Bộ Phận Cò Của Súng AK Có Tác Dụng Gì? - Top Lời Giải

Câu hỏi: Bộ phận cò của súng AK có tác dụng gì?

Trả lời:

Bộ phận cò của súng AK có tác dụng: Để giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hỏa, định cách bắn, khóa an toàn và chống nổ sớm. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo, chức năng của cây súng AK này nhé!

Mục lục nội dung 1. Tác dụng, tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK2. Cấu tạo chung của súng, đạn3. Cách lắp và tháo súng, đạn4. Vị trí các bộ phận trước khi lên đạn5. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK

- Súng tiểu liên AK trang bị cho một người sử dụng, dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch.

- Súng có cấu tạo gọn nhẹ, bắn được cả liên thanh và phát một. Bắn liên thanh là hình thức hỏa lực chủ yếu.

- Súng AK sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và sử dụng đạn kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất, Việt Nam thường gọi là đạn K56. Đạn K56 có 4 loại đầu đạn, đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên, đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.

Bộ phận cò của súng AK có tác dụng gì?

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100 – 800m, AKM và AKMS đến 1000m.

- Tầm bắn hiệu quả 400m.

- Tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 0.5m là 350m, với mục tiêu cao 1.5m là 525m.

- Tốc độ đầu của đầu đạn 710m/s; AKM và AKMS là 715m/s

- Tốc độ bắn ;

+ Lý thuyết khoảng 600 phát/phút.

+ Chiến đấu: khi bắn liên thanh 100 phát/phút, khi băn phát một 40 phát/phút.

Khối lượng của súng: AK là 3.8kg; AKM là 3.1kg; AKMS là 3.3kg. Khi lắp đủ 30 viên đạn khối luợng của súng tăng 0.5kg.

2. Cấu tạo chung của súng, đạn

2.1. Cấu tạo chung của súng gồm 11 bộ phận:

- Nòng súng.

- Bộ phận cò.

- Bộ phận ngắm.

- Bộ phận đẩy về.

- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay.

- Báng súng và tay cầm.

- Bệ khóa nòng và thoi đẩy.

- Hộp tiếp đạn.

- Khóa nòng.

- Lê.

2.2. Cấu tạo của đạn.

Đạn K56 có 4 bộ phận:

- Đầu đạn.

- Vỏ đạn.

- Thuốc phóng

- Hạt lửa.

3. Cách lắp và tháo súng, đạn

3.1. Quy tắc chung tháo và lắp súng

- Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.

- Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết.

- Trước khi tháo, lắp phải khám súng.                   

- Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.

Trước khi tháo súng phải khám súng, động tác phải đúng thứ tự để đảm bảo súng không gặp vấn đề khi sử dụng, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

3.2. Quy tắc tháo lắp đạn

Lắp đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn.

Tháo đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.

4. Vị trí các bộ phận trước khi lên đạn

- Đầu thoi nằm trong khâu truyền khí thuốc.

- Cần định cách bắn ở vị trí trên cùng (khóa an toàn).

- Viên đạn thứ nhất nằm sát dưới khóa nòng.

- Khóa nòng nằm sát mặt cắt sau nòng súng.

5. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

- Gạt  cần  định  cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.

- Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.

- Khi  đầu đạn  qua lỗ trích  khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi,  hất vỏ đạn ra ngoài.

- Khi  bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận  đẩy về giãn ra đẩy  bệ khoá nòng và  khoá nòng tiến, đưa  viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

Từ khóa » Bộ Phận Có Của Súng Ak Có Tác Dụng Gì