Bộ Sậu đài Công "SBS - KBS - MBC" Thất Thế Nặng, Phim Truyền Hình ...
Có thể bạn quan tâm
Goblin gây sốt châu Á, Arthdal Chronicle và nhiều drama Hàn phủ sóng toàn thế giới thông qua nền tảng Netflix, Sky Castle được Hollywood mua bản quyền remake. Đó là những thành tích hoành tráng mà những đại gia đài cáp ở Hàn Quốc đã làm được thời gian gần đây. Lãnh địa phim truyền hình Hàn giờ không còn là sân chơi riêng của những "ông lớn" như SBS, KBS hay MBC nữa. Họ nên bắt đầu lo lắng dần đi là vừa với sự trỗi dậy mạnh mẽ của những thế lực đài cáp.
Top 3 phim truyền hình có rating cao nhất trên đài cáp, từ trái sang phải: Sky Castle (jTBC 2019), Reply 1988 (tvN 2016) và Goblin (tvN 2016)
Về mảng phim truyền hình Hàn, đài quốc gia có gì để tự hào và vì sao phải lo lắng?
Trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm để phân biệt đài quốc gia và đài cáp. Đài quốc gia hay còn gọi là đài công cộng ở Hàn Quốc là những đài chiếu miễn phí, phủ sóng rộng khắp trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc. Các đài quốc gia có quy mô lớn và bề dày lịch sử lâu năm. Ba đài quốc gia lớn nhất cùng năm thành lập là KBS (1961), MBC (1969), SBS (1991).
So với đài quốc gia, đài cáp chỉ phục vụ một đối tượng khán giả nhất định, đó là những người có nhu cầu xem truyền hình trả phí. Ba đài cáp mạnh nhất về phim truyền hình Hàn là OCN (1999), tvN (2006), jTBC (2011). Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng đây được coi là những "đại gia" mới nổi, là những đối thủ đáng gờm của các đài quốc gia trong cuộc chiến phim truyền hình.
tvN được coi là đại gia mới nổi trong cuộc chiến phim truyền hình Hàn.
Với lợi thế về bề dày lịch sử cùng diện phủ sóng rộng khắp, rõ ràng các đài quốc gia có rất nhiều điều để tự hào. Top những phim truyền hình Hàn trên đài công cộng có rating cao nhất mọi thời đại đều thuộc về 3 nhà đài KBS, MBC và SBS. Ở giai đoạn thập niên 90 có thể điểm một số cái tên như You and I (MBC 1998) với rating cao nhất 66,9%, đây là con số kỷ lục mà chưa một bộ phim nào xô ngã. Đứng thứ 2 là Fist Love (Mối Tình Đầu, KBS 1998) với 65,8%. Ở vị trí thứ 3 là What is Love (MBC 1991) đạt 64,9%. Bám sát ở vị trí thứ 4 là Sandglass (SBS 1995) với 64,5%.
You and I của nhà đài MBC là phim truyền hình Hàn có rating cao nhất mọi thời đại.
Đầu những năm 2000, 3 đài trên vẫn dẫn đầu về những phim có rating cao, như Nàng Dae Jang Geum (MBC 2003) với 57,8%, Chuyện Tình Paris (SBS 2005) với 56,3%, Trái Tim Mùa Thu (KBS 2000) đạt 46,1%. Không chỉ gây sốt ở quê nhà, những bộ phim này còn vang danh khắp châu Á.
Nàng Dae Jang Geum là phim truyền hình Hàn có rating cao nhất những năm 2000.
Tuy nhiên, kể từ năm 2010 trở về sau, chỉ có 5 phim truyền hình của đài công lọt vào top 50 phim có rating cao nhất mọi thời đại với thứ hạng thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Đó là Bread, Love and Dreams (KBS 2010) với 49,3% - đứng thứ 30, Wang’s Family (KBS 2014) với 48,3% - đứng thứ 36, Seoyoung, My Daughter (KBS 2013) với 47,6% - xếp thứ 41, My Husband Got a Family (KBS 2012) với 45,3% - xếp thứ 47 và My Golden Life (KBS 2018) với 45,1% - xếp thứ 49. Như vậy giai đoạn này, nhà đài KBS độc chiếm bảng xếp hạng.
Hậu Duệ Mặt Trời gây bão châu Á nhưng vẫn không chen chân vô nổi top.
Những phim truyền hình Hàn gây sốt châu Á trong vài năm trở lại đây như Hậu Duệ Mặt Trời (KBS 2016), Vì Sao Đưa Anh Tới (SBS 2014), Những Người Thừa Kế (SBS 2013) có rating khủng nhưng vẫn không thể chen chân vào bảng xếp hạng trên.
Đáng ngại hơn, top 20 phim có rating thảm nhất lịch sử cũng đều thuộc 3 nhà đài lớn nhất. Đứng đầu bảng là Manhole (KBS 2017) với 1,4%, vị trí thứ 2 thuộc về Late Night Restaurant (SBS 2015) với 1,5%, cùng chia nhau vị trí thứ 3 là Foolish Love (KBS 2000) và 20th Century Boy and Girl (MBC 2017) với 1,8%. Đây là con số bết bát không thể chấp nhận nổi khi phim được chiếu miễn phí trên sóng quốc gia, phủ sóng cả nước với tập khán giả lớn.
Manhole của nhà đài KBS là phim có rating bết bát nhất trong lịch sử.
Nguyên nhân của sự sụt giảm rating của các đài công có thể kể đến thủ phạm hàng đầu là… internet. Ở cái thời mà mỗi người một chiếc smartphone, các dịch vụ stream phim mọc lên nhan nhản, chiếc tivi không còn là nguồn giải trí duy nhất dành cho cả gia đình nữa.
Thứ 2 là số lượng phim được sản xuất ra hàng năm ngày càng nhiều, số lượng kênh chiếu phim ngày càng tăng mà tập khán giả cũng chỉ có vậy nên dẫn đến rating trung bình giảm.
Thứ 3 là ngày càng khan hiếm những kịch bản chất lượng. Những đề tài ăn khách đều đã được khai thác đến cạn kiệt, đội ngũ biên kịch phải vắt óc nghĩ ra những ý tưởng mới. Một điều quan trọng là người ta không thể lấy công thức thành công của năm 2009 để áp dụng cho năm 2019 được. Nếu như thập niên 90 phim truyền hình Hàn gắn với xu hướng ung thư, máu trắng, đầu những năm 2000 phim cổ trang, thần tượng lên ngôi thì ngày nay gu xem phim của khán giả ngày càng cao, đòi hỏi những thứ mới mẻ hơn.
Thế lực đài cáp trỗi dậy với những bộ phim được đầu tư khủng.
Nguyên nhân thứ 4 phải kể đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của thế lực đài cáp. Khi mức sống của người dân được cái thiện thì chiếu phim miễn phí không còn là lợi thế quá lớn của đài quốc gia nữa. Người ta sẵn sàng chi tiền để được xem những bộ phim hot với chất lượng cao.
Các đại gia đài cáp đã ngầm thôn tính thị trường phim truyền hình Hàn Quốc như thế nào?
Vốn sinh sau đẻ muộn nên những đài cáp như tvN, jTBC, OCN chỉ được coi là "đàn em" so với những ông lớn KBS, MBC và SBS. Tuy nhiên, những đài cáp trên đã chứng tỏ đẳng cấp đại gia mới nổi khi dám chịu chơi, chịu chi để cạnh tranh "xanh chín" với những ông lớn truyền hình.
Như đã phân tích ở trên, khi cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì nội dung luôn là vua. Nhà đài nào sở hữu nhiều phim có nội dung chất lượng thì sẽ giành được thị phần về tay mình. Về khoản dám thử nghiệm những đề tài mới dị độc lạ thì không thể không kể đến những đại gia có máu mặt như tvN, jTBC và OCN. Riêng đài OCN có đặc thù riêng là "ngôi nhà chung" của những bộ phim trinh thám, kinh dị.
OCN chuyên trị dòng phim trinh thám, kinh dị (ảnh phim Voice 2).
Nếu như đài quốc gia thường lựa chọn những phim "an toàn" để đảm bảo rating thì những đài cáp lại không ngại chiếu những bộ phim có đề tài mới lạ, thậm chí kén người xem. Để so sánh, có thể kể đến trường hợp của Hậu Duệ Mặt Trời. Trước khi cập bến KBS và làm mưa làm gió khắp châu Á, bộ phim đã bị SBS từ chối với lý do đề tài quân nhân – bác sĩ khô khan, trang phục cũng không phong phú nên hạn chế doanh thu từ quảng cáo. Bên cạnh đó, bộ phim có 70% bối cảnh ở nước ngoài sẽ tốn một khoản chi phí khổng lồ khiến nhà đài do dự. Nhưng có lẽ sau khi chứng kiến bộ phim khiến cả châu Á điên đảo, SBS đã tiếc ngẩn tiếc ngơ vì để vuột mất món hời béo bở vào tay đối thủ.
KBS nhận lời phát sóng bộ phim dù không mặn mà lắm, chủ yếu vì nể hai diễn viên chính và biên kịch. Nhưng họ không thể ngờ phim lại thành công đến vậy, sau 8 tập, phim đã thu hồi vốn nhờ tiền chuyển nhượng bản quyền. Giả sử năm đó nếu không có đài quốc gia nào nhận phát sóng Hậu Duệ Mặt Trời, bộ phim về tay đại gia đài cáp tvN thì năm đó tvN đại thắng khi sở hữu cả Goblin và Hậu Duệ Mặt Trời cùng "song kiếm hợp bích". Chính cốt truyện lạ, hấp dẫn cùng tính thời sự đã giúp Hậu Duệ Mặt Trời đè bẹp các đối thủ phát sóng cùng thời điểm để giành ngôi vương về rating.
Sky Castle dẫn đầu về rating trong những phim chiếu trên đài cáp.
Riêng mảng phim truyền hình trên đài cáp, hai nhà đài tvN và jTBC chia nhau các vị trí trên bảng xếp hạng. Cao nhất là Sky Castle (jTBC 2019) với 23,8%. Các vị trí lần lượt sau đó là Reply 1988 (tvN 2016) với 18,8%, Goblin (tvN 2016) bám sát với 18,7%, Mr. Sunshine (tvN 2018) với 18,1%. Hotel Del Luna (tvN 2019) mới chiếu thời gian gần đây cũng kịp chen chân vào top 8 với rating 12%.
Đặc điểm chung của những bộ phim trên là đều có đề tài độc đáo, mới lạ, tưởng không hot mà lại hot không tưởng. Sky Castle không có diễn viên ngôi sao, không có biên kịch vàng làm bảo chứng rating, nội dung cũng không đi theo xu hướng lãng mạn, câu khách. Bộ phim có khởi đầu với rating chỉ đạt 1,7% nhưng từng bước lên tiên với mức rating cao nhất chạm ngưỡng 23,8%, trở thành phim chiếu trên đài cáp có rating cao nhất mọi thời đại.
Hotel Del Luna của tvN mới đây cũng đã kịp chen chân vô top rating phim đài cáp.
Mới đây Sky Castle tiếp tục khiến jTBC nở mày nở mặt khi được Warner Bros lựa chọn để remake. Bộ phim xoay quanh vấn nạn chạy trường, chạy chức của giới thượng lưu Hàn Quốc. Đề tài tưởng khô khan nhưng lại đâm chọt vào đúng vấn đề mà cả xã hội Hàn đang nhức nhối. Vấn đề mang tính thời sự này không chỉ xảy ra ở Hàn Quốc mà nó có thể diễn ra ở bất kỳ quốc gia nào.
Riêng đại gia tvN đã có sương sương vài phim phim lọt vào danh sách những phim truyền hình Hàn có chi phí đầu tư cao hết hồn. Mr. Sunshine tiêu tốn khoảng 40 tỷ won (khoảng hơn 775 tỷ VNĐ), trung bình mỗi tập tốn kém khoảng 1,5 tỷ won (khoảng 29 tỷ VNĐ). Nhà đài SBS năm xưa từng từ chối Hậu Duệ Mặt Trời vì chi phí sản xuất cao cùng "đề tài khô khan" đã tiếp tục từ chối phát sóng Mr. Sunshine vì không kham nổi chi phí đầu tư. Lần này thì Mr. Sunshine đã về tay tvN, nhà đài đã từng chi 14,4 tỷ won cho Goblin và mới đầu năm nay đã mạnh tay chi một khoản đầu tư siêu to khổng lồ lên tới 54 tỷ won cho dự án Arthdal Chronicles. Bộ phim Hotel Del Luna mới phát trên tvN gần đây chưa có thông tin cụ thể về ngân sách đầu tư nhưng cứ nhìn những bộ đồ IU mặc, những cái tên hát nhạc phim là có thể lẩm nhẩm tính ra một con số không hề khiêm tốn chút nào.
Mr. Sunshine có khoản chi phí khổng lồ khiến SBS chùn bước và cuối cùng về tay tvN.
Sự chịu chơi, chịu chi đã mang về cho tvN quả ngọt khi Goblin, Mr. Sunshine hay Hotel Del Luna đều có rating thuộc hàng top trong số những phim chiếu trên đài cáp. Tuy nhiên cũng có những cú "flop" nhè nhẹ khi Arthdal Chronicles được đầu tư cao, kỳ vọng lớn nhưng rating chỉ đạt mức khiêm tốn 7,7%. tvN đã chứng tỏ máu liều của mình khi dám đầu tư cho những phim có đề tài mới dị độc lạ. Kha khá phim "ăn tiền" của nhà đài này đều có những đề tài mới mẻ, nội dung hấp dẫn chưa từng đụng hàng với bất kỳ bộ phim nào trước đó, khiến khán giả xem một lần là nhớ cả đời.
SBS từng thất bát với Huyền Thoại Biển Xanh nên không dám chơi liều.
Thực ra những đài quốc gia hoàn toàn có lý do chính đáng cho sự e dè của họ, họ không thể phát sóng mà không xem xét kỹ lưỡng vấn đề lợi nhuận. Năm 2018, SBS đã chi 22 tỷ won cho Huyền Thoại Biển Xanh nhưng rating lại không đạt kỳ vọng, đó là lý do mà SBS chùn bước trước Mr. Sunshine. Tuy nhiên nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc quá coi trọng lợi nhuận sẽ dẫn đến những bộ phim kém chất lượng. Các nhà đài nên tăng khả năng cạnh tranh bằng việc đa dạng hóa nội dung, ngay cả khi không thành công về thương mại. Đồng thời hướng tới việc mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Arthdal Chronicles có đề tài khó xơi nhưng vẫn được tvN nhận phát sóng.
Về tất cả những yếu tố trên thì tvN luôn giương cao lá cờ tiên phong. Nhà đài này đang dẫn đầu trong khoản đầu tư mạo hiểm cho những phim có đề tài mới lạ, chi phí sản xuất cao, Mr. Sunshine hay Arthdal Chronicles là một ví dụ điển hình. Những phim được chiếu trên tvN cũng được phát hành toàn cầu thông qua nền tảng stream phim lớn nhất thế giới Netflix. Đầu năm 2018, tờ New York Times đã công bố 10 phim truyền hình quốc tế xuất sắc nhất 2017. Secret Forest của đài tvN xếp thứ 10 và là phim Hàn Quốc hiếm hoi lọt vào danh sách này. Bộ phim cũng được Netflix ký hợp đồng độc quyền để phân phối trên toàn cầu. Mới đây tvN đã xác nhận Secret Forest sẽ có phần 2 được ra mắt vào năm 2020.
Secret Forest được báo Mỹ khen nức nở và sắp sửa có phần 2.
Thế lực đứng sau sản xuất những bộ phim có chi phí "siêu to khổng lồ" để chiếu trên tvN là tập đoạn CJ, thông qua những công ty con như Studio Dragon (công ty sản xuất và cung cấp phần lớn phim chiếu trên tvN và OCN). Mới đây "lính mới" NEW (một công ty chuyên phát hành phim) cũng lấn sân sang lĩnh vực sản xuất phim, cạnh tranh trực tiếp với Studio Dragon trên chính sóng tvN. Điều này khiến cuộc tranh đua ngày càng sôi động, chắc chắn nhà đài và khán giả sẽ được hưởng lợi. Studio Dragon cũng mở rộng địa bàn hoạt động khi mở công ty con ở Mỹ để chiêu dụ những diễn viên, biên kịch Hàn kiều và ekip nước ngoài, nội dung phim cũng sẽ đa dạng hơn.
Kết
Là những đàn em sinh sau đẻ muộn nhưng các thế lực đài cáp ở Hàn Quốc đang chứng tỏ sức mạnh đáng gờm trong cuộc chiến phim truyền hình. Vị trí vững chãi của các ông lớn cũng đang có dấu hiệu lung lay. Nếu không muốn thất thế, các nhà đài quốc gia bắt buộc phải đổi mới nhiều hơn về nội dung phim, nhạy bén hơn trong việc nắm bắt, đón đầu xu thế và quan trọng nhất là phải dám bước ra khỏi vùng an toàn.
Từ khóa » Phim Hay đài Sbs
-
Thể Loại:Phim Truyền Hình SBS, Hàn Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Bộ Phim Hay Nhất Của đài SBS - Học Tốt
-
8 Phim Hàn đạt Rating Hai Chữ Số Thuộc 3 đài SBS, KBS, TvN Năm 2021
-
Top 10 Những Bộ Phim Hay Nhất Của đài Sbs 2022
-
Toàn Cảnh Phim Hàn Năm 2021: SBS Và TvN Vững Phong độ Với Loạt ...
-
3 Bộ Phim Truyền Hình Có Rating Thảm Hại Nhất Của đài SBS - Saostar
-
10 Bộ Phim đến Từ đài Cáp Có Rating Cao Nhất Lịch Sử Truyền Hình Hàn
-
9 Phim Truyền Hình Hay Nhất Của đài SBS Năm 2015 - Zing News
-
Top 10 Phim Hàn đạt Rating 'khủng' Trên Truyền Hình Cáp
-
Danh Sách 30 Phim Hàn Quốc Hay Nhất Lên Sóng Năm 2022 - Creatrip
-
Top 20 Phim Hàn Quốc Hay, Có Rating Cao Nhất Trong Lịch Sử đài Cáp
-
Đài KBS, SBS, MBC Hàn Quốc Thuộc Top 3 Kênh Truyền Hình Lớn ...
-
Top 10 Phim Hàn Các đài Cáp Rating Khủng Nhất Thập Kỉ | Ten Asia