Bọ Nhảy Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Cách Diệt Trừ – Diệt Sâu ...

Cùng tìm hiểu về bọ nhảy cũng như những biện pháp diệt trừ để loại bỏ hoàn toàn loài côn trùng gây hại này ra khỏi cuộc sống.Xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bọ nhảy là loài côn trùng gây hại mang đến nhiều phiền toái cho con người. Chúng không chỉ phá hoại mùa màng mà còn kí sinh trên vật nuôi, khó trị và có đặc tính phát tán nhanh nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy bọ nhảy có những đặc điểm sinh thái gì và có những cách phòng trị nào? Ngay sau đây nội dung bài viết ngày sẽ giúp bạn giải đáp.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Bọ nhảy là gì?
    • Khái niệm
    • Các giai đoạn sinh trưởng của bọ nhảy
      • Giai đoạn trứng
      • Giai đoạn sâu non
      • Giai đoạn nhộng
      • Giai đoạn trưởng thành
    • Đặc điểm sinh học của bọ nhảy
  • Những loại bọ nhảy phổ biến
    • Bọ nhảy ở chó
    • Bọ nhảy ở mèo
    • Bọ nhảy hại rau
  • Cách diệt bọ nhảy
    • Cách diệt bọ nhảy trên giường
      • Sử dụng tinh dầu
      • Dùng muối
    • Cách diệt bọ nhảy ở chó
      • Dùng lược chải bọ nhảy chuyên dụng
      • Sử dụng thuốc diệt bọ nhảy chuyên dụng cho vật nuôi
    • Thuốc diệt bọ nhảy

Bọ nhảy là gì?

Khái niệm

Bọ nhảy (tên khoa học là Phyllotreta Striolata) là một loài bọ cánh cứng thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera). Được Fabricius miêu tả khoa học năm 1803, bọ nhảy là loài côn trùng phổ biến gây hại ở bắp cải và rau các loại (đặc biệt là xà lách và các loại cải).Bọ nhảy sinh trưởng và phá hoại mạnh ở Việt Nam trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Bọ nhảy sọc cong ở miền Bắc phát sinh nhiều vào hai đợt tháng 3 – 5 và tháng 7 – 9. Loài côn trùng này ở miền Nam xuất hiện nhiều trong các tháng 2, tháng 3 và tháng 4.

Bọ nhảy là loài côn trùng phổ biến gây hại ở bắp cải và rau các loại
Bọ nhảy là loài côn trùng phổ biến gây hại ở bắp cải và rau các loại

Xem thêm: Bọ Rầy Là Gì? Đặc Điểm, Tác Hại Và Cách Diệt Trừ

Các giai đoạn sinh trưởng của bọ nhảy

Giai đoạn trứng

Khi mới đẻ trứng, bọ nhảy sẽ có màu trắng vàng và bề mặt nhẵn bóng. Trứng sẽ có hình bầu dục và chuyển sang màu nâu vàng khi sắp nở. Trứng thường được đẻ ở vị trí gần gốc cây. Trứng có kích thước chiều dài nhỏ nhất là 0,26mm và lớn nhất là 0,43mm.

Giai đoạn sâu non

Giai đoạn này có hình ống mập. Sâu có màu trắng trong khi mới nở và sẽ chuyển sang màu trắng sữa về sau. Do ít hoạt động nên thân co ngắn lại. Có hình bán cầu ở phần đầu, màu nâu ở hai má, có các u lông nhỏ thưa và ngắn xuất hiện trên cơ thể, dài khoảng 4mm.

Giai đoạn nhộng

Nhộng trần có màu nâu, mầm chân và mầm cánh rõ rệt ở giai đoạn tiếp theo. Sau khi hóa nhộng, nhộng có màu trắng đục. Nhộng chuyển sang màu nâu sau đó và duy trì đến khi trưởng thành. Có nhiều lông cứng, ngắn và thưa xuất hiện trên cơ thể ở phần đầu, bụng, lưng và ngực. Ở đốt cuối cùng xuất hiện hai gai lồi.

Giai đoạn trưởng thành

Bọ nhảy có hình bầu dục ở giai đoạn trưởng thành. Cơ thể có chiều dài khoảng 2 – 2,5mm. Cánh bọ có màu đen bóng, cứng và có một vạch màu vàng nhạt ở phần giữa mỗi cánh. Phần thân cong như hình củ lạc, đặc biệt có sức nhảy dài do phần chân sau rất to, khỏe. Chính vì vậy mà bọ nhảy còn được gọi là bọ sọc cong.

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để ảnh vừa màn hình điện thoại iPhone?

Đặc điểm sinh học của bọ nhảy

Thời điểm bọ nhảy hoạt động nhiều nhất là vào mùa khô. Mật độ bọ sẽ giảm đi nhiều vào mùa mưa. Thời gian bọ nhảy gây hại mạnh nhất là vào khoảng sáng sớm và chiều mát. Chúng thường lẩn trốn ở mặt dưới lá cây khi trưa nắng hoặc ở dưới gốc cây mát. Bạn cần lưu ý thêm một đặc điểm nữa là loài bọ nhảy này có đặc tính giả chết. Chúng sẽ nhảy đi rất nhanh khi xuất hiện tác động mạnh.

Những loại bọ nhảy phổ biến

Bọ nhảy ở chó

Bên cạnh một số loài bọ nhảy khác ở chuồng gà (Pulex irritans) thì cũng còn loài bọ nhảy Ctenocephalides felis orientis và Ct. felis felis kí sinh trên vật nuôi như chó để hút máu, rất phiền toái.Bọ nhảy ở chó đẻ trứng và phát triển ở ổ chó nằm, xuất hiện ở khắp nơi từ rừng núi, nông thôn đến thành thị. Cả con đực và con cái đều hút máu vật nuôi để sống.

Bọ nhảy ở mèo

Ở Việt Nam, loài bọ nhảy ở mèo thường kí trên trên mèo nuôi trong nhà và đẻ trứng ngay ổ mèo nằm. Bọ nhảy sinh sản rất nhanh, số lượng nhiều vào mùa xuân hè nên chúng tăng cường hút máu mèo. Nếu ổ nằm của mèo ở tầng một thì bọ nhảy có thể vận động lên đến tầng 2. Đây là loài côn trùng hết sức nguy hiểm.

Bọ nhảy hại rau

Khi rau cải còn nhỏ, cụ thể sau khi gieo hạt khoảng 7 – 10 ngày thì bọ nhảy gây hại rất mạnh. Chúng nằm trong đất và cắn phá rễ, củ, cải,… tạo thành lỗ ăn sâu vào trong rễ, trong củl hoặc tạo ra những đường lõm làm cho cải bị còi cọc, chậm lớn, rễ và củ dễ bị thối gây thiệt hại nghiêm trọng đến phẩm chất và năng suất mùa màng.

Cách diệt bọ nhảy

Cách diệt bọ nhảy trên giường

Sử dụng tinh dầu

Diệt bọ nhảy trên giường bằng tinh dầu là cách dân gian được áp dụng bởi nhiều gia đình hiện nay. Bọ nhảy vô cùng sợ hãi những mùi hương như tinh dầu. Bạn có thể dùng tinh dầu để xông trong phòng ngủ (oải hương, bạc hà, bạch đàn,…) để diệt trừ bọ nhảy.

Dùng muối

Một trong những cách diệt trừ bọ nhảy trên giường hiệu quả đó là dùng muối. Đây là cách vừa mang lại hiệu suất cao vừa đảm bảo an toàn. Là một chất làm khô, muối có tính hút ẩm cao nên khi bọ nhảy vận động và di chuyển bị dính phải sẽ bị chảy máu đến chết. Ở những vị trí có bọ nhảy, bạn chỉ cần giã nhuyễn muối và rải.

Sau khi rải khoảng 7 – 10 ngày, bạn quét sạch hoặc hút bụi lại những nơi được rải muối, tại đây sẽ có xác bọ nhảy và cả muối. Bạn có thể áp dụng từ 1 – 2 lần để tăng tính hiệu quả.Hãy thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, hút bụi ở những nơi mà bọ nhảy thường sinh sống cũng như giặt giũ chăn ga gối đệm để bọ nhảy không có nơi trú ẩn. Hãy kết hợp giặt bằng nước nóng để diệt trừ bọ nhảy trên giường tốt nhất

Cách diệt bọ nhảy ở chó

Bọ nhảy kí sinh trên chó và gây hại cho chó, chúng sẽ hút máu làm hệ miễn dịch bị suy giảm, gây chứng biếng ăn, sút cân và ói mửa, rụng lông ở chó. Khi phát hiện chó bị bọ nhảy kí sinh hãy nhanh chóng diệt trừ băng những cách sau:

Dùng lược chải bọ nhảy chuyên dụng

Là cách diệt bọ nhảy bằng tay thủ công nhưng đây là cách mang lại hiệu suất khá cao. Những chiếc lược chuyên dụng dùng để chải bọ nhảy có thiết kế mảnh, có các kẻ nhỏ giúp chải mượt mà được hết bọ nhảy và các loại rận kí sinh khác trên thú cưng.

Sử dụng thuốc diệt bọ nhảy chuyên dụng cho vật nuôi

Bạn có thể trộn thuốc diệt bọ nhảy với thức ăn của vật nuôi. Cách này cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần trộn thức ăn của thú cưng cùng với thuốc diệt bọ nhảy. Những loại thuốc chuyên dụng này có tính năng tấn công vào hệ thần kinh của bọ nhảy làm chúng bị tê liệt.Hoặc bạn cũng có thể dùng để xịt trực tiếp lên da cho chó ở các vị trí như xương vai hay xương dọc sống lưng 1 lần mỗi tháng.

Sau khi sử dụng một thời gian, bạn có thể tắm lại bằng xà phòng để vệ sinh cho thú cưng và vô hiệu xác bọ chết.Bạn cũng cần biết những giải pháp phòng tránh bọ nhảy ở thú cưng bên cạnh những giải pháp diệt trừ như thường xuyên tắm rửa cho chó để bọ nhảy hay rận ve có cơ hội sinh sôi, làm tổ. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tinh dầu để thoa trực tiếp lên lông của thú cưng để xua đuổi bọ nhảy.

Thuốc diệt bọ nhảy

Nếu bạn muốn tìm một cách để diệt bọ nhảy nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian và mang lại hiệu quả cao thì dùng các loại thuốc diệt chuyên dụng chính là lựa chọn vô cùng đúng đắn. Các sản phẩm diệt bọ nhảy hiện nay đều rất an toàn và không chứa các chất độc hại như Permethin, Pyrethin,… nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Nhiều sản phẩm hiện nay đã được kiểm chứng mang lại hiệu quả diệt bọ nhảy cao chỉ trong 2 tuần sử dụng.

Một số loại thuốc chuyên trị bọ nhảy bảo vệ thực vật mà bạn có thể tham khảo như: Diaphos 50EC; Olong 55WP; Biocin 16WP hoặc 8000SC; Sherzol 205EC; Vibasu 50EC;… Bạn nên phun thuốc chiều mát hoặc vào sáng sớm.Trên đây là những thông tin về bọ nhảy, đặc điểm sinh thái cũng như những cách diệt trừ bọ nhảy đã được chia sẻ đến bạn.

Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loài côn trùng bọ nhảy cũng như biết được cách diệt trừ chúng thật hiệu quả để mang lại mùa màng bội thu nhất.

Từ khóa » Con Bọ Nhảy Là Con Gì