Bổ Sung Acid Folic Cho Phụ Nữ Có Thai - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Bổ sung acid folic cho bà bầu khi mang thai, liều lượng và cách dùng
Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên
Chuyên khoa: Sản phụ khoa
Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên, chuyên khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền, hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Trong thai kỳ, acid folic (vitamin B9) đảm nhận vai trò chính trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Vậy bổ sung acid folic cho bà bầu thế nào là hợp lý? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Acid folic là gì?
Axit folic còn gọi là Folacin hay Folat, đây là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9. Acid folic rất cần thiết và quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển.
1Tại sao phải bổ sung acid folic cho bà bầu?
Hạn chế các khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi
Mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 3.000 trẻ sơ sinh khi sinh ra bị dị tật ống thần kinh. Thông thường, ống thần kinh phát triển thành tủy sống và não sau khi thụ thai 28 ngày.
Nếu ống thần kinh không đóng lại đúng cách, các khuyết tật ống thần kinh sẽ xảy ra, bao gồm thai vô sọ và nứt đốt sống: [1]
- Thai vô sọ là một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, trong đó các bộ phận của não và hộp sọ của em bé không hình thành đầy đủ. Hầu hết tất cả trẻ sinh ra bị thai vô sọ sẽ chết ngay sau khi sinh.
- Nứt đốt sống là tình trạng không đóng kín của cột sống. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết đến, nhưng mức acid folic thấp trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây cũng là một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng không kém đối với bé. Khi đó, cột sống của trẻ không phát triển chính xác và dẫn đến một số khuyết tật về thể chất.
Mức acid folic thấp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ dị tật nứt đốt sống
Hạn chế tình trạng thiếu máu trong thai kỳ
Folate (acid folic) là một loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu, vì vậy góp phần cung cấp các tế bào máu cho cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ sử dụng các tế bào hồng cầu của người mẹ để tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Do đó, phụ nữ mang thai nếu không dự trữ đủ acid folic có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Thiếu máu do thiếu acid folic có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
Giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh
Theo một phân tích tổng hợp các nghiên cứu về bổ sung acid folic cho người mẹ và nguy cơ mắc khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ em năm 2015, kết luận rằng bổ sung acid folic cho mẹ giúp giảm đáng kể nguy cơ dị tật tim bẩm sinh [2].
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi tim hoặc mạch máu không phát triển bình thường trước khi sinh. Chúng có thể tác động đến các thành mạch bên trong tim, van tim hoặc động mạch và tĩnh mạch của tim.
Những dị tật này xảy ra ở 8 trong số 1.000 ca sinh ở Hoa Kỳ. Mỗi năm có đến 40.000 trẻ em bị ảnh hưởng bởi những dị tật bẩm sinh trên tim do nguyên nhân thiếu hụt acid folic. [3]
Bổ sung acid folic trong thai kỳ làm giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh của trẻ
Giảm nguy cơ sứt môi cho thai nhi
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia (NIEHS) cho thấy bổ sung acid folic trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa sứt môi và hở hàm ếch.
Những dị tật bẩm sinh này xảy ra nếu các bộ phận của miệng và môi không kết hợp với nhau đúng cách trong 6 đến 10 tuần đầu của thai kỳ [4].
Thiếu hụt các vi chất quan trọng như acid folic làm tăng nguy cơ dị tật sứt môi ở trẻ
Giảm nguy cơ sảy thai
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc duy trì thai kỳ do thiếu acid folic. Nguyên nhân do việc thiếu hụt một lượng acid folic trong cơ thể có thể gây nên bệnh thiếu máu ở phụ nữ, làm tăng nguy cơ xuất hiện các bất thường trong thai kỳ như sảy thai.
Thiếu hụt acid folic ở phụ nữ có thể tăng nguy cơ sảy thai
Ngăn ngừa nguy cơ sinh non
Thiếu acid folic sẽ dẫn tới sự chậm phát triển của thai nhi trong tử cung, tiền sản giật và có thể có nhau thai tiền đạo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bổ sung acid folic ít nhất một năm trước khi mang thai sẽ giảm 50% nguy cơ sinh non. [5]
Bổ sung acid folic sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non
2Cách bổ sung acid folic cho mẹ bầu
Hạt ngũ cốc
Các sản phẩm từ ngũ cốc rất đa dạng, bao gồm: bánh mì, mì ống, bột mì trắng, chứa hàm lượng từ 100mg đến 400mg acid folic. Đây là loại thực phẩm giàu acid folic nhất.
Thêm hạt ngũ cốc vào chế độ ăn là lựa chọn an toàn và phù hợp với thai kỳ, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nên chọn những loại ngũ cốc ít đường và giàu chất xơ để tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng.
Nguồn acid folic từ ngũ cốc rất đa dạng
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành là một nguồn cung cấp acid folic dồi dào. Lượng folate trong từng loại đậu là khác nhau, với 117g đậu tây nấu chín sẽ chứa 313 mcg folate, trong khi đó 198g đậu lăng nấu chín sẽ có 358 mcg folate.
Không những thế, việc bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn còn cung cấp thêm cho mẹ bầu các chất đạm cũng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phảt triển của thai nhi.
Bổ sung đậu Hà Lan vào khẩu phần ăn để cung cấp đủ acid folic cần dung nạp
Hoa quả và rau củ
Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi và chanh rất giàu folate. Trong đó, 1 quả cam chứa 55 mcg folate, chiếm 14% lượng folate cần nạp hàng ngày. Hơn nữa, cam còn chứa rất nhiều vitamin B6. Do đó, ăn cam trong quá trình mang thai sẽ giúp phát triển não bộ thai nhi và ngăn ngừa các dị tật trên ống thần kinh.
Ngoài ra, chuối và bơ cũng chứa một lượng folate tự nhiên cần thiết. Một quả chuối chứa trung bình 23,6mcg folate, một nửa quả bơ chứa 82mcg folate (khoảng 21% lượng cả ngày).
Phụ nữ mang thai có thể bổ sung acid folic từ các loại rau củ như: nửa chén rau bina luộc chứa khoảng 130 mcg, 78g bắp cải nấu chín cung cấp 47 mcg folate, và 78 mcg bông cải xanh nấu chín cung cấp 84mcg folate.
Các loại rau củ giàu acid folic tự nhiên
Sữa bầu
Sữa bầu là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của các mẹ bầu. Trong thành phần của các loại sữa bầu hiện nay trên thị trường đều chứa một lượng acid folic khá cao, 150 - 200mcg acid folic trong 1 ly sữa.
Do đó, các mẹ bầu có thể tăng cường lượng acid folic tự nhiên thông qua còn đường uống sữa bầu. Bên cạnh đó, sữa cũng chứa nhiều canxi và protein rất tốt cho sức khoẻ của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. (Xem thêm các sản phẩm canxi giúp xương chắc khỏe, tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi).
Sữa cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu
Thực phẩm chức năng
Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa acid folic giúp bà bầu dễ dàng duy trì ngưỡng dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ mà không cần phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh quá liều hoặc các tác dụng không mong muốn khác.
Các loại thịt đỏ
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, thịt không phải là sự lựa chọn đầu tiên để bổ sung acid folic, bởi đây không phải là nguồn cung cấp acid folic chính. Ngược lại, ở nội tạng của động vật đặc biệt là gan chứa một lượng lớn folate (một dạng vitamin B9 tự nhiên).
Theo đó, gan bò là nguồn chứa folate lớn nhất, với 85g gan bò chứa 212 mcg folate. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên bạn nên ăn món này ở mức vừa phải vì nó chứa rất nhiều cholesterol.
Gan bò là nguồn cung cấp acid folic dồi dào
3Một số lưu ý khi bổ sung acid folic cho mẹ bầu
Nên bổ sung acid folic trước khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo nên bắt đầu bổ sung acid folic vào 3 tháng trước khi mang thai. Việc bổ sung acid folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh đến 70%.
Bà bầu nên bổ sung acid folic 3 tháng trước khi dự định mang thai
Thời điểm bổ sung acid folic trong thai kỳ
Thời điểm tốt nhất để uống axit folic là trước khi mang thai, theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên được bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày.
Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu khi phát hiện mình mang thai thì phần lớn thai nhi đã được từ 4-5 tuần tuổi trở đi và mẹ bầu chưa kịp uống axit folic trước đó. Nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, các mẹ có thể bắt đầu uống acid folic ngay lúc này. (Xem thêm các sản phẩm axit folic bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt).
Mẹ có thể bổ sung acid folic trước hoặc trong thai kỳ
Nhu cầu acid folic của phụ nữ mang thai
Phụ nữ cần gấp 3 lần lượng acid folic trong thai kỳ để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai và những người đang cố gắng sinh con được khuyến khích nên bổ sung acid folic cho đến khi họ mang thai được 12 tuần.
Bà bầu cần acid folic nhiều hơn gấp 3 lần so với người không mang thai
Liều lượng bổ sung acid folic
Liều khuyến cáo cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400 mcg acid folic mỗi ngày. Nếu mẹ bầu uống vitamin tổng hợp mỗi ngày, hãy kiểm tra xem nó có đủ lượng khuyến nghị hay không.
Nếu vì lý do nào đó mà các mẹ không muốn uống vitamin tổng hợp, mẹ có thể bổ sung các viên uống chứa acid folic. Thời điểm thích hợp uống acid folic là giữa các bữa ăn.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, hàm lượng acid folic hằng ngày cần có sẽ thay đổi. Dưới đây là lượng acid folic được khuyến nghị mỗi ngày khi mang thai:
- Trong khi bạn đang cố gắng thụ thai: 400 mcg.
- Đối với ba tháng đầu của thai kỳ: 400 mcg.
- Đối với tháng thứ 4 đến tháng 9 của thai kỳ: 600 mcg.
- Trong khi cho con bú: 500 mcg.
Nếu người mẹ đã sinh một đứa trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, có thể cần liều lượng acid folic cao hơn trong những tháng trước khi mang thai tiếp theo và trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng acid folic phù hợp.
Thai phụ cũng có thể cần liều lượng acid folic cao hơn nếu thai phụ mắc các bệnh sau:
- Bị bệnh thận và đang chạy thận nhân tạo.
- Bệnh hồng cầu hình liềm.
- Bị bệnh gan.
- Uống nhiều đồ uống có cồn hàng ngày.
- Dùng thuốc để điều trị bệnh động kinh, bệnh tiểu đường type 2, bệnh lupus, bệnh vẩy nến, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hen suyễn hoặc bệnh viêm ruột.
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng
Acid folic mất bao lâu để phát huy tác dụng?
Acid folic thường cần vài giờ đến vài ngày để phát huy tác dụng sau khi bạn sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian phát huy tác dụng có thể lâu hơn nếu bạn sử dụng với mục đích điều trị bệnh thiếu máu.
Thời gian phát huy tác dụng của acid folic có thể thay đổi dựa trên liều lượng và mục đích sử dụng đối với cơ thể bạn.
Thời gian phát huy tác dụng của acid folic tùy thuộc vào liều lượng và mục đích sử dụng
Không uống trà, rượu, bia và thức uống có cồn khi dùng acid folic
Tuyệt đối không acid folic cùng với trà, cà phê, rượu, bởi vì nó sẽ làm giảm khả năng hấp thu của acid folic.
Bạn không nên bổ sung acid folic trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc chữa khó tiêu (thuốc kháng acid có chứa nhôm hoặc magie), vì chúng có thể làm ngăn cản sự hấp thu của acid folic.
Đồ uống có cồn sẽ làm giảm khả năng hấp thu acid folic
Không lựa chọn acid folic multivitamin có chứa vitamin A
Vitamin A là một thành phần gây những ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nếu được bổ sung không đúng cách có thể gây dị tật cho thai nhi. Do đó, các mẹ bầu nên cẩn trọng trong việc lựa chọn các thực phẩm chức năng hỗ trợ.
Nếu mẹ không dùng vitamin A đúng cách, có thể gây nguy hại cho thai nhi
Bổ sung thêm vitamin C
Vitamin C có thể làm tăng cường khả năng hấp thu acid folic từ các nguồn bổ sung. Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên sử dụng bổ sung thêm vitamin C kèm acid folic đối với phụ nữ mang thai.
Tác dụng phụ thường gặp khi uống acid folic
Tác dụng phụ của các mẹ khi uống acid folic có thể là táo bón. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.
Viên bổ sung vitamin có nhiều loại kết hợp acid folic với sắt. Sau khi uống viên chứa acid folic và sắt, phân đi ngoài có thể có màu đen do có chứa sắt trong viên uống, hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng lo ngại cho sức khỏe.
Acid folic có thể gây táo bón hoặc làm thay đổi màu sắc của phân ở phụ nữ mang thai
Xem thêm:
- Enterogermina có dùng được cho bà bầu không? Phụ nữ mang thai cần lưu ý trước khi sử dụng
- Bổ sung sắt trong thai kỳ đúng cách
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên bổ sung đầy đủ acid folic, đặc biệt là trước và trong khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu lưu ý rằng chỉ bổ sung acid folic với liều lượng phù hợp cho mỗi ngày, không nên làm dụng dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người để cùng tìm hiểu về lợi ích của acid folic nhé!
Nguồn tham khảo
Neural tube defects
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/planning-baby/neural-tube-defectsNgày tham khảo:
18/12/2023
Maternal Folic Acid Supplementation and the Risk of Congenital Heart Defects in Offspring: A Meta-analysis of Epidemiological Observational Studies
https://www.nature.com/articles/srep08506Ngày tham khảo:
18/12/2023
Xem thêm
Theo Gia đình mớiXem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!https://giadinhmoi.vn/bo-sung-acid-folic-cho-ba-bau-khi-mang-thai-lieu-luong-va-cach-dung-d88303.html
Từ khoá: bổ sung acid folic trước khi mang thai bổ sung acid folic cho bà bầu acid folic cho bà bầu bổ sung acid folic acid folicCác bài tin liên quan
-
Mang thai - nuôi dạy con
Cách massage cho bà bầu giúp giảm đau lưng, căng thẳng và các lưu ý
Bác sĩ Trần Thị Linh
2 tháng trước -
Mang thai - nuôi dạy con
Mẹ phải lưu ý 16 điều cần chuẩn bị trước khi mang thai để khỏe mạnh
Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên
3 tháng trước -
Mang thai - nuôi dạy con
Phụ nữ sau sinh kiêng và nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
Bác sĩ Trần Thị Linh
3 tháng trước -
Mang thai - nuôi dạy con
24 cách nhận biết có thai chính xác sau 1 tuần đầu quan hệ mẹ nên biết
Bác sĩ Trần Thị Linh
3 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Bổ Sung Sắt Axit Folic Cho Bà Bầu
-
Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu để Phòng Dị Tật Cho Con
-
Top 6 Viên Uống Axit Folic Cho Bà Bầu Giúp Thai Nhi Phát Triển Toàn Diện
-
Review 10 Axit Folic Cho Bà Bầu Tốt Nhất Hiện Nay
-
Tại Sao Phải Bổ Sung Axit Folic Cho Mẹ Bầu? Liều Lượng Sử Dụng
-
Tìm Hiểu Về Axit Folic Cho Bà Bầu Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả - Medlatec
-
Bổ Sung Sắt Và Acid Folic Như Thế Nào Mới đúng Cách?
-
10 Thực Phẩm Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu Mẹ Cần Biết!
-
Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng đầu Bao Nhiêu Là đủ
-
Acid Folic Là Gì? Vì Sao Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu Rất Quan Trọng!
-
Thuốc Bổ Sung Sắt Và Axit Folic Cùng Lúc Có Tốt Không?
-
Phụ Nữ Mang Thai Cần Bao Nhiêu Axit Folic Mỗi Ngày?
-
Cách Bổ Sung Sắt Và Axit Folic Cho Phụ Nữ Mang Thai đúng Chuẩn
-
Tại Sao Phụ Nữ Cần Bổ Sung Sắt Và Acid Folic?
-
Bổ Sung Axit Folic (vitamin B9) đúng Cách Cho Mẹ Bầu - Huggies