Bo Mạch Vang Số, Vang Cơ Rời điều Chỉnh âm Thanh Chất Lượng Nhất
Có thể bạn quan tâm
Vang cơ và vang số là những thiết bị âm thanh quen thuộc, chúng được sử dụng trong các hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu hoặc các dàn karaoke gia đình. Tuy nhiên để hiểu hết về vang không phải điều đơn giản khi chúng được tích hợp các mạch vang karaoke có kết cấu, nguyên lý phức tạp. Vậy chúng có đặc điểm cơ bản gì, cùng tìm hiểu ngay qua các thông tin dưới đây nhé.
Bo mạch vang số, vang cơ rời là gì?
Bo mạch vang số, vang cơ rời là mạch âm thanh tuyệt vời có thể được sử dụng để thêm hiệu ứng cho tín hiệu âm thanh đầu vào. Chúng kết hợp thêm nhiều hiệu ứng để tăng phần thú vị.
Chức năng nhiệm vụ của mạch vang cơ, vang số điều chỉnh âm sắc
Mạch vang cơ, vang số hay mặc điều chỉnh âm sắc có chức năng điều chỉnh tín hiệu ở các dải tần số khác nhau trong dải âm tần n nhằm điều chỉnh sắc thái riêng của âm thanh.
Bo mạch vang số rời có nhiệm vụ làm thay đổi đáp tuyến tần số của một máy tăng âm, cắt bỏ hay làm nổi bật tiếng trầm (Bass) hoặc tiếng bổng (Treble) làm cho giai điệu âm thanh nghe hay hơn khiến cho người nghe thích thú hơn. Mạch vang số giúp cho người nghe có thể lựa chọn ưu tiên một số tiết tấu, âm điệu của từng loại nhạc cụ.
Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của bo mạch vang số, vang cơ
Chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích và hiểu chi tiết về một mạch vang cơ, vang số qua sơ đồ mạch dưới đây.
Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện của mạch vang số, mạch vang cơ
Đây là mạch vang số rời, tác dụng các linh kiện:
- C1: Tụ dẫn tín hiệu đầu vào.
- C6: Tụ dẫn tín hiệu đầu ra.
- R1, VR1, R2: Mạch vang số điều chỉnh tần số thấp (điều chỉnh âm trầm).
- C4, VR2, C5: Mạch vang số điều chỉnh tần số cao (điều chỉnh âm bổng).
- C2, C3: Nối tắt tần số cao lẫn vào mạch điều chỉnh tiếng trầm.
- R3: Điện trở cách ly đường tín hiệu chung.
Nguyên lý hoạt động của mạch vang cơ, vang số
- Tín hiệu âm tần tới đầu vào (Input) qua tụ dẫn tín hiệu đầu vào C1 tới mạch điều chỉnh âm sắc. Tại đây, tín hiệu được chia làm 2 đường:
- Tần số thấp sẽ được đưa qua mạch R1, VR1, R2 và chịu sự điều chỉnh của con chạy biến trở VR1.
- Tần số cao được đưa qua mạch C4, VR2, C5 và chịu sự điều chỉnh của con chạy biến trở VR2.
- Hai mức tín hiệu của âm bổng và âm trầm sau khi được điều chỉnh sẽ thông qua tụ C6 đưa tới các tầng phía sau.
Một số mạch vang thông dụng.
Dưới đây là các mạch vang karaoke thông dụng nhất, mỗi mạch có
Mạch vang cơ điều chỉnh âm sắc dùng linh kiện thụ động
Sơ đồ mạch
Các ký hiệu
- T1, T2, T4: Các tầng khuếch đại ghép trực tiếp.
- T3: Khuếch đại phản hồi.
- VR1, L1, R11, C6: Mạch phản hồi cộng hưởng ở tần số 60Hz.
- VR2, L2, R12, C7: Mạch phản hồi cộng hưởng ở tần số 250Hz.
- VR3, L3, R13, C8: Mạch phản hồi cộng hưởng ở tần số 1KHz.
- VR4, L4, R14, C9: Mạch phản hồi cộng hưởng ở tần số 3.5KHz.
- VR5, L5, R15, C10: Mạch phản hồi cộng hưởng ở tần số 10KHz.
- C4: Giảm tiếng rít ở tần số cao.
Đặc điểm của mạch
Mạch dùng linh kiện rời rạc. Là mạch cộng hưởng nối tiếp R – L – C kết hợp với chiết áp điều chỉnh mức tăng – giảm đặt ở đường phản hồi. Mạch khuếch đại điện áp với 3 tầng khuếch đại ghép trực tiếp. Mạch cộng hưởng nối tiếp được đấu vào cực B của Transistor T1 và T3. Transistor T1 được coi như tầng khuếch đại đệm, mắc theo kiểu C chung để nâng cao trở kháng đầu vào nhằm phối hợp với tầng phía trước, đồng thời làm giảm trở kháng đầu ra để hạn chế sự biến đổi trở kháng ở mạch cộng hưởng biến đổi tần số làm việc của nó
Nguyên lý làm việc
- Khi con chạy của chiết áp VR1 dịch chuyển hết về phía Boot, tín hiệu từ đầu ra đưa về cực B của Transistor Q3 bị suy giảm hết. Lúc này không có dòng tín hiệu ở tần số 60Hz chạy qua R7 = 22KΩ nên không có hồi tiếp âm, dẫn đến âm thanh ở tần số 60Hz được khuếch đại lớn nhất.
- Khi con chạy của biến trở VR1 dịch chuyển hết về vị trí CUT, tín hiệu ở cực B Transistor T2 với tần số 60Hz sẽ bị suy giảm mạnh bởi mạch cộng hưởng. Trong trường hợp còn lọt 1 phần nhỏ thành phần tín hiệu tần số 60Hz ở cực B Transistor T3 thì nó không bị suy giảm qua chiết áp VR1, lúc này sẽ xuất hiện dòng hồi tiếp âm về Transistor T2 làm cho tín hiệu 60Hz càng bị nén xuống, do đó không có tín hiệu 60Hz trên đầu ra của Transistor T4.
- Như vậy, bằng việc điều chỉnh vị trí con chạy của VR1 về phía Boot hay CUT mà tín hiệu ở tần số 60Hz (hoặc các tần số khác tương ứng) tăng lên hay giảm xuống.
Mạch vang số điều chỉnh âm sắc dùng linh kiện tích cực
Sơ đồ mạch điện:
Tác dụng linh kiện
- VR101L: Điều chỉnh mức tín hiệu vào cho kênh trái (L: Left).
- VR101R : Điều chỉnh mức tín hiệu vào cho kênh phải (R: Right).
- C101L: Tụ dẫn tín hiệu đầu vào cho kênh L.
- C101R : Tụ dẫn tín hiệu đầu vào cho kênh R.
- C102L: Tụ dẫn tín hiệu đầu ra đưa đến mạch âm sắc cho kênh L.
- C102R : Tụ dẫn tín hiệu đầu ra đưa đến mạch âm sắc cho kênh R để xử lý.
- R101L: Nâng cao trở kháng đầu vào cho kênh L 96
- R101R: Nâng cao trở kháng đầu vào cho kênh R.
- R102L: Điện trở hồi tiếp kênh L.
- R102R: Điện trở hồi tiếp kênh R.
- R103L, VR102L, R105L, C103L, C104L : Mạch vang số điều chỉnh âm trầm (Bass) cho kênh L.
- R103R, VR102R, R105R,: Mạch điều chỉnh âm trầm (Bass) cho kênh R.
- C105L, C106L và C105R, C106R, VR103L và VR103R: Mạch điều chỉnh âm
- bổng (Treble) cho kênh L và kênh R.
- R104L, R106L và R104R, R106R: Ngăn nhiễu giữa mạch điều chỉnh âm bổng và mạch điều chỉnh âm trầm.
- C201L và C201R : Tụ dẫn tín hiệu đầu ra của mạch âm sắc để đưa đến tầng công suất cho 2 kênh L và R để khuếch đại.
- U1A, U1B, U1C, U1D, U2A, U2B, U2C, U2D: Các bộ khuếch đại thuật toán
Nguyên lý hoạt động
Mạch điều chỉnh âm trầm: Khi con chạy của biến trở VR102R, VR102L dịch hết về phía 3 thì tần số của âm trầm được khuếch đại lớn nhất. Khi con chạy của biến trở VR102R, VR102L dịch hết về phía 1 thì tần số của âm trầm được khuếch đại nhỏ nhất, mức hồi tiếp đưa về là lớn nhất. Âm thanh đầu ra mang nhiều tiếng trầm (BASS)
Mạch điều chỉnh âm bổng: Khi con chạy của biến trở VR103, VR103 dịch hết về phía 3 thì tần số của âm bổng (Treble) khuếch đại lớn nhất. Khi con chạy của biến trở VR103R, VR103L dịch hết về phía 1 thì tần số của âm trầm được khuếch đại nhỏ nhất, mức hồi tiếp đưa về là lớn nhất. Âm thanh đầu ra mang nhiều tiếng bổng (Treble).
Một số hình ảnh về mạch vang số trong thực tế
Trên đây là một số thông tin về mạch vang số, vang cơ đơn giản nhất. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm cho mình kinh nghiệm trong việc lựa chọn những linh kiện rời chất lượng nhất. Chúc bạn thành công.
Duy ShinotaLà người kinh doanh trong lĩnh vực âm thanh hơn 15 năm qua ,tôi hiện là giám đốc tại Lạc Việt Audio -nhà phân phối thiết bị âm thanh số 1 Việt Nam.Chúng tôi chuyên cung cấp và setup các sản phẩm thiết bị và hệ thống âm thanh chuyên nghiệp có chất lượng tốt nhất cùng mức giá cạnh tranh hàng đầu tại thị trường trong nước
Từ khóa » Sơ đồ Mạch Vang Số
-
Tổng Hợp Mạch Vang Số Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Phân Tích Các Khối Nguồn Và Nguyên Lý Hoạt động Của Vang Số
-
Mạch điện Audio
-
[Bật Mí] Sơ đồ Mạch Công Suất Cục đẩy Chi Tiết, Cực Dễ Hiểu!
-
Cách đấu Vang Số Và Nâng Tiếng Chỉ Trong 5 Phút âm đỉnh
-
Sơ đồ Mạch Echo - Nông Trại Vui Vẻ - Shop
-
BOARD CHỐNG HÚ - LOẠI RIN TRONG VANG SỐ | SongvietAudio
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Amplifier
-
Vang Số BIK BPR 8500 Chuyên Nghiệp, Giá Rẻ - Bảo Châu Elec
-
Nơi Bán Mạch Âm Ly Mic Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất - Websosanh
-
Sơ đồ Mạch Super Echo Digital Reverb, 2339x5 - Cùng Chơi Nhạc
-
Sơ đồ Khối Và Nhiệm Vụ Của Từng Khối
-
Vang Số Là Gì? Vang Cơ Là Gì? | Âm Thanh AHK