Bò Mẹ Bị Mất Sữa: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tình trạng chung mà khá nhiều bà con chăn nuôi bò gặp phải đó chính là, sau khi đẻ lứa thứ 2 bò mẹ thường bị mất sữa, dẫn đến đạp con, không cho con bú. Điều này khiến quá trình sinh trưởng của bê con gặp nhiều trở ngại. Vậy phải làm sao?

Bà con hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bài viết về nguyên nhân và cách khắc phục bò mẹ bị mất sữa dưới đây nhé!

Mục lục nội dung

  • 1 Nguyên nhân bò mẹ đạp con, không cho con bú
  • 2 Cách khắc phục tình trạng bò mẹ mất sữa
  • 3 Xử lý vú bò mẹ bị viêm
  • 4 Câu hỏi
    • 4.1 Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện các bước sau:
      • 4.1.1 Với phác đồ trên, điều trị liên tục 7-10 ngày

Nguyên nhân bò mẹ đạp con, không cho con bú

Bò mẹ bị mất sữa

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, tình trạng bò mẹ thường xuyên đạp con, không cho con bú xuất phát từ 2 lý do dưới đây:

  • Thứ nhất, do bò mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, khi bê con bú nhiều sẽ khiến vú mẹ bị đau.
  • Thứ hai, có thể do vú của bò mẹ bị viêm, khi bê con bú sẽ khiến vú đau

Dù là xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc bò mẹ đạp con, không cho con bú ít nhiều cũng khiến bê con chậm phát triển, sức đề kháng yếu. Thậm chí có nhiều bê con bị chết non sau khi sinh vài ngày do không được bú sữa mẹ.

Tình trạng bò mất sữa đang ngày càng gia tăng, khiến nhiều bà con nông dân lo lắng. Trước thực trạng này, các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng, thay vì lo lắng, bà con nên tìm cách khắc phục tình trạng bò mẹ mất sữa.

Cách khắc phục tình trạng bò mẹ mất sữa

Bò mẹ bị mất sữa

Xem thêm: Bò sữa Hà Lan – giống bò cung cấp sữa giá trị bậc nhất thế giới

Nên xem: Gà bị chướng diều đầy hơn - Nguyên nhân và cách chữa đơn giản

Muốn khắc phục hiệu quả tình trạng bò mẹ mất sữa, bà con nên xác định đúng nguyên nhân. Từ mỗi nguyên nhân, bà con sẽ áp dụng phương pháp khắc phục phù hợp nhất.

Trường hợp bò mẹ thiếu sữa

Làm sao để biết bò mẹ thiếu sữa? Kiểm tra thấy bầu vú bò mẹ bị xẹp. Kết hợp với việc nặn thấy vú ra ít sữa.

Cách khắc phục:

– Dùng lá bàng nấu chín sắc đến khi tạo thành chất lỏng sền sệt. Sau đó để hơi nguội và pha chút muối. Dùng khăn nhúng nước đã sắc xoa bóp bầu vú bị tắc. Cứ làm đều đặn như thế 2 – 3 lần/ngày liên tục trong 1 tuần.

– Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bò mẹ, bà con nên bổ sung nhiều chất đạm như đạm sữa, cám, bột cá, ngô…

– Sử dụng thuốc kích thích tạo sữa oxytoxin để tiêm cho bò. Nên tiêm liên tục cho bò trong 3-4 ngày liền. Kết hợp với việc tiêm các thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như: vitamin c, B1, Cafein

Để đạt được hiệu quả, bà con nên thực hiện liên tục nữa tháng.

Xử lý vú bò mẹ bị viêm

Bò mẹ bị mất sữa

Xem thêm: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống vật nuôi

Làm sao để biết vú bò mẹ bị viêm? Khi kiểm tra thấy bầu vú của bò mẹ bị căng đỏ, sưng to. Khi dùng tay sờ, ấn vào thì bò mẹ bị đau.

Cách khắc phục

– Cũng tương tự như trường hợp bò mẹ bị mất sữa, bà con dùng nước lá bàng đã sắc để massage bầu vú. Kết hợp với việc vắt sữa viêm bỏ đi. Mỗi ngày bà con nên thực hiện từ 2-3 lần.

Nên xem: Xử lý thế nào khi gà bị chảy rớt chảy dãi?

– Chuẩn bị dung dịch iodine 10% hoặc povidine 10%. Sau đó ngâm bầu vú bị viêm vào dung dịch đã chuẩn bị khoảng 5 phút. Bà con nên thực hiện biện pháp này ngày 2 lần.

– Sử dụng thuốc kháng sinh dạng mỡ, chẳng hạn như mamyxin, mastitis hoặc gentamyxin… bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Để giảm đau và đảm bảo an toàn cho bò mẹ, bà con nên sử dụng kim thông vú để bơm thuốc.

– Kết hợp tiêm các thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như: vitamin c, B1, Cafein… Để đạt được hiệu quả, nên thực hiện liên tục trong 2 tuần.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục khi bò mẹ bị mất sữa. Nếu đàn bò của bà con đang gặp phải tình trạng mất sữa, hãy tham khảo ngay phương pháp trên nhé! Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho đàn bò, bà con nên nhờ đến sự hỗ trợ, tư vấn của các bác sĩ thú y.

Câu hỏi

Bò mẹ bị mất sữa

Bò đẻ lứa thứ hai, đẻ xong không cho con bú, thường đạp con. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Hiện tượng bò đẻ con xong không cho con bú và đạp con, theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch thì có thể do hai nguyên nhân sau:

* Trường hợp 1: Do bò mẹ thiếu sữa. Do vậy, khi con bú nhiều sẽ gây đau vú mẹ. Trong trường hợp này, khi kiểm tra bầu vú bò mẹ thấy bầu vú sẹp và khi nặn thì sữa ra ít.

Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện các bước sau:

Bò mẹ bị mất sữa

– Dùng nước sắc LÁ BÀNG (để ấm có pha thêm chút muối), nhúng vải gạc hoặc khăn bông thấm nước vào nước sắc LÁ BÀNG rồi xoa bóp lên các bầu vú tắc tia sữa, xoa bóp ngày 2 lần

Nên xem: Loại thuốc diệt ruồi, muỗi ở chuồng nuôi không ảnh đến bò

– Bổ sung thêm chất ĐẠM dưới dạng thức ăn bổ sung (ĐẠM SỮA 03) hoặc cám đậm đặc hoặc bột cá vào khẩu phần ăn hàng ngày

– Dùng thuốc kích thích tạo sữa: OXYTOXIN, tiêm cho bò theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, tiêm liên tục 3 ngày liền

– Dùng thuốc bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng: VITAMIN C + B1 và CAFEIN, tiêm cho bò theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Với phác đồ trên, điều trị liên tục 7-10 ngày

* Trường hợp 2: Do vú bò mẹ bị viêm và khi con bú cũng gây đau vú mẹ. Trong trường hợp này, khi kiểm tra bầu vú bò mẹ thấy sưng to, căng và khi sờ bò mẹ đau.

Để khắc phục hiện tượng trên, theo chúng tôi anh cần thực hiện các bước sau:

– Dùng nước sắc LÁ BÀNG (để ấm có pha thêm chút muối), nhúng vải gạc hoặc khăn bông thấm nước vào nước sắc LÁ BÀNG rồi xoa bóp lên các bầu vú xoa bóp rồi vắt sữa viêm bỏ đi (ngày 2 lần)

– Nhúng bầu vú bị viêm (đầu vú viêm) vào dung dịch IODINE 10% hoặc POVIDINE 10% (ngày 2 lần)

– Dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ như: MAMYXIN hoặc MASTITIS hoặc GENTAMYXIN hoặc TETRACYCLIN, bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa (dùng kim thông vú để bơm thuốc)

– Dùng kháng sinh điều trị toàn thân: AMOXILIN hoặc KANAMYXIN hoặc GENTAMYXIN hoặc AMPI-KANA, tiêm cho bò theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm

– Dùng thuốc bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng: VITAMIN C + B1 và CAFEIN, tiêm cho bò theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Với phác đồ trên, điều trị liên tục 5- 7 ngày.

Chú ý: Ngoài các biện pháp trên, cần bắt đầu vú lợn mẹ cho con bú hàng ngày.

4/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bò ít Sữa