Bộ Môn Tim Mạch

  1. /
  2. Giới thiệu /
  3. Các đơn vị trong viện
Các đơn vị trong viện Bộ môn Tim mạch Tweet Bộ môn Tim Mạch là một Bộ môn lâm sàng với nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến tim mạch, bên cạnh đó còn tham gia công tác điều trị, chăm sóc sức khoẻ tim mạch tại cơ sở y tế chuyên khoa: Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội. Bộ môn có bề dày lịch sử hơn 30 năm phát triển, kể từ khi được tách ra từ Bộ môn Nội tổng hợp năm 1983. Chủ nhiệm Bộ môn đầu tiên là cố GS. Đặng Văn Chung (với hai Phó chủ nhiệm là cố PGS.PTS.Đinh Văn Tài, và GS.TS. Phạm Gia Khải), sau đó là GS. Phạm Gia Khải (với 2 PCN là GS.TS.Nguyễn Lân Việt, và PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi). Từ năm 2006, Chủ nhiệm Bộ môn là GS. TS. Nguyễn Lân Việt (2PCN Bộ môn là PGS.TS.Đỗ Doãn Lợi và PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương).Từ năm 2014 đến 2017, Chủ nhiệm Bộ môn là GS.TS.Đỗ Doãn Lợi (2 PCN Bộ môn là PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương và PGS.TS.Phạm Mạnh Hùng). Và từ tháng 12 năm 2017, chủ nhiệm Bộ môn là PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng (2 PCN là PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang)Cơ cấu tổ chức của Bộ môn :   Các cán bộ của Bộ môn: GS.TS.Phạm Gia Khải, GS.TS.Nguyễn Lân Việt, PGS.TS.Nguyễn Quang Tuấn, PGS.TS.Nguyễn Lân Hiếu, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang, TS.Phan Đình Phong,TS.Phạm Minh Tuấn, Ths.Nguyễn Tuấn Hải,Ths.Đinh Huỳnh Linh, Ths.Phan Tuấn Đạt, ThS.Nguyễn Thị Minh Lý, ThS. Trần Tuấn Việt, ThS. Kim Ngọc Thanh, ĐD.Lê Thị Mến. Các cán bộ đã nghỉ hưu: ThS.Trần Văn Dương, CN.Phan Kim HiềnNhiệm vụ:• Đào tạo đại học và sau đại học• Nghiên cứu khoa học• Tham gia điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa• Tham gia công tác đoàn thể, chính trị xã hội, hợp tác quốc tếVì là một bộ môn lâm sàng nên tất cả các giảng viên của Bộ môn đều gắn với công tác điều trị hàng ngày tại bệnh viện. Một số cán bộ của Bộ môn giữ những trọng trách nhất định về chuyên môn tại Viện và Bệnh viện: Chủ nhiệm bộ môn, đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; một Phó chủ nhiệm là Phó viện trưởng Viện Tim mạch; một Giảng viên chính của Bộ môn là Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; một Giảng viên chính của Bộ môn là Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch như chụp và can thiệp động mạch vành; can thiệp điều trị các bệnh tim bẩm sinh; đặt stent graft động mạch chủ; thay van động mạch chủ, van động mạch phổi qua da; sửa van hai lá qua da; điều trị rối loạn nhịp bằng sóng cao tần; can thiệp suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần/ laser... đã được các cán bộ của Bộ môn tiên phong chỉ định và thực hiện, được đồng nghiệp trong và ngoài nước quan tâm học hỏi. Các hình thức khen thưởng đã đạt được:Với tập thể:• “ Huân chương lao động hạng ba” của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.• “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế”.• Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ năm 2005 cho 3 cán bộ của Bộ môn.• Giải nhất cuộc thi “Tìm hiểu 105 năm thành lập Trường Đại học Y Hà Nội”.• Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong nhiều năm liền.Với cá nhân:• Danh hiệu “Anh hùng lao động” cho GS.TS. Phạm Gia Khải, Nhà giáo nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch.• Huân chương Lao động hạng nhì cho GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Nhà giáo nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch.• Huân chương Lao động hạng ba cho PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi, PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương.• Bằng khen của Bộ Y Tế, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nhiều Giảng viên của Bộ môn: PGS.TS. Trương Thanh Hương, PTS.TS.Phạm Mạnh Hùng, PGS. TS.Nguyễn Quang Tuấn, PGS.TS.Nguyễn Lân Hiếu.

Tin liên quan

  • Phòng Điều dưỡng (16/02/2017)
  • Đơn vị khám và tư vấn tim mạch theo yêu cầu (15/02/2017)
  • Chi bộ Đảng (15/02/2017)
  • Công đoàn (15/02/2017)
  • Chi đoàn Thanh niên (15/02/2017)
  • Phòng Hành chính (15/02/2017)
TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN ngày 14/8/2024 Tổng số bệnh nhân:508 Số bệnh nhân vào:133 Số bệnh nhân ra:113 Số ca mổ:4 Số ca can thiệp:29 Bác sĩ trực ngày 26/11/2024 Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế Câu hỏi thường gặp Hỏi đáp

Các câu hỏi thường gặp về bệnh Tim mạch

  • Câu hỏi 1: Tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, đó có phải là bị bệnh tim mạch không? Xin cho biết những biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch?

  • Câu hỏi 2: Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách phát hiện và đối phó khi gặp tình huống đó?

  • Câu hỏi 3: Bệnh tim có di truyền không? Chồng mới cưới của em gái tôi bị bệnh hở van hai lá do thấp tim, vậy cháu tôi có thể bị bệnh tim không?

  • Câu hỏi 4: Động mạch vành là gì? Chức năng của nó ra sao?

  • Câu hỏi 5: Tôi 30 tuổi, nhịp tim thường xuyên 90 nhịp/phút, vậy có làm sao không?

  • Câu hỏi 6: Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?

  • Câu hỏi 7: Tôi năm nay 50 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, hút thuốc lá, huyết áp 150/60 mmHg. Khả năng tôi bị bệnh tim như thế nào? Làm sao ước tính được nguy cơ bị bệnh tim...

  • Câu hỏi 8: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Tôi đang hút thuốc nhưng muốn bỏ khó quá, có cách nào giúp bỏ thuốc lá không?

Video đào tạo

  • Tọa đàm tim mạch học 2019: Một năm nhìn lại
  • Cơn đau thắt ngực mạn tính ổn định
  • Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên và hội chứng vành cấp
  • Bệnh viện vệ tinh với vấn đề cấp cứu tim mạch
  • Một số kỹ thuật tiên tiến trong can thiệp tim bẩm sinh tại Việt Nam

Video

Từ khóa » Ts Phạm Mạnh Hùng