Bố Mẹ Dạy Con Không được Nói Dối Nhưng Bản Thân Lại ... - AFamily
Có thể bạn quan tâm
Nói dối là một trong những tính xấu mà bố mẹ không mong muốn con cái mình mắc phải. Tuy vậy, ngay từ khi bé còn nhỏ, các bậc phụ huynh phải thừa nhận rằng không ít lần buộc phải nói dối con cái. Họ cho rằng trẻ nhỏ hay quên và chưa thể hiểu hết mọi việc nên những lời hứa suông hay lời nói dối vô hại sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Dưới đây là 5 câu mà các mẹ thường hay đưa ra để nói dối con mình nhất
1. Khi đi siêu thị bé đòi mua đồ chơi, mẹ hay nói: Hàng này không để bán đâu con ạ, chỉ để trang trí thôi; hay hàng này bị lỗi đấy con, mình không nên mua; Trò này chán lắm con ạ, chẳng có gì đâu.
2. Con gây ồn trong giờ ngủ, mẹ sẽ nói rằng: nếu con không nằm im, chú công an sẽ vào bắt đấy, giờ này mọi người đều ngủ hết rồi; Không ngủ thì bị ông ba bị bắt đấy; Ngủ đi không con ma nó dọa bây giờ.
3. Con đòi ăn bánh, mẹ sẽ nói: Bánh này cay lắm, ăn vào phải đi bệnh viện đấy; Bánh này ăn vào mọc cây trong bụng đấy; Bánh này hỏng rồi ăn làm sao được...
4. Con đòi xem tivi, mẹ hay nói: Hết pin rồi con ạ, điều khiển hỏng rồi; giấu điều khiển rồi bảo kẻ trộm vào lấy mất rồi.
5. Con không chịu ăn cơm, mẹ nói: Không ăn là mẹ không thương con nữa; con không ăn là mẹ cho sang nhà hàng xóm đấy không nuôi nữa đâu; ăn đi không phải đi viện bây giờ...
Bố mẹ dạy con không được nói dối
Thực tế trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi chưa phân biệt được sự thật hay không thật, bé cũng chưa phân tích, tiên đoán được đúng sai, nhưng bé có khả năng bắt chước và học qua các hành động lời nói của cha mẹ hay người chăm sóc bé trực tiếp. Vì thế sử dụng lời hứa suông, lời nói dối vô hại sẽ khiến trẻ lẫn lộn đúng sai và học cách nói dối. Thêm vào đó, khi bé phát hiện bố mẹ nói dối, con sẽ cảm thấy nghi ngờ, mất lòng tin và thậm chí sẽ dùng lời nói dối đó với những người xung quanh và nói dối chính bố mẹ của mình.
Thay vì nói dối hãy sử dụng những cách này
1. Thay vì nói dối để bé không đòi đồ chơi, hãy nói cho biết sự thật là: món đồ chơi này con đã có rồi, và chúng ta đã giao hẹn, khi con có đủ 10 sao mới mua món đồ chơi mới, con có nhớ không? Rõ ràng bạn không thể nói dối bé mãi được khi bé lớn lên từng ngày, sự quan sát càng ngày càng tốt hơn, và bé cũng cần hiểu không phải nhu cầu, đòi hỏi nào của bé đều được đáp ứng.
2. Từ 4 tuổi trẻ rất thích đặt các câu hỏi về mọi thứ xung quanh bởi bản tính của trẻ nhỏ là tò mò, ham tìm tòi những điều mới mẻ. Đôi khi quá bận rộn nhiều cha mẹ sẽ chọn giải pháp trả lời trẻ không đúng sự thật để đỡ phải giải thích nhiều. Ví dụ bé hỏi mẹ ơi tại sao biển lại mặn ạ? Mẹ sẽ trả lời: có người đổ muối vào đấy con ạ, hay tại sao phải ăn rau ạ? Mẹ nên nói ăn rau giúp con khỏe như batman ý con ạ...
Khi bé đặt câu hỏi là cơ hội tuyệt vời cho mẹ để giúp bé khám phá và học hỏi, cũng là lúc cha mẹ có thể trò chuyện và giao tiếp với bé hiệu quả. Vậy nên cố gắng giải thích cho con một cách dễ hiểu, thay vì nói sai, nói tránh. Đừng nghĩ trẻ còn nhỏ có hiểu gì đâu mà mất công giải thích.
3. Hoặc đôi khi bạn có thể đánh lạc hướng các bé từ 1-3 tuổi với những món đồ như bánh, kẹo, nước không tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bé lớn hơn một chút, hãy cố gắng giải thích và hạn chế để các món đồ đó trong tầm mắt của bé.
4. Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng nghe lời người lớn. Chúng có quá nhiều năng lượng, đặc biệt ở lứa tuổi 3-5 tuổi, bé có thể vận động suốt mà không biết mệt. Để buộc con làm theo những yêu cầu của cha mẹ, nhiều khi bạn sẽ chọn cách "bịa" ra những lí do không thật. Có thể lời nói dối như "có ma, phải đến bác sĩ" sẽ khiến con sợ và ngủ nhanh hơn nhưng thật tệ khi bé phát hiện hóa ra chẳng chú công an nào bắt trẻ con khóc nhè hay không có bác sĩ nào bắt bé đến khám khi con không ngủ cả.
Câu hỏi đặt ra là làm sao trẻ có thể học được cách tin tưởng cha mẹ nếu bạn liên tục nói những lời nói dối dù chúng có vẻ vô hại hay được nói ra chỉ với mục đích muốn tốt cho trẻ mà thôi. Làm sao trẻ học được về tính trung thực nếu chúng phát hiện ra thực tế mọi người vẫn nói dối hàng ngày và chẳng có chuyện gì xảy ra khi nói dối cả. Cha mẹ hãy làm gương cho con và học cách giải thích và nói sự thật với con phù hợp với độ tuổi của bé, thay vì dùng những lời nói dối.
Từ khóa » Cách Nói Dối để đi Chơi
-
Nhưng Cách Nói Dối để đi Chơi - Bí Quyết Xây Nhà
-
Những Cách Nói Dối Để Đi Chơi Với Người Yêu, Em Có Nên Không?
-
Cách Nói Dối để đi Chơi Với Người Yêu
-
Những Cách Nói Dối để đi Chơi
-
Cách để Thuyết Phục Cha Mẹ Cho Phép Bạn đi Chơi Cùng Bạn Bè
-
Cách Nói Dối Để Đi Chơi Với Người Yêu, Cách Xin Đi Chơi Với Bạn ...
-
15 Chiêu Nói Dối "bá đạo" Từng Nói Với Bố Mẹ Không Thể đỡ Nổi - YAN
-
Tổng Hợp Những Cách Nói Dối Để Đi Chơi Với Bạn ...
-
Lập Kế Hoạch NÓI DỐI để đi Chơi Vì Nhớ Nhầm NGÀY CỰC KỲ ...
-
Cách Trốn đi Chơi Với Người Yêu
-
Cách Nói Dối Không Bị Phát Hiện-Nghệ Thuật Nói Dối - BYTUONG
-
Nói Dối Hay Xin Bố Mẹ để đi Chơi Với Bạn Trai? - AFamily
-
Con Nói Dối, Những Tình Huống Khiến Bố Mẹ Phải Suy Ngẫm !
-
Cách Xin Bố Mẹ Đi Chơi Cùng Bạn Bè, Cách Thuyết Phục Bố Mẹ ...