Bộ Nhớ đệm Intel Optane Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Laptop Có Intel ...

Intel Optane là một công nghệ bộ nhớ đệm mới nhất được trình làng bởi nhà sản xuất chip Intel, công nghệ này sẽ giúp cho laptop của bạn hoạt động nhanh và ổn định hơn thông thường. Hãy cùng tìm hiểu bộ nhớ này có gì đặc biệt và tại sao nên chọn laptop có bộ nhớ này nhé !

1. Lợi ích của bộ nhớ đệm Intel Optane

- Giúp tăng tốc khả năng phản hồi của máy tính. Bộ nhớ sẽ truy cập nhanh vào các tài liệu, hình ảnh, video và ứng dụng thường sử dụng của máy tính và ghi nhớ lại sau khi bạn tắt nguồn, từ đó giúp bạn giảm thời gian chờ khi sáng tạo, chơi game và sản xuất nội dung.

2. Tất cả về Intel Optane

Bộ nhớ đệm Intel Optane là gì?

Khi ra mắt dòng vi xử lý Intel Core i thế hệ thứ 7, Kaby Lake, Intel cũng đã giới thiệu 1 bộ nhớ đặc biệt, đó là Intel Optane. Đây là công nghệ bộ nhớ đệm dung lượng lớn thế hệ mới nhất ứng dụng công nghệ 3DXPoint (đọc là cross point). Intel Optane có tốc độ siêu nhanh, sử dụng cổng M2, và có các dung lượng 16GB, 32GB, 64GB.

Bộ nhớ đệm Intel Optane là gì?

Cách hoạt động của Intel Optane

Intel Optane hoạt động như một bộ nhớ đệm thực thụ. Optane sẽ truy cập vào các tập tin, ứng dụng thường sử dụng và sẽ ghi nhớ, lưu trữ nó lên bộ nhớ tốc độ cao của mình. Thay vì CPURAM phải chờ ổ cứng thực hiện các tác vụ xử lý thì nay đã có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ bộ nhớ đệm Optane, từ đó tăng tốc độ đọc và tăng khả năng xử lý lên gấp nhiều lần so với ổ cứng HDD hoặc thậm chí là ổ SSD truyền thống.

Cách hoạt động của Intel Optane

Lí do nên chọn laptop có bộ nhớ đệm Intel Optane?

- Giúp tốc độ khởi động laptop, tập tin thường dùng nhanh hơn nhiều.

- Kết hợp với HHD hiệu quả khi làm việc chung

- Tiết kiệm hơn thay vì thay toàn bộ thành SSD

- Tận dụng được dung lượng ổ HHD có sẵn

Vì vậy, tốc độ sẽ trở nên nhanh hơn rất là nhiều so với việc phải chờ đợi lâu như trước kia

Lí do nên chọn laptop có bộ nhớ đệm Intel Optane?

Cấu hình phần cứng và phần mềm phù hợp với Intel Optane

Khả năng tương thích với cấu hình của Optane khá kén chọn, yêu cầu cơ bản như sau:

- Bo mạch chủ có giao tiếp M.2, không cần mang thương hiệu Intel nhưng phải hỗ trợ BIOS cho Optane.

- Bo mạch chủ sử dụng chipset Intel (gồm Z270, Q270, H270, Q250, B250 và C236).

- Chỉ hỗ trợ bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 7 mới nhất.

- Tương thích với chỉ Windows 10 64 bit.

- Sau khi lắp ráp phải cài đặt thêm Driver để sử dụng được Intel Optane.

Cấu hình phần cứng và phần mềm phù hợp với Intel Optane

Xem thêm:

  • So sánh Intel Optane H10 và M10.
  • Nâng cấp laptop - Những phần có thể nâng cấp và những lưu ý liên quan
  • Bộ nhớ Intel Optane H10 là gì?
  • Máy tính không nhận Intel Optane - Nguyên nhân và cách khắc phục.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích và giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về bộ nhớ đệm Intel Optane.

Hỏi Đáp Thế GIới Di Động

33.803 lượt xem

Từ khóa » Công Nghệ Intel Optane Của Hãng Nào