Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Gồm Những Gì? Những Yêu Cầu Cơ Bản?

Bộ nhận diện thương hiệu có thể được ví như bản “giới thiệu” hoàn chỉnh nhất của doanh nghiệp. Thông qua đó, khách hàng sẽ hiểu hơn, có thiện cảm và tin tưởng hơn doanh nghiệp.Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Những yêu cầu cơ bản nào cần có của bộ nhận diện thương hiệu, hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Và những yêu cầu cơ bản cần có
Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Và những yêu cầu cơ bản cần có

Nội Dung Chính

Toggle
  • Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
  • Những lợi ích khi doanh nghiệp nhận được khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng
  • 5 Bước cơ bản để sở hữu bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất cho thiết kế thương hiệu
    • Bước 1: Tìm hiểu, phân tích khách hàng mục tiêu
    • Bước 2: Xây dựng giá trị và Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu
    • Bước 3: Lựa chọn màu sắc chủ đạo & Font chữ cho thương hiệu
    • Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
    • Bước 5: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng
  • Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì
    • Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu
    • Hệ thống nhận diện tại văn phòng
    • Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM
    • Hệ thống nhận diện trên Internet
  • Mẫu thiết kế bộ nhận diện đẹp của các thương hiệu nổi tiếng
    • Nike
    • Apple
    • Coca-Cola

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ những yếu tố như tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc đại diện, typo, phương châm hoạt động, tài liệu Marketing (hoặc Digital Marketing),… được thiết kế nhất quán để giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, giúp khách hàng nhận diện tính cách doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp của bạn với hàng ngàn doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động ngoài kia. Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện thương hiệu là cần có sự liên kết, nhất quán giữa các yếu tố cấu thành nhưng vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục và không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Những lợi ích khi doanh nghiệp nhận được khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng

Đồng thời, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu với bộ nhận diện thương hiệu tích cực có thể mang đến cho doanh nghiệp vô cùng nhiều lợi ích tuyệt vời. Theo đó, lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất là doanh số bán hàng tăng cao hơn nhiều so với khi chưa có bộ nhận diện thương hiệu. Sở dĩ điều này đạt được là do bộ nhận diện thương hiệu đã đem hình ảnh doanh nghiệp đến với đông đảo khách hàng hơn. Cùng với đó, sự chỉn chu, nhất quán từ những điều nhỏ nhất giúp khách hàng có nhiều thiện cảm với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp bạn không chỉ có được lòng tin mà còn tạo dựng thành công lòng trung thành giúp họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn. Không những vậy, khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, doanh nghiệp còn nhận được những lợi ích tuyệt vời như:

  • Xây dựng được bản sắc thương hiệu. Theo đó, bản sắc thương hiệu là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn riêng và giúp khách xác định rõ ràng, ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc trong tâm trí. Và những ấn tượng ban đầu chính là tiền đề giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp của bạn hơn. 
  • Dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn nhờ những đặc trưng và sự khác biệt tích cực.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực có thể tăng doanh số bán hàng, giúp doanh số bán hàng ổn định và tăng trưởng nhanh chóng hơn.
  • Dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn trong việc triển khai các chiến dịch, kế hoạch Marketing mới do đã tiếp cận đúng tệp khách hàng và xây dựng thành công lòng tin với họ trước đó.
  • Bắt kịp các xu hướng Marketing mới mẻ trên thế giới và thu hút sự tò mò, thích thú của khách hàng.
Những lợi ích khi doanh nghiệp nhận được khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng
Những lợi ích khi doanh nghiệp nhận được khi sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng

5 Bước cơ bản để sở hữu bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất cho thiết kế thương hiệu

Bước 1: Tìm hiểu, phân tích khách hàng mục tiêu

Bộ nhận diện thương hiệu là tổng hợp những yếu tố giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu dù có đến hàng vạn các đối thủ cùng lĩnh vực ở ngoài kia. Nhưng việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm đó là giúp khách hàng biết đến thương hiệu của mình. Sau khi biết, nếu thương hiệu của bạn ấn tượng, họ sẽ tìm hiểu sâu hơn và ghi nhớ kỹ càng. Tuy nhiên để làm được điều này, bộ nhận diện thương hiệu của bạn ấn thương hiệu của bạn ấn tượng thôi là chưa đủ. Nó cần có sự gắn bó chặt chẽ với các khách hàng mục tiêu – những người mà bạn nhắm đến cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Nói đơn giản hơn, bạn bạn chắc chắn không thể đem bộ nhận diện thương hiệu mới lạ, với các màu sắc bắt mắt đến với các khách hàng từ 60 trở lên được. Do vậy, khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, ngoài việc tìm hiểu, phân tích khách hàng mục tiêu, đừng bao giờ bỏ qua sự phù hợp và vừa phải. Đó chính là chìa khóa giúp bạn có được khởi đầu thuận lợi.

Bước 2: Xây dựng giá trị và Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu

Không chỉ bộ nhận diện thương hiệu, bất cứ công việc nào liên quan đến sáng tạo đều cần ý tưởng. Ý tưởng độc đáo, sáng tạo và mới mẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để triển khai công việc. Riêng với bộ nhận diện thương hiệu, ngoài việc có ý tưởng sáng tạo không trùng lặp, bạn cần truyền tải những thông điệp giá trị nhất định. Theo đó, bạn chắc chắn không thể xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với màu sắc bắt mắt, những hình ảnh đẹp long lanh nhưng không hề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Cùng với đó, đừng quên tạo các Slogan, các khẩu hiệu ngắn gọn, xúc tích để mô tả chính xác và định vị thương hiệu trên thị trường.

Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu

Bước 3: Lựa chọn màu sắc chủ đạo & Font chữ cho thương hiệu

Màu sắc và Font chữ là một trong những yếu tố dễ thu hút và tạo ấn tượng cho người xem nhất. Do vậy, nếu bạn tận dụng và phát huy được hai yếu tố này khách hàng sẽ ấn tượng với thương hiệu của bạn hơn rất nhiều. Theo đó, màu sắc và Font chữ ấn tượng sẽ giúp khách hàng chú ý đến thương hiệu hơn. Màu sắc và Font chữ nên có sự liên quan với nhau và gắn kết chặt chẽ với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy vậy, chắc chắn không thể bỏ qua sự tiết chế, sự vừa đủ để không tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng. Nói như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng, thanh lịch,… Hãy căn cứ vào tính chất sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp, giá trị hướng đến để có thể lựa chọn được màu sắc chủ đạo. Có được màu sắc chủ đạo, bạn có thể căn cứ để tìm các Font chữ liên quan và có thể làm nổi bật lẫn nhau.

Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi có ý tưởng, việc tiếp theo bạn cần thực hiện là khiến chúng có “hình hài” rõ ràng và liên kết chặt chẽ với nhau trong bản thiết kế. Khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, bạn nên tuân thủ chặt chẽ những phác thảo ban đầu để tránh việc làm sai lệch tinh thần của thương hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn nảy ra những điểm nhấn nhá nho nhỏ nảy ra trong quá trình thiết kế thì cũng nên thêm vào bản thiết kế để tạo thêm sự ấn tượng cho bộ nhận diện thương hiệu.

Bước 5: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng

Có được bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, bạn sẽ sẽ đi đến những giai đoạn cuối cùng đó là hoàn chỉnh. Ở công đoạn này, bạn cần chú ý lựa chọn màu sắc, chất liệu cũng như kỹ thuật in ấn để giữ thể hiện chính xác những mong muốn của mình.

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì

Bộ nhận diện bao gồm tất cả những yếu tố giúp xác định và nhận biết thương hiệu như sau:

Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu

Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu Việt Nam
Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu Việt Nam

Logo, Slogan , Tagline, các đặc tính của thương hiệu là những yếu tố thể hiện rõ ràng tính cách cũng như tạo ra các điểm độc đáo riêng có của doanh nghiệp. Trong đó:

  • Logo là biểu tượng của doanh nghiệp giúp khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu. Logo không chỉ cần đẹp mắt mà cần truyền tải giá trị thương hiệu với khách hàng. Theo đó, logo thương hiệu thành công là logo giúp khách hàng có thể nhận ra ngay khi nhìn thấy mà không cần đọc tên. Ví dụ như khi thấy trái táo cắn dở, bạn chắc chắn biết ngay là Apple, thấy biểu tượng “Swoosh” sẽ ngầm hiểu là Nike, thấy logo cửa sổ sẽ hình dung ngay ra Window,… Và không phải chỉ có những thương hiệu lớn mới làm được điều này. Doanh nghiệp của bạn cũng hoàn toàn làm được nếu có sự nghiên cứu kỹ càng tỉ mỉ, sự sáng tạo và nhanh nhạy với các xu hướng trên thế giới.
  • Slogan được hiểu là câu khẩu hiệu của thương hiệu, giúp khách hàng dễ nhớ và phần nào hình dung ra được đặc trưng của thương hiệu. Ví dụ như Slogan của Nike là “Just do it” kết hợp biểu tượng Swoosh muốn thể hiện bạn có thể làm được mọi thứ nên đừng bao giờ chần chừ do dự trước khi đưa ra quyết định. Slogan của Apple là “Think Different” có nghĩa là “Nghĩ khác biệt”, theo đó, bạn sẽ có thể thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ lối mòn với các sản phẩm độc đáo của Apple.
  • Tagline thường bị nhầm lẫn với Slogan nhưng trên thực tế, nó khác biệt hoàn toàn so với Slogan. Theo đó, nếu như Slogan ngắn gọn và xúc tích thì Tagline cần đầy đủ câu từ để thể hiện các triết lý kinh doanh cũng như phương châm hoạt động của doanh nghiệp. Tagline ấn tượng cũng góp phần tạo nên sự thành công lớn cho bộ nhận diện thương hiệu. Ví dụ Disneyland sử dụng Tagline “The happiness place on the Earth – Nơi hạnh phúc nhất Trái đất”. Chỉ với một câu Tagline ngắn gọn nhưng Disneyland đã đánh trúng tâm lý hàng triệu phụ huynh trên thế giới là muốn đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho con. Và khi đó, ắt hẳn mọi bậc cha mẹ đều muốn đưa con đến Thiên đường hạnh phúc – Disneyland để khám phá xem có điều gì ẩn chứa bên trong The happiness place on the Earth. 
Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu quốc tế
Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu quốc tế

Hệ thống nhận diện tại văn phòng

Hệ thống nhận diện tại văn phòng bao gồm những yếu tố như Logo, Name Card, con dấu, bì thư, kẹp tài liệu, thẻ nhân viên, đồng phục,… giúp khách hàng và đối tác có thể thấy được sự đồng bộ, nhất quán và chỉn chu trong phong thái làm việc của doanh nghiệp. Toàn bộ các yếu tố tạo nên hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cần có sự gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác như màu sắc, Slogan, Typo,… 

Hệ thống nhận diện thương hiệu tại văn phòng
Hệ thống nhận diện thương hiệu tại văn phòng

Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM

POSM là viết tắt của Point Of Sales Material chỉ hệ thống nhận diện thương hiệu tại điểm bán. POSM có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bảng hiệu, phông nền, backdrop, background, dù che, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày,… tại các triển lãm, hội chợ thương mại,… thể hiện đặc tính và giúp khách hàng dễ nhận ra thương hiệu. Hệ thống nhận diện POSM được đánh giá là vật dụng quảng cáo trực quan nhất để tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng, thu hút khách hàng đến với điểm bán và phần nào giúp họ thay đổi quyết định xem ban đầu thành mua hàng. Chi phí quảng cáo cho bộ POSM trọn vẹn cũng không quá lớn, phù hợp để sử dụng rộng rãi trong quảng cáo trực tiếp sản phẩm doanh nghiệp.

Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM
Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM

Hệ thống nhận diện trên Internet

Trong thời đại công nghệ 4.0, chắc chắn không thể bỏ qua việc đem bộ nhận diện thương hiệu tiếp cận khách hàng trên nền tảng số. Theo đó, để làm tốt việc này, bạn cần chuẩn trau chuốt cho hệ thống Website, Social Network, logo, typo, các chiến dịch quảng cáo,… để có thể truyền tải tốt nhất mục đích của thương hiệu.

Hệ thống nhận diện trên Internet

Mẫu thiết kế bộ nhận diện đẹp của các thương hiệu nổi tiếng

Nike

Nike là một trong những thương hiệu đỉnh cao nhất thế giới với logo biểu tượng “Swoosh”, Slogan “Just do it”. Nike “Swoosh” nổi tiếng được thiết kế bởi Carolyn Davidson vào năm 1971 và đã trở thành một biểu tượng cốt lõi cho bản sắc thương hiệu của Nike. Thiết kế nổi tiếng của Davidson được lấy cảm hứng từ tên của thương hiệu Nike (nữ thần chiến thắng của Hy Lạp). Nike được biết đến với đôi cánh cho phép nữ thần bay qua các chiến trường một cách an toàn. Davidson đã kết hợp một cách trực quan dấu kiểm với một chiếc cánh để tạo ra một hình dạng trừu tượng độc đáo truyền đạt tốc độ và sự nhanh nhẹn.

Cho đến ngày nay, Nike “Swoosh” được coi là một ví dụ lý tưởng về một logo trừu tượng có thể truyền đạt bản sắc thương hiệu một cách hoàn hảo. Các nhà thiết kế logo trên toàn thế giới tìm cách tạo ra thiết kế logo trừu tượng đặc trưng tiếp theo để đạt được thành công của Swoosh. Nhưng trong khi Swoosh là quan trọng, nó không phản ánh bản sắc thương hiệu hoàn chỉnh của Nike.

Tên thương hiệu Nike là viết tắt của một cái gì đó lớn hơn nhiều ngày nay. Nike đã tạo ra một bản sắc thương hiệu mà chúng ta thấy ngày nay thông qua việc quản lý thương hiệu có chủ ý bằng cách định nghĩa lại mình từ một công ty giày đơn giản thành một thương hiệu phong cách sống thể thao và thể dục.

Nike đã hoàn thành điều này bằng cách thuê những người ủng hộ nổi tiếng như Michael Jordan. Nike cũng hạ thấp đối thủ và tạo ra cảm giác độc quyền về sản phẩm của mình. Ngày nay, hầu hết người tiêu dùng nghĩ về sản phẩm của Nike là sản phẩm cao cấp. Và những người có đủ khả năng mua các sản phẩm của Nike đều thể hiện chúng như những biểu tượng địa vị. Nike là một trong những công ty có đại diện, hiểu biết về văn hóa và biểu tượng tốt nhất trên Thế giới. Nó có một bộ nhận diện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu toàn cầu mạnh mẽ. 

Bộ nhận diện thương hiệu Nike
Bộ nhận diện thương hiệu Nike

Apple

Khi bạn nghe đến tên thương hiệu Apple, bạn có thể hình dung ra logo nổi tiếng và bộ nhận diện thương hiệu mang tính biểu tượng của nó. Apple là một trong những thương hiệu thành công nhất và giá trị nhất thế giới. Nó liên tục xuất hiện trong các cuộc khảo sát về các thương hiệu hiệu quả và có giá trị nhất trên thế giới. Nhắc đến bộ nhận diện thương hiệu của Apple chắc chắn không thể bỏ qua logo trái táo huyền thoại.

Logo mang tính biểu tượng nhưng rất đơn giản. Mặc dù nó đã thay đổi trong nhiều năm, nhưng nó có thể được nhận ra ngay lập tức trên khắp thế giới. Nó đã giúp Apple xây dựng thương hiệu và hình ảnh thương hiệu của mình và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra bản sắc thương hiệu hấp dẫn của Apple.

Bạn có thể cũng nghĩ về iPod, iPhone, Apple Watch và nhiều sản phẩm khác mà Apple đã bán trong những năm qua.

Và một số bạn sẽ nghĩ về chiến dịch “Think Different” của Apple. Đó là một chiến dịch từng đoạt giải thưởng đã định vị Apple là một công ty cao cấp, khác thường. Chiến lược thương hiệu của Apple luôn tập trung vào cảm xúc. Ví dụ, trong lịch sử, Apple đã tạo ra một luồng bí mật xung quanh hoạt động ngầm của tổ chức. Họ không xem trước các bản phát hành sản phẩm trong tương lai và giữ kín các sản phẩm mới. Kết quả là, Apple tạo ra nhiều tiếng vang và cuộc trò chuyện trên thị trường về các sản phẩm trong tương lai. Bằng cách giữ bí mật, Apple đã tạo ra một sự cường điệu vô song khi họ thực sự phát hành sản phẩm.

Những gì mọi người nói về các sản phẩm của Apple thúc đẩy sự cường điệu. Nhưng Apple không để điều đó thành cơ hội. Bằng cách tập trung vào tính độc quyền cao cấp và giá cả khi phát hành sản phẩm, đồng thời chú ý đến tính thẩm mỹ và khả năng sử dụng, Apple đã trở nên gắn liền với sự sang trọng trong mắt khách hàng và khách hàng tương lai.

Do đó, Apple có thể tính giá cao hơn và mang đến một biểu tượng địa vị cho khách hàng của mình. Tất cả những yếu tố này vượt xa cái tên Apple và logo của công ty. Sự thành công và hình ảnh thương hiệu của Apple được thúc đẩy bởi bản sắc thương hiệu hoàn chỉnh chứ không phải một yếu tố biệt lập của bản sắc.

Bộ nhận diện thương hiệu Apple
Bộ nhận diện thương hiệu Apple

Coca-Cola

Coca-Cola là một trong 3 công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới. Trên thực tế, thương hiệu này phổ biến đến mức bất kỳ  loại nước ngọt  nào cũng có thể được gọi là “coke” ở nhiều vùng miền nam Hoa Kỳ. Coca-Cola có được phần lớn thành công nhờ vào tính nhất quán của bộ nhận diện thương hiệu. Điều thú vị là logo của họ hầu như không thay đổi kể từ những năm 1900. Phông chữ script và màu đỏ cổ điển dễ nhận biết trên toàn thế giới, ngay cả khi hiển thị bằng các ngôn ngữ khác nhau. Ngay cả với ngân sách quảng cáo khổng lồ, quy mô tuyệt đối của hiện tượng xây dựng thương hiệu này sẽ không bền vững nếu không có cam kết kiên định về tính nhất quán.

Logo và bộ nhận diện thương hiệu của Coca-Cola hầu như không thay đổi kể từ khi công ty được thành lập vào năm 1892. Và công ty đã tận dụng màu đỏ trong logo và phông chữ có chữ viết để mở rộng nó sang các nội dung thiết kế khác, giống như hình ảnh giống dải ruy băng cổ điển trên lon của nó. Kiểu chữ của nó rất thú vị và đôi khi Coca-Cola ghép kiểu chữ đó với những chai thủy tinh độc đáo đã trở thành biểu tượng. Các chai và tên gọi đảm bảo với khách hàng rằng chúng là hàng thật, không phải là cola fake.

Bộ nhận diện thương hiệu Coca-Cola

Hy vọng các thông tin chia sẻ về bộ nhận diện thương hiệu trên sẽ hữu ích với bạn. Để hiểu và tựu sáng tạo những bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng trên thực tế, bạn có thể đăng ký  học tại Trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện FPT Arena theo các phương thức:

  • Website: FPT Arena
  • Address: 264 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 100000
  • Phone: 097 260 85 42

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn

Từ khóa » Nhận Diện Thương Hiệu Gồm Những Gì