Bọ Rùa – Loài Thiên địch Có ích Giúp Bảo Vệ Cây Trồng Cực Hiệu Quả
Bọ rùa là loài côn trùng đầy tiềm năng, chúng giúp tiêu diệt những côn trùng gây hại trong vườn để bảo vệ cây trồng. Đối với những vườn trồng đang canh tác theo hướng hữu cơ tự nhiên thì rất cần thiết có loại thiên địch này trong vườn nhà. Tuy nhiên không phải loại bọ rùa nào cũng có lợi, để hiểu rõ hơn, tìm hiểu ngay qua bài viết sau của ĐGT bạn nhé!
- 1/ Đặc điểm bọ rùa
- 2/ Phân biệt bọ rùa có lợi và bọ có hại
- Bọ rùa có ích
- Bọ rùa có hại
- 3/ Tập tính
- 4/ Lợi ích của bọ rùa
- 4.1 Tiêu diệt rệp sáp và nhện
- 4.2 Loại bỏ thuốc trừ sâu hóa học
- 4.3 Tiết kiệm chi phí
- 4.4 Đối phó với tình trạng kháng thuốc trừ sâu
- 5/ Biện pháp thu hút bọ rùa
- 6/ Phòng ngừa bọ rùa có hại (loại 28 chấm) thế nào?
1/ Đặc điểm bọ rùa
Bọ rùa hay bọ cánh cam là loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng, “Bọ rùa” là tên gọi chung cho các loài côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống, phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có loài không có).
Bọ rùa có tên tiếng anh là Coccinellidae. Trên thế giới hiện nay có khoảng 5000 loại, hầu hết chúng đều sở hữu thân hình tròn trịa với 6 chiếc chân nhỏ, ngắn, mỗi chân có 4 đốt.
Bọ rùa (bọ cánh cam) có kích thước khá nhỏ, chỉ dài từ 0,1 – 1 cm tùy loài. Chúng có đầu nhỏ, thường có 2 vệt màu trắng và có 2 râu cách xa nhau. Con đực có kích thước trung bình nhỏ hơn con cái.
Người ta phân loại bọ rùa tùy theo số chấm và hình thái cơ thể. Dựa vào đó, con người có thể phân biệt được loại có lợi cho canh tác nông nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp khai thác và bảo vệ loài côn trùng này.
2/ Phân biệt bọ rùa có lợi và bọ có hại
Bọ rùa có ích
– Ấu trùng của chúng có hình tròn, kích cỡ khá lớn
– Thường có màu sắc sặc sỡ, mang màu đỏ, cánh bóng vì ăn thịt (rệp) nhiều.
– Có ít chấm trên thân, hoặc vài khoang đen
– Bọ cánh cam bám trên mặt sau lá chuyên ăn các loài sâu rầy, sâu non là một loài thiên địch
– Một số bọ cánh cam có ích nổi bật: Bọ rùa vàng, Bọ rùa đỏ,…
Bọ rùa có hại
– Màu sắc nhạt hơn, thường là màu cam, cánh hơi nhám nếu sờ vào cánh sẽ thấy rõ, vì ăn rau nhiều.
– Thường có nhiều chấm đen nhỏ trên thân, khoảng 28 chấm.
– Bọ cánh cam có hại ăn lá cây chừa lại gân lá, gây hại cho bầu bí, lúa, khoai, ngoài ra chúng còn ăn ngọn cây và các loại quả của sầu riêng, dưa leo, cà chua,…
Bọ rùa 28 chấm gây hại trên lá
3/ Tập tính
Vào mùa xuân, rệp lúa từ trứng nở ra, bọ rùa cũng “thức giấc” sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào.
Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng, dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một bọ rùa đẻ khoảng 10-20 trứng một lần, một vòng đời có thể đẻ đến vài nghìn trứng.
Các loại thức ăn yêu thích của bọ rùa bao gồm: rệp, nhện và rệp sáp. Bọ rùa trong cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành đều có thể ăn thịt những con côn trùng này, một con bọ sẽ nuốt chửng hàng ngàn con rệp trong đời.
4/ Lợi ích của bọ rùa
4.1 Tiêu diệt rệp sáp và nhện
Bọ rùa hay bọ cánh cam được coi là một loài bọ có ích giúp loại bỏ rệp gây hại cho cây trồng, rệp sáp và các loài côn trùng phá hoại khác. Bọ rùa trưởng thành ăn những con côn trùng này. Chúng cũng đẻ trứng trong một số rệp hoặc con mồi khác để ấu trùng mới nở cũng có thể ăn côn trùng.
4.2 Loại bỏ thuốc trừ sâu hóa học
Thuốc trừ sâu hóa học không chỉ khiến môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm tồn dư chất độc hại, mà còn giết chết cả những loài côn trùng hữu ích. Điều này hoàn toàn không đem lại lợi ích lâu dài cho khu vườn. Tận dụng côn trùng có lợi để diệt trừ và kiểm soát các loài sâu hại chính là một cách tuyệt vời để nói không với thuốc trừ sâu.
Trong đó, bọ cánh cam đóng một phần không nhỏ trong việc hạn chế thuốc bảo vệ thực vật. Với vai trò là một loài thiên địch quan trọng trong các mô hình canh tác hữu cơ bền vững, con người ngày càng biết khai thác tiềm năng của loài côn trùng này hơn.
4.3 Tiết kiệm chi phí
Những loài côn trùng có lợi sẽ ở lại khu vườn nếu chúng ta tạo ra môi trường để chúng có thể phát triển mạnh. Thậm chí còn không phải tốn tiền nếu những côn trùng hữu ích đó có nguồn gốc từ địa phương.
Sự phát triển của bọ rùa có ích giúp tiêu diệt côn trùng, có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, việc áp dụng các họ bọ cánh cam có ích không hề tốn chi phí mà ngược lại còn góp phần trong việc tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bọ rùa ăn rệp xanh
4.4 Đối phó với tình trạng kháng thuốc trừ sâu
Việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã khiến cho một số loại sâu bệnh hình thành sức đề kháng hóa học đối với thuốc trừ sâu. Để đối phó với tình trạng này, biện pháp hiệu quả nhất chính là sử dụng quy luật của tự nhiên, lấy loài này tiêu diệt loài khác.
Bọ rùa trở thành loài thiên địch quan trọng, chúng biến các loài rệp sáp, nhện, … thành thức ăn của chúng, tạo nên một chuỗi thức ăn và làm đa dạng thêm hệ sinh thái. Từ đó, các loài côn trùng từ lâu đã kháng thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị hạn chế.
5/ Biện pháp thu hút bọ rùa
Bọ cánh cam cũng ăn phấn hoa của một vài loại cây, vì vậy nếu bạn muốn thu hút chúng hãy tiến hành trồng những loại cây như: hoa tỏi, chi mỏ hạt, thì là, thanh cúc, cúc tâm tư, hoa tuyết cầu, ngò ta, ngò tây,….
Ngoài ra còn có các loại cây trồng khác có thể thu hút bọ rùa như: thì là, bồ công anh, cây cứu ngài lưỡi chó (cúc ngài), dương kỳ thảo, cỏ giáp trạng, hoa nhái, bạc hà….
Nền nông nghiệp bền vững đang ngày càng được chú trọng, trong đó việc sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu bệnh hại lại có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là bọ rùa. Với những lợi ích mà loại côn trùng này mang lại, chúng ta hãy tận dụng và làm cho nơi canh tác của mình thêm đa dạng và ngăn ngừa hữu hiệu một số loài gây hại.
Trứng bọ rùa 28 chấm
Ấu trùng bọ rùa 28 chấm
Bọ rùa 28 chấm gây hại
6/ Phòng ngừa bọ rùa có hại (loại 28 chấm) thế nào?
Ngoài việc nhân giống, bảo vệ bọ rùa có lợi thì chúng ta cũng cần có các biện pháp phòng trừ bọ có hại, tránh các ảnh hưởng xấu đến cây trồng bằng cách:
– Cắt bỏ phần lá, ngọn, quả bị bọ cánh cam ăn để cây trồng tập trung dinh dưỡng nuôi các bộ phận khác
– Khuyến khich bắt thủ công, tiêu diệt các con nhộng, bọ non và bọ trưởng thành
– Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư thực vật, phơi đốt bỏ
– Trường hợp nặng có thể sử dụng thuốc để phòng trừ
Sfarm.vn
*Xem thêm:
- Kiến vàng – bạn đồng hành không thể thiếu đối với vườn cây ăn trái
- Bẫy Pheremore – liệu pháp vàng trong phòng trị côn trùng gây hại
- Hệ thống miễn dịch và cơ chế bảo vệ của cây trồng
- [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả
Từ khóa » Bọ Dừa Có ăn được Không
-
BVXA – VL: SUÝT MẤT MẠNG VÌ ĂN CON ĐUÔNG DỪA
-
Bọ Dừa Là Gì? Cách Nhận Diện Và Phòng Trị - AZ Farming
-
Bọ Dừa - Thiệt Hại Và Phòng Trị
-
Bọ Dừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
7 Thuốc Trị Bọ Dừa Nhanh Nhất Cho Người Trồng Dừa - .vn
-
Bo-dua--Thiet-hai-va-phong-tri-2-ml
-
Sâu Bệnh Hại Dừa - Sở Khoa Học Và Công Nghệ Bến Tre
-
Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Ăn đuông Dừa Có Tác Dụng Gì? Có Tốt Không?
-
Những Món Côn Trùng Kinh Dị Nhưng Tốt Cho Sức Khỏe - Vietnamnet
-
Đuông Dừa Là Gì? Mua ở đâu, Giá Bao Nhiêu? Cách Sơ Chế đuông Dừa
-
11 Loài Côn Trùng Bạn Hoàn Toàn Có Thể ăn được - Ẩm Thực - Zing
-
Mối Nguy Hiểm Từ Nhộng Tằm, đuông Dừa - Bệnh Thường Gặp
-
Những Lợi ích Của Bọ Rùa Mang Lại Cho Cây Trồng
-
ĐUÔNG DỪA LÀ CON GÌ? MỘT MÓN ĂN ĐỘC LẠ - DẠO MÁT
-
Bọ Dừa Là Gì? Đặc Điểm, Tác Hại Và Cách Diệt Trừ