Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Pháp Trị
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Nhà nước & Pháp luật
- Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1- Khái quát về Bộ máy nhà nước
- 2- Quốc hội
- 3- Chủ tịch nước
- 4- Chính phủ
- 5- Chính quyền địa phương
- 6- Tòa án
- 7- Viện kiểm sát
1- Khái quát về Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức, phương pháp đặc thù.
Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, Chính quyền địa phương.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest.
2- Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có quyền lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng của đất nước, quyền giám sát tối cao.
Quốc hội là cơ quan nhà nước do nhân dân cả nước bầu ra, có nhiệm kỳ là 05 năm.
Hoạt động của Quốc hội thông qua kỳ họp là chủ yếu. Quốc hội họp mỗi năm 02 lần, trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập kỳ họp bất thường.
Cơ cấu: Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban.
- Ủy ban thường vụ quốc hội
Là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn: (1) Tổ chức, chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; (2) Công bố và chủ trì đại biểu Quốc hội; (3) Điều hành và phối hợp hoạt động của các Hội đồng và ủy ban; (4) Hướng dẫn và tạo điều kiện đại biểu Quốc Hội hoạt động; (5) Thay mặt Quốc hội trong hoạt động đối ngoại; (6) Giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cơ quan nhà nước; (7) Ban hành pháp luật, Nghị quyết trong phạm vi vấn đề được giao; (8) Thay mặt Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Quốc hội trong thời gian giữa 2 kỳ họp
- Hội đồng dân tộc
Do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội.
Cơ cấu: Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn: (1) Nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội những vấn đề dân tộc; (2) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc và chinh sách phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; (3) Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham gia phiên họp Ủy ban thường vụ quốc hội bàn về chính sách dân tộc, được Chính phủ tham khảo ý kiến khi thực hiện chính sách dân tộc; (4) Hội đồng dân tộc còn có quyền hạn như ủy ban.
- Các Uỷ ban của Quốc hội (07 ủy ban)
Do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội.
Gồm: (1) Ủy ban pháp luật, (2) Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường, (3) Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, (4) Ủy ban quốc phòng và an ninh, (5) Ủy ban đối ngoại, (6) Ủy ban các vấn đề xã hội, (7) Ủy ban kinh tế ngân sách.
Cơ cấu: Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên. Được bầu trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa.
Nhiệm vụ, quyền hạn: (1) Thẩm tra dự án luật, báo cáo được Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội giao; (2) Trình dự án luật, pháp lệnh; (3) Thực hiện quyền giám sát trong phạm vi luật định; (4) Kiến nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của UB.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest.
3- Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là nguyên thủ Quốc gia, được bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo giới thiệu của Ủy ban thường vụ quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ Quốc hội.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
(1) Nhóm quyền hạn liên quan đến hoạt động đối nội, đối ngoại. Ví dụ: cử đại sứ, triệu hồi đại sứ, tiếp nhận đại sứ.
(2) Nhóm quyền hạn liên quan đến sự phối hợp các thiết chế nhà nước trong việc thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ví dụ: Trình dự án luật, kiến nghị sửa đổi luật.
(3) Bổ nhiệm thẩm phán, đề nghị Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(4) Tham gia thành lập Chính phủ.
(5) Ban hành luật, Quyết định thực hiện quyền hạn của mình.
Chủ tịch nước là biểu tượng cho sự ổn định, bền vững và thống nhất của quốc gia, thay mặt nhà nước trong hoạt động đối nội, đối ngoại.
Ủy ban quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc chủ tịch nước, do chủ tịch nước làm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên do Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của chủ tịch nước. Ủy ban có quyền huy động toàn bộ lực lượng và khả năng nước nhà để bảo vệ tổ quốc.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
4- Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hôi, báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước. Gồm: Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác thuộc chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn: (1) Thống nhất quản lý mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại; (2) Tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên phạm vi toàn quốc; (3) Bảo đảm tính hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương; (4) Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Cơ cấu: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Trong đó:
Bộ trưởng và thành viên Chính phủ thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên chính phủ ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó trên toàn quốc.
Bộ trưởng và thành viên Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Thủ tướng về lĩnh vực ngành mình.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
5- Chính quyền địa phương
- Hội đồng nhân dân:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.
Hội đồng nhân dân là một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ cơ quan nhà nước với nhân dân địa phương.
Gồm: (1) Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành lập (chỉ từ cấp huyện trở lên); (2) Các ban thuộc Hội đồng nhân dân: giúp nghiên cứu, thẩm tra trước báo cáo, nghị quyết( dự thảo); giúp thực hiện Nghị quyết; vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết.
Trên cơ sở Hiến pháp, Hội đồng nhân dân ra quyết định về việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, đường lối thực hiện chính sách kinh tế- xã hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
Hội đồng nhân dân hoạt động thông qua kỳ họp và tổ chức kinh tế ở cơ sở.
- Ủy ban nhân dân:
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên.
Trong Ủy ban nhân dân có các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hành pháp thuộc Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên (sở, phòng, ban).
Nhiệm vụ: (1) Quản lý mọi mặt của đời sống xã hộ ở địa phương; (2) Thực hiện văn bản cơ quan hành chính cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.
6- Tòa án
Là cơ quan xét xử đảm bảo tính pháp chế, công bằng, duy trì trật tự pháp luật và ổn định xã hội, gồm: (1) Tòa án nhân dân tối cao; (2) Các tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (3) Các tòa án nhân dân huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (4) Tòa án quân sự trung ương; (5) Các tòa án quân sự quân khu; (6) Các tòa án quân sự khu vực.
Nguyên tắc: (1) Công khai trong xét xử; (2) Xét xử có hội thẩm nhân dân; (3) Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, tuân theo pháp luật; (4) Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật; (5) Công dân có quyền dùng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình; (6) Bảo đảm quyền bào chữa; (7) Xét xử tập thể và quyết định theo đa số; (8) Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo giới thiệu của chủ tịch nước; (9) Tòa án chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; (10) Chánh án tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest.
7- Viện kiểm sát
Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cơ quan nhà nước.
Viện kiểm sát gồm: (1) Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (2) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (3) Viện kiểm sát huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (4) Các Viện kiểm sát quân sự.
Nguyên tắc: (1) Tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành; (2) Độc lập với cơ quan nhà nước ở địa phương; (3) Viện trưởng do Quốc hội bầu theo giới thiệu của Chủ tịch nước; Có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên khác; (4) Hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest
8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest. org.vn.
- Từ khóa
- Bộ máy nhà nước chxhcn Việt Nam
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpTổ chức bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các bản Hiến pháp
Luật sư Nguyễn Thị Mai
https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình. facebook [#176] Created with Sketch. youtube [#168] Created with Sketch. twitter [#154] Created with Sketch.Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Nhà nước & Pháp luậtVai trò nhà quản trị
Nhà nước & Pháp luậtTổng thư ký Quốc hội - Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhà nước & Pháp luậtNgười Lao Động không đóng bảo hiểm thì sao?
Nhà nước & Pháp luậtLạm dụng chức vụ quyền hạn khác lạm quyền khi thi...
Nhà nước & Pháp luậtLạm quyền là tội gì bị phạt như nào
Kiến thức Dân sựQuyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ...
Tư vấn Hình sựVành móng ngựa là gì? Vành móng ngựa có vai trò...
Kiến thức Hành chínhThế nào là kiểm tra hành chính? Kiểm tra hành chính...
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.5 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.21173 sec| 1085.094 kbTừ khóa » Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Việt Nam Hiện Nay
-
Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Bao Gồm Các Cơ Quan Nào? - LuatVietnam
-
Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Việt Nam Hiện Nay Gồm Có Những Cơ ...
-
Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
-
Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Wikipedia
-
Hình Thức Cấu Trúc Nhà Nước Và Bộ Máy Nhà Nước CHXHCN Việt Nam
-
Bộ Máy Nhà Nước Là Gì ? Đặc điểm Của Bộ Máy ... - Luật Minh Khuê
-
Phân Tích đặc điểm, Cấu Trúc Của Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Hiện ...
-
[PDF] 1 Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ...
-
Hệ Thống Chính Trị - Cổng Thông Tin điện Tử Chính Phủ
-
Đặc điểm Cơ Bản Nhà Nước Và Bộ Máy Nước CHXHCN Việt Nam
-
50 Nhân Sự Lãnh đạo Các Cơ Quan Nhà Nước - VnExpress
-
[DOC] 1.2. Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt động Của Của Nhà Nước CHXHCN ...
-
Danh Sách Các Bộ, Cơ Quan Ngang Bộ, Cơ Quan Thuộc Chính Phủ ...
-
[PDF] “Quyền Lực Nhà Nước Là Thống Nhất, Có Sự Phân Công, Phối Hợp ...
-
Tổng Quan Hệ Thống Cơ Quan Nhà Nước Việt Nam | Le & Tran
-
Cải Cách Bộ Máy Nhà Nước Cần đặt Lợi ích Của Quốc Gia, Dân Tộc Lên ...