Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Theo Hiến Pháp 2013 | Luật Havip
Có thể bạn quan tâm
Hiến pháp 2013 ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, theo đó, về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức có sự thay đổi so với trước. Vì vậy, sau đây mình giới thiệu sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013 như sau:
1. Bộ máy nhà nước là gì?
Để thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, bộ máy nhà nước cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
– Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương).
– Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…).
– Cơ quan tư pháp:
- Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…);
- Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo luận văn thì tham khảo các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, nhận làm thuê luận án tiến sĩ của chúng tôi nhé.
2. Tổ chức các phân hệ của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhìn tổng quát, bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013.
Chủ tịch nước
hủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 86); nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp 2013.
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên cơ sở Hiến pháp và luật.
Các cơ quan xét xử
Các cơ quan xét xử gồm:
– Tòa án nhân dân tối cao.
– Tòa án nhân dân địa phương.
– Tòa án quân sự.
– Các tòa án do luật định.
Nhiệm vụ là xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình… để bảo vệ trật tự pháp luật. Nguyên tắc hoạt động của tòa án là độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật.
Các cơ quan kiểm sát
Các cơ quan kiểm sát gồm:
– Viện kiển sát nhân dân tối cao.
– Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
– Viện kiểm sát quân sự.
Nhiệm vụ là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố nhà nước trong phạm vi thẩm quyền do luật định, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Chính quyền địa phương
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113).
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Điều 114).
Link bài viết: https://havip.com.vn/bo-may-nha-nuoc-viet-nam-theo-hien-phap-2013/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/
Từ khóa » Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Việt Nam Theo Hiến Pháp 2013
-
Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Theo Hiến Pháp 2013
-
Vẽ Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Theo Hiến Pháp 2013
-
Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Bao Gồm Các Cơ Quan Nào? - LuatVietnam
-
Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Theo Hiến Pháp 2013 - Dân Luật
-
Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Hiện Nay - Luật Hoàng Phi
-
Bộ Máy Nhà Nước Là Gì? Sơ đồ Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Hiện Nay?
-
Nguyên Tắc Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Trong Hiến Pháp Năm 2013
-
[PDF] Chuyên đề 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. BỘ ...
-
Phân Tích Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Qua Các Giai đoạn Hiến Pháp
-
Hiến Pháp Năm 2013 Và Sự Phát Triển Trong Tư Tưởng Nhà Nước Pháp ...
-
Nguyên Tắc Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Trong Hiến Pháp 2013
-
Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Wikipedia
-
Phân Tích đặc điểm, Cấu Trúc Của Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam Hiện ...