BƠ NHẠT (UNSALTED BUTTER) VÀ BƠ MẶN (SALTED BUTTER ...

Bên cạnh các loại đường và kem tươi thì bơ là một nguyên liệu hết sức quen thuộc trong quá trình làm bánh. Bơ là chất béo ưa thích sử dụng cho mọi công đoạn chế biến ẩn thực bởi độ béo ngậy, cảm giác tan chảy trong miệng và hương vị tuyệt vời mà nó mang lại cho món ăn. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt vì bơ có rất nhiều loại, bao gồm những đặc điểm và công dụng hoàn toàn khác nhau.

  1. Bơ là gì?

Bơ (trong tiếng Pháp được gọi là Beurre, tiếng Anh là Butter) là một chế phẩm làm từ sữa, được tạo ra trong quá trình đánh và khuấy trộn để tách các chất béo ra khỏi sữa đã lên men (của những động vật có vú). Thành phần chủ yếu có trong bơ là chất béo (khoảng 80%) và một số thành phần khác chiếm 20% như chất tạo màu, sữa bột, nước,.... Cơ bản thì có thể chia ra thành hai loại chính là bơ lạt và bơ mặn.

Bơ mặn (Salted Butter)

Bơ mặn có thêm thành phần muối nên thời gian bảo quản được lâu hơn. Tùy theo nhà sản xuất, tỉ lệ độ mặn dao động từ 3 - 5%.

Bơ mặn thường được hay dùng trong các công thức nấu ăn (các món chiên, xào), các món bánh mặn. Đôi khi, người ta tận dụng vị mặn của bơ mặn để làm cả bánh ngọt, giúp thay đổi hương vị độc đáo hơn trong món bánh.

Tuy nhiên hầu hết bơ mặn có tỉ lệ muối được thêm vào trong mỗi loại bơ là khác nhau. Vì vậy, việc dùng bơ mặn trong làm bánh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của bánh vì khó mà có thể kiểm soát được độ mặn của bơ nên loại bơ này được sử dụng không phổ biến trong làm bánh.

Bơ nhạt (Unsalted Butter)

Là bơ không chứa muối, là loại bơ phổ biến nhất, và phù hợp với hầu hết các công thức làm bánh, đặc biệt là các loại bánh có nguồn gốc từ phương Tây. Để làm bánh hay nấu ăn thì người ta thường chọn bơ lạt vì chúng không quá mặn, không làm ảnh hưởng đến hương vị của thành phẩm.

Bơ nhạt có hương thơm nhẹ và vị ngọt tự nhiên, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như canxi, protein, men vi sinh, vitamin A, D cùng với độ béo tương đối nhiều. Bơ nhạt thường khá mềm, có dạng rắn ở nhiệt độ phòng.

Bơ nhạt cơ bản thì chia làm 2 loại: Bơ lạt (Sweet Cream) và Bơ truyền thống (Lactic).

  • Bơ lạt (Sweet Cream) có độ mềm, béo ngậy hơn những loại bơ khác. đây là loại bơ có chứa khoảng 60% chất béo, có màu vàng đậm do chứa nhiều nước.

  • Bơ truyền thống (Lactic) là một loại bơ của Đan Mạch, Hà Lan và Pháp. Quá trình làm ra loại bơ này khá cầu kì, người ta phải diệt khuẩn với phương pháp Pasteur, sau đó thực hiện cấy vi khuẩn để có thể tạo thành bơ, cuối cùng lại sử dụng phương pháp Pasteur để điệt đi vi khuẩn và ngưng lại quá trình ngậy của bơ.

  1. Cách sử dụng bơ đúng cách

Thông thường, bơ thường được dùng theo 1 trong 4 cách sau:

Bơ dạng lỏng

Được đun chảy để tạo thành dạng lỏng tương tự như dầu ăn và để nguội trong nhiệt độ thường, có thể tăng hương vị bánh. Thường dùng để thay thế cho dầu ăn trong làm bánh và được phết lên bề mặt bánh khi nướng.

Bơ đánh bông

Được sử dụng trong nhiều công thức làm bánh, bơ được thực hiện đánh bông lên, cho vào những nguyên liệu khác để tạo những lỗ khí tối đa. Khi sử dụng bơ đánh bông nên để ở nhiệt độ 18 – 25 độ C, có thể lấy bơ ra khỏi tủ, để bơ ở trạng thái mềm nhưng không bị tan chảy thành nước (điều này tuyệt đối cấm kị). Lời khuyên cho bạn là thời gian để thực hiện đánh bông bơ nên ở khoảng 4 – 5 phút là tốt nhất.

Bơ dùng lạnh

Bơ dùng lạnh là bơ được làm lạnh và được bóp hoặc thực hiện đánh chung với các loại bột sống để tạo thành những hợp bột để làm một vài loại bánh.

Bơ cắt lát

Bơ dùng lạnh là bơ được làm lạnh và được bóp hoặc thực hiện đánh chung với các loại bột sống để tạo thành những hợp bột để làm một vài loại bánh.

  1. Cách bảo quản bơ

Nguyên tắc chung: Việc bảo quản các loại bơ để có thể hạn chế được sự sinh sôi nảy nở của những loại vi khuẩn gây nấm mốc thưc phẩm. Do đó, bảo quản đúng cách để hạn chế và ức chế sự xâm nhập có hai của vi khuẩn.

Cách bảo quản bơ: Để thực hiện bảo quản tốt nhất nên thực hiện bọc kín bơ và cho vào tủ lạnh, không để bơ dính với thực phẩm khác trong quá trình cắt hay sử dụng. Bơ bảo quản lạnh có thể để từ 5 – 6 tháng đối với những loại bơ mặn, và 3 tháng đối với bơ nhạt (bơ lạt).

  1. Một số loại bơ lạt hữu cơ phổ biến tại Việt Nam

Bơ lạt lên men hữu cơ Organic Valley được làm bằng bơ thủ công và kem tươi từ những cô bò hữu cơ ăn cỏ — tạo ra lớp bơ thơm béo với vị ngọt nhẹ tự nhiên. Bơ lạt hữu cơ Organic Valley có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, D, canxi, protein, men vi sinh, độ béo tương đối cao. Loại bơ này được xem là tốt cho sự phát triển của xương, hệ tiêu hóa để cơ thể khỏe mạnh hơn, thành phần chất béo và giúp tăng hương vị và hấp dẫn cho nhiều loại bánh.

Loại bơ lạt không muối này được chế biến một cách tỉ mỉ bởi những người sản xuất bơ bậc thầy của Organic Valley. Phải mất thời gian khá dài để tạo ra nhiều tầng hương vị kem ngọt trong mỗi mẻ bơ lạt hữu cơ, nhưng nó rất xứng đáng để cho bạn thưởng thức hương vị tuyệt hảo này.

Bơ lạt hữu cơ Organic Valley phù hợp với những công thức làm bánh cần bơ, đồng thời cũng được sử dụng ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác.

Bơ lạt lên men hữu cơ Organic Valley đã dành được rất nhiều giải thưởng cao quý:

  • Giải Ba Cuộc thi của Hiệp hội Phô mai Mỹ - Năm 2019, Giải Nhì Cuộc thi của Hiệp hội Phô mai Mỹ - Năm 2017

  • Huy chương Đồng Cuộc thi bò sữa quốc tế Los Angeles - Năm 2019

  • Huy chương Vàng Cuộc thi Sữa Quốc tế Los Angeles - Năm 2017 và Năm 2015

  • Giải Nhất World Dairy Expo Championship - Năm 2013

Đây là dòng bơ hữu cơ cao cấp nhất tại Việt Nam, đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cam kết:

  • Không có kháng sinh

  • Không hormon tổng hợp

  • Không thuốc trừ sâu độc hại

  • Không chất biến đổi gen GMO

Tìm hiểu thêm về Bơ lạt hữu cơ Organic Valley tại: bo-lat-khong-muoi-len-men-huu-co-organic-valley.html

Từ khóa » Bơ Mặn