mainboard chắc hẳn các bạn đều phân vân khi lựa chọn một chiếc main phù hợp với chiếc máy tính của mình. Vậy căn cứ vào yếu tố nào để chọn lựa bo mạch chủ phù hợp nhất? Các bạn có thể dựa trên những điểm sau:

Lựa chọn socket phù hợp với CPU

Điều đầu tiên và rất quan trọng khi lựa chọn mua bo mạch chủ chính là độ tương thích với CPU. Socket trên từng loại bo mạch sẽ chỉ hoạt động hiệu quả với dòng chip mà nó hỗ trợ, ngoài ra không có sự ngoại lệ. Nếu chẳng may bạn mua phải main có socket không phù hợp với CPU thì máy tính sẽ không thể hoạt động được.

Ví dụ các CPU Intel thế hệ 10 hiện nay được thiết kế với chuẩn chân cắm socket LGA1200, người dùng không thể chọn mua các bo mạch chủ có chipset Z390 hay B365 trang bị đế cắm CPU socket LGA1151 được.

Nên lựa chọn bo mạch chủ có socket tương thích với CPU

Nên lựa chọn bo mạch chủ có socket tương thích với CPU để máy tính có thể hoạt động

Lựa chọn kích thước bo mạch chủ

Hiện nay, các dòng bo mạch chủ trên thị trường được chia thành 3 kích thước như:

  •  ATX: Kích thước lớn nhất, có nhiều cổng kết nối và khe cắm.
  •  Micro ATX: Kích thước nhỏ hơn 2.4 inch, ít khe cắm mở rộng hơn so với ATX.
  •  Mini ITX: Kích thước nhỏ nhất, chỉ có 1 khe cắm card đồ họa và ít đầu nối.

Các bạn nên nhớ rằng, kích thước bo mạch chủ càng nhỏ thì càng ít khe cắm mở rộng kết nối hơn. Căn cứ theo nhu cầu của bạn sẽ lựa chọn main phù hợp.

bo mạch chủ phổ biến là ATX, Micro ATX và Mini ITX

Hiện nay, có ba loại kích thước bo mạch chủ phổ biến là ATX, Micro ATX và Mini ITX

Thông thường, các mainboard đều trang bị 4 khe RAM, tuy nhiên chỉ có Mini ITX là có 2 khe. Vì vậy, nếu bạn muốn nâng cấp RAM của mình lên cao hơn thì Mini ITX không phải là sự lựa chọn phù hợp. Hơn nữa, có 2 khe cắm được sử dụng phổ biến hiện nay là khe PCIe x 1 (dành cho USB và ổ SATA) và khe PCle x 16 (dành cho card đồ họa, RAID, ổ cứng SSD).

Gợi ý tốt nhất cho các bạn chính là sử dụng mainboard ATX hoặc Micro ATX. Cả hai loại main này đều tích hợp khe cắm mở rộng x 16 và x 1 cho phép người dùng có thể cùng lúc kết nối nhiều thiết bị nhằm nâng cao độ mượt mà của máy tính.

sử dụng mainboard ATX hoặc Micro ATXsử dụng mainboard ATX hoặc Micro ATX

Nên ưu tiên lựa chọn và sử dụng mainboard ATX hoặc Micro ATX

Dựa trên ngân sách bạn có

Việc chuẩn bị ngân sách trước khi mua một chiếc mainboard là hoàn toàn cần thiết. Các bạn có thể mua những main giá rẻ, thường < 100$ hoạt động ổn định, tuy nhiên độ bền không cao. Hoặc có thể đầu tư main mới với giá trị khoảng 100$ nhưng ít cổng kết nối.

Hãy ưu tiên lựa chọn mainboard có hỗ trợ card wifi, cùng với các cổng kết nối tốc độ cao như USB 3.1 Gen 2, Thunderbolt 3 hỗ trợ công việc, nhu cầu giải trí. Ngân sách phù hợp để mua một chiếc mainboard thường khoảng 150$. Những main này mang đến cho bạn độ bền khi sử dụng cùng trải nghiệm tốt hơn khi dùng máy tính.

lựa chọn mainboard phù hợp cho máy tính

Dựa trên ngân sách của chính mình bạn nên lựa chọn mainboard phù hợp cho máy tính

Như vậy, Minh An Computer đã chia sẻ cho bạn biết bo mạch chủ là gì và những thông tin hữu ích khách. Đây là bộ phận quan trọng của máy tính, giúp cho việc vận hành máy một cách hiệu quả. Bởi vậy, khi lựa chọn mainboard các bạn nên có sự cân nhắc thật kỹ về chỉ số socket, khe cắm mở rộng và số tiền mình có để bỏ ra mua bo mạch chủ.

Từ khóa » Bo Mạch Chủ Nghĩa Là Gì