Bộ Nhớ Ngoài Dùng để Làm Gì? Nên Mua Loại Bộ Nhớ Ngoài Nào?
Có thể bạn quan tâm
Ổ cứng, ổ cứng USB, đĩa CD/DVD… đều là những thiết bị thuộc bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ ngoài dùng để thực hiện rất nhiều chức năng, không chỉ dừng lại ở việc lưu trữ dữ liệu. Công dụng, cách lựa chọn các loại bộ nhớ ngoài sẽ được SPEEDCOM.VN phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
- Bộ nhớ ngoài dùng để làm gì?
- Lưu trữ dữ liệu- Chức năng cơ bản của bộ nhớ ngoài
- Một số nhiệm vụ khác của bộ nhớ ngoài
- Có các loại bộ nhớ ngoài nào? Nên mua gì?
- Có những loại bộ nhớ ngoài nào?
- USB
- CD/DVD
- Các loại ổ cứng
- Nên lựa chọn thiết bị gì?
- Với nhu cầu lưu trữ dữ liệu linh hoạt
- Lưu trữ tệp, chương trình máy tính
- Không cần lưu trữ quá nhiều dữ liệu
- Có những loại bộ nhớ ngoài nào?
Bộ nhớ ngoài dùng để làm gì?
Lưu trữ dữ liệu- Chức năng cơ bản của bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài gồm nhiều thiết bị rời, được bổ sung thêm vào máy tính giúp lưu trữ dữ liệu, phần mềm của máy tính. Hay nói cách khác, bộ nhớ ngoài dùng để mở rộng bộ nhớ lưu trữ cho máy.
Dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài sẽ không bị “bay hơi”, không mất đi ngay cả khi nguồn điện bị ngắt. Vì tính linh hoạt, có thể tháo rời nên bạn có thể sử dụng một số thiết bị của bộ nhớ ngoài cho nhiều máy tính khác nhau.
Đầu lọc thẻ nhớ
Một số nhiệm vụ khác của bộ nhớ ngoài
Một số bộ phận của bộ nhớ ngoài như: ổ đĩa cứng, ổ cứng bên cạnh nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu còn thực hiện nhiều công việc khác như:
→ “Chia sẻ” dung lượng với bộ nhớ trong: Một số dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ trong khi chưa cần đến sẽ được chuyển sang ổ cứng. Điều này giúp “giải phóng” không gian cho RAM.
→ Chịu trách nhiệm cho một số vấn đề quan trọng như: tốc độ khởi động máy tính, tốc độ chép, xuất dữ liệu máy…
Tổng kết: Bộ nhớ ngoài dùng để để lưu trữ một số dữ liệu khi máy đang hoạt động, hỗ trợ chạy chương trình… bên cạnh chức năng lưu trữ file, tệp trong thời gian dài.
Có các loại bộ nhớ ngoài nào? Nên mua gì?
Có những loại bộ nhớ ngoài nào?
Một số thiết bị lưu trữ ngoài dành cho máy tính để bàn phổ biến hiện nay phải kể đến như: USB, các loại ổ cứng, CD/DVD…
USB
USB là một loại bộ nhớ ngoài giá rẻ, được sử dụng để lưu trữ file, tệp. Ngoài ưu điểm giá rẻ, thiết bị này còn có nhiều “điểm cộng” khác như: nhỏ gọn, có thể sử dụng trên nhiều máy tính (chỉ cần có cổng kết nối USB), dễ dàng mang đi…
CD/DVD
Tương tự như USB, đĩa quang CD/DVD cũng là một thiết bị lưu trữ giá rẻ. Tuy nhiên so về sự tiện lợi, dung lượng với USB thì thiết bị này “yếu thế” hơn rất nhiều. Đó là lý do các loại đĩa quang không còn được ưa chuộng như trước đây, các PC, laptop cũng không còn hỗ trợ ổ DVD nữa.
Các loại ổ cứng
Nhắc đến các loại ổ cứng được sử dụng cho PC phải kể đến: ổ cứng USB, ổ đĩa cứng, ổ cứng SSD…
→ Ổ cứng USB: là 1 loại ổ cứng được kết nối thông qua khe cắm USB.
→ Ổ đĩa cứng (HDD): ổ bên trong có đĩa từ có thể đọc, ghi dữ liệu
→ Ổ cứng lưu trữ thể rắn SSD: không lưu trữ dữ liệu trên lá đĩa cơ học mà lưu trên các chip NAND Flash.
Ổ cứng USB
Ổ đĩa cứng HDD
Ổ cứng SSD Kingston
Trong 4 loại ổ cứng trên, chỉ có ổ cứng SSD là có dung lượng thấp nhất với mức tối đa đạt khoảng 521GB, trong khi những ổ cứng khác có thể đạt 1- 4TB.
Nên lựa chọn thiết bị gì?
Hiện nay, nhắc đến những thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để mở rộng dung lượng bộ nhớ của máy tính, USB, ổ cứng SSD và ổ đĩa cứng HDD là những thiết bị phổ biến hơn cả.
Với nhu cầu lưu trữ dữ liệu linh hoạt
USB vẫn là thiết bị được lựa chọn nhiều hơn cả với nhu cầu sao lưu dữ liệu linh hoạt, tiện lợi. Dữ liệu bên trong USB có thể dễ dàng chia sẻ qua nhiều máy tính khác nhau.
Lưu trữ tệp, chương trình máy tính
Với giá thành rẻ, dung lượng lớn, ổ cứng HDD là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn lưu trữ lượng file, tệp hình ảnh, video, chương trình “khổng lồ”. Tuy nhiên “điểm trừ” của ổ đĩa cứng HDD lại là tốc độ đọc ghi chậm, hoạt động kém ổn định, tiếng ồn lớn…
Trong khi đó, tốc độ đọc, ghi nhanh, ổn định… lại là thế mạnh của ổ cứng SSD. Nhưng dung lượng ổ cứng SSD thấp, giá thành cao.
→ Sẽ là lãng phí nếu bạn cần nhiều ổ SSD để lưu trữ file, chương trình nặng.
Một trong những giải pháp tiết kiệm được nhiều người sử dụng nhất: Sử dụng cả 2 ổ SSD và HDD. Ổ SSD dùng để chạy chương trình, ổ HDD sử dụng để lưu dữ liệu.
Không cần lưu trữ quá nhiều dữ liệu
Với những máy tính chuyên chơi game, làm đồ họa… bạn chỉ cần đầu tư 1 ổ cứng SSD có dung lượng khoảng 512GB. Tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng của ổ cứng SSD sẽ giúp bạn xử lý mọi tác vụ “mượt” hơn.
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu bộ nhớ ngoài dùng để làm gì, cách lựa chọn thiết bị lưu trữ ngoài của máy tính. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của SPEEDCOM cũng như theo dõi Fanpage SPEED COMPUTER!
Từ khóa » Bộ Nhớ Ngoài Dùng để Làm Gì
-
Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì? Chức Năng Là Gì?
-
Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì? Có Chức Năng Gì? Gồm Thiết Bị Nào?
-
Bộ Nhớ Ngoài Dùng để?
-
Bộ Nhớ Ngoài Bao Gồm Những Thiết Bị? - Luật Hoàng Phi
-
Bộ Nhớ Ngoài Dùng để Làm Gì? Nên Mua Loại Bộ Nhớ Ngoài Nào?
-
Bộ Nhớ Ngoài Dùng để: - Trắc Nghiệm Online
-
Bộ Nhớ Ngoài Dùng để:A. Lưu Trữ Lâu Dài Dữ Liệu Và Hỗ Trợ C
-
Lưu Trữ Dữ Liệu Máy Tính – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Biệt Bộ Nhớ Ngoài Và Bộ Nhớ Trong Trên Android - .vn
-
Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì
-
RAM Và Bộ Nhớ Ngoài: Sự Khác Biệt Là Gì? - FPT Shop
-
Rom Và Ram Là Gì? Ram Là Bộ Nhớ Trong Hay Ngoài? - Nguyễn Kim
-
Các Thiết Bị Lưu Trữ Là Gì? Có Những Loại Nào? - Mstar Corp
-
Trình Bày Chức Năng Của CPU, Bộ Nhớ Trong, Bộ Nhớ Ngoài, Thiết Bị ...