Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì? Chức Năng Là Gì?

Cùng là bộ phận nằm trong hệ thống nhớ nhưng chức năng của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài lại không hoàn toàn giống nhau. Vậy bộ nhớ ngoài của máy tính là gì? Thực hiện chức năng gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN để biết đáp án!

Bộ nhớ ngoài của máy tính là gì?

Ổ cứng Kingston

MỤC LỤC

Toggle
  • Bộ nhớ ngoài của máy tính có chức năng gì?
    • Bộ nhớ ngoài và chức năng của bộ nhớ ngoài
    • So sánh bộ nhớ ngoài với bộ nhớ trong
  • Giải đáp thắc mắc liên quan đến bộ nhớ ngoài của máy tính
    • ROM là bộ nhớ trong hay ngoài?
    • Bộ nhớ ngoài gồm những gì?
    • Có nhất thiết phải đầu tư bộ nhớ ngoài không?
    • Nên lựa chọn loại ổ cứng nào?

Bộ nhớ ngoài của máy tính có chức năng gì?

Bộ nhớ ngoài và chức năng của bộ nhớ ngoài

Bộ nhớ ngoài hay còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp hoặc ổ cứng gắn ngoài, thường nằm trong một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa cứng thể rắn, đĩa CD/DVD. Bộ nhớ này có thể tháo rời đồng nghĩa cũng có thể sử dụng cho các máy tính khác. → Phương pháp lưu trữ dữ liệu khác với bộ nhớ trong.

đĩa mềm- một dạng của bộ nhớ ngoài của máy tính

Đĩa mềm- một dạng của bộ nhớ ngoài của máy tính

Những thiết bị này có thể gắn trực tiếp vào hệ thống máy tính. Chức năng của bộ nhớ ngoài của máy tính bao gồm:

  • Lưu trữ dữ liệu
  • Lưu trữ thông tin rộng (có thể lắp vào máy tính khác)
  • Chia sẻ “gánh nặng” giúp bộ nhớ trong

Nếu xét đến tốc độ đọc, ghi, xử lý dữ liệu của bộ nhớ ngoài không thể so sánh với bộ nhớ trong.

RAM- Bộ nhớ trong

RAM- Bộ nhớ trong

So sánh bộ nhớ ngoài với bộ nhớ trong

Dưới đây là một vài điểm khác biệt chính giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong:

Bộ nhớ trongBộ nhớ ngoài
Vẻ bề ngoàiCó dạng chip hoặc dạng thanh RAM được gắn vào MainboardGiống như một thiết bị lưu trữ, ổ, đĩa và có thể kết nối với nhiều máy tính khác
Kết nốiKết nối nội bộ bằng cách chèn chip, gắn vào khe cắm trên MainboardThông qua cáp dữ liệu hoặc bên ngoài vào mạng
Đặc điểm lưu trữDữ liệu được lưu tạm thờiDữ liệu được lưu vĩnh viễn trong thời gian dài

Khi sử dụng một số trình duyệt Web như Chrome, coccoc, hay chơi các game nặng, thực hiện các tác vụ liên quan đến Excel, cần ghi nhớ dữ liệu tức thời bạn sẽ cần đến RAM.

Để lưu trữ những game nặng, ứng dụng đồ họa, hệ điều hành, các phần mềm khác nhau hay để khởi động chương trình bạn phải cần đến bộ nhớ thứ cấp. Chúng không chỉ thực hiện nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu mà còn giúp máy load, chạy mượt hơn.

máy tính Workstation

Để máy hoạt động “mượt” với các chương trình đồ họa nặng, cần có bộ nhớ ngoài dung lượng lớn

Giải đáp thắc mắc liên quan đến bộ nhớ ngoài của máy tính

ROM là bộ nhớ trong hay ngoài?

ROM là bộ phận nằm sẵn trong máy tính nên nó là bộ nhớ trong. ROM là viết tắt của Read Only Memory- bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển. Đúng như tên gọi của nó, đây là bộ nhớ chỉ đọc. Chức năng của ROM: lưu trữ chương trình giúp máy tính khởi động.

ROM- bộ nhớ trong của máy tính

Bộ nhớ ngoài gồm những gì?

Bộ nhớ ngoài của máy tính gồm nhiều thiết bị cứng như: Ổ cứng, CD/DVD, USB. Chúng thực hiện chức năng lưu trữ thông tin, dữ liệu. Chính vì có thể tháo rời nên những thiết bị này có thể được sử dụng trong nhiều máy tính khác nhau → Thuận lợi cho việc trao đổi, sao lưu dữ liệu giữa các máy tính.

Trong số những thiết bị trên, ổ cứng là thiết bị phổ biến hơn, quan trọng hơn cả trong những PC gaming hay những PC dùng cho thiết kế, dựng video.

USB- bộ nhớ ngoài của máy tính

USB

Ổ cứng SSD

Ổ cứng

Có nhất thiết phải đầu tư bộ nhớ ngoài không?

Câu trả lời là có. Đối với CD/DVD hay USB bạn nên sử dụng trong trường hợp muốn sao lưu chương trình, dữ liệu và muốn trao đổi chúng với những máy tính khác.

Đối với ổ cứng máy tính, bạn nên đầu tư một loại chất lượng, có dung lượng cao nếu muốn chơi game, làm các tác vụ liên quan đến đồ họa ổn định. Ổ cứng không chỉ thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu mà còn giúp máy khởi động “mượt” hơn.

Ổ cứng máy tính

Nên lựa chọn loại ổ cứng nào?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại ổ cứng là HDD và SSD. Về khả năng hoạt động ổn định, tốc độ ghi, đọc, SSD chiếm ưu thế hơn hẳn HDD nhưng mức giá của SSD lại cao hơn hắn.

→ Nên chọn ổ cứng SSD nếu: bạn cần tốc độ xử lý dữ liệu công việc cao, làm việc trong lĩnh vực đồ họa, kỹ sư…

→ Chọn ổ HDD nếu: bạn cần một ổ để download nhiều lượng lớn dữ liệu, máy tính sử dụng phổ thông…

Với những ai muốn tiết kiệm chi phí thì cũng có thể đầu từ HDD trước sau đó mua thêm SSD.

Ổ cứng máy tính

Lắp thêm ổ cứng cho máy tính

Trên đây là bài viết tổng hợp về cách phân loại, chức năng bộ nhớ ngoài của máy tính. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Từ khóa » Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài