BỐ MẸ CHỒNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VIỆC GIÀNH QUYỀN ...
Có thể bạn quan tâm
Bố mẹ chồng có ảnh hưởng gì đến việc giành quyền nuôi con? Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Xin phép cho tôi hỏi về quyền giành nuôi con. Hiện giờ hai vợ chông tôi đều có việc làm ổn định. Con tôi hiện giờ được 3 tuổi. Do mâu thuẫn không thể giải quyết được nên tôi muốn ly hôn và giành quyên nuôi con. Liệu tôi có đủ khả năng có được quyên nuôi con hay không. Tôi chỉ là công chức nhà nước, còn chồng tôi thì có nhà cửa, công việc ổn định. công việc của chồng tôi là bộ đội, hay phải đi trực, đi công tác, nhưng tôi nghĩ là khó có thể đảm bảo cho việc chăm sóc con cái. Hai vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng, liệu có bất lợi cho tôi khi giành quyền nuôi con không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hôn nhân – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật Nhân Hòa.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Nhân Hòa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân gia đình 2014
2. Nội dung giải đáp:
Căn cứ theo điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì cháu bé 3 tuổi (từ đủ 36 tháng tuổi và dưới 7 tuổi) thì quyền được nuôi con sau khi ly hôn của cha mẹ là như nhau, vì vậy để giành được quyền nuôi con, bạn cần phải chứng minh được điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần giành cho con hơn người bố thì khi đó bạn mới có thể giành được quyền nuôi con.
Luật hôn nhân gia đình quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà với cháu:
“Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 105:
“Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em
Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.”
Như vậy, bố, mẹ là người có quyền và nghĩa vụ nuôi con, nếu bố không còn thì mẹ là người nuôi con. Chỉ khi mẹ và anh chị em (nếu có) không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì ông bà mới có quyền nuôi dưỡng cháu.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Từ khóa » Chồng Nuôi Con
-
Chồng Có được Quyền Nuôi Con Dưới 36 Tháng Tuổi Khi Ly Hôn?
-
Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn Theo Quy định Mới Nhất Hiện Nay ?
-
Hướng Dẫn Giành Quyền Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Quy định Mới 2022
-
Cách Giành Quyền Nuôi Con Với Bố Mẹ Chồng Khi Chồng Mất
-
Để Chồng Nuôi Con Sau Khi Biết Anh Có Người Khác - VnExpress
-
Tôi Có Sai Khi đưa Con Cho Nhà Chồng Nuôi - VnExpress
-
Chồng Giành Quyền Nuôi Con Thế Nào?
-
CHỒNG TÁI HÔN, VỢ CÓ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON LẠI ĐƯỢC ...
-
Khi Ly Hôn Quyền Nuôi Con Thuộc Về Ai? Vợ Hay Chồng - .vn
-
Chưa Ly Hôn Ai được Quyền Nuôi Con Theo QĐ 2022? - Luật Sư X
-
Ly Hôn Khi Có 2 đứa Con Dưới 3 Tuổi, Cha Muốn Giành Quyền Nuôi
-
Được Khuyên 'khôn Thì Giao Con Cho Chồng Nuôi', Diệp Lâm Anh đáp ...
-
Ly Hôn Khi Xảy Ra Mâu Thuẫn Với Mẹ Chồng Có được Không? Quyền ...
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Ly Hôn Giành Quyền Nuôi Con - Luật Hùng Bách