Bổ Sung Axit Folic (vitamin B9) đúng Cách Cho Mẹ Bầu - Huggies
Có thể bạn quan tâm
Mẹ bầu nào cũng được bác sĩ khuyên bổ sung axit folic (còn được gọi là vitamin B9) để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Vậy axit folic có vai trò quan trọng thế nào? Khi nào là thời điểm thích hợp để bổ sung axit folic? Mẹ bầu nên sử dụng axit folic loại nào để hấp thụ tốt nhất? Huggies mời mẹ tham khảo thông tin bài viết dưới nay nhé!
Xem thêm:
Cách bổ sung canxi cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ
Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách theo từng giai đoạn
Axit folic (Vitamin B9) là gì?
Axit folic là một loại vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Dưỡng chất này giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt, trong thai kỳ, axit folic đảm nhận vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống.
Việc bổ sung axit folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển một cách hoàn thiện và khỏe mạnh. Hơn hết, axit folic cũng đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu trước và sau thai kỳ.
Lợi ích sức khỏe của axit folic cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi
Tác dụng của axit folic đối với thai nhi:
- Axit folic giúp thai nhi phòng ngừa dị tật bẩm sinh. Sự phát triển của não bộ và tủy sống của thai nhi chịu sự chi phối của axit folic. Bổ sung đầy đủ axit folic trong giai đoạn sớm của thai kỳ giúp sự phân chia tế bào diễn ra bình thường, giảm các tỉ lệ khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng như hở hàm ếch, vòm miệng, chẻ đôi đốt sống, đặc biệt nguy hiểm là khiếm khuyết ống thần kinh, không có xương sọ não và não bộ.
- Giúp làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật tim bẩm sinh.
Tác dụng của axit folic đối với mẹ bầu:
- Phòng ngừa bệnh thiếu máu cho mẹ: Axit folic là một vi chất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào hồng cầu trong máu. Mẹ bầu nếu bổ sung đủ axit folic, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu và các nguy cơ chính gây xuất hiện những bất thường cho thai kỳ như sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non, ... Mẹ bầu thiếu máu cũng sẽ dẫn đến thai nhi có nguy cơ thiếu máu khi sinh ra, có khả năng cao mắc nhiều bệnh lý tim mạch.
- Giảm khả năng mắc bệnh ung thư: Tuy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng qua nhiều thống kê, bệnh lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay ung thư đường tiêu hóa có tỷ lệ xuất hiện thấp hơn ở những mẹ bầu bổ sung đủ axit folic.
- Ngăn chặn một số bệnh lý khác: Axit folic còn được sử dụng để ngăn chặn một số bệnh lý như chứng mất trí nhớ, bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X.
Mẹ bầu cần bổ sung Axit folic ở những giai đoạn trong thai kỳ nào?
Mẹ biết không, ống thần kinh của bé yêu phát triển từ rất sớm, ngay vào tuần thứ 3 của thai kỳ. Thời điểm này nhiều mẹ có thể còn chưa biết rằng mình đã có thai. Vì vậy, các bác sĩ sẽ thường khuyên những phụ nữ dự định mang thai cần bổ sung axit folic ít nhất trước 3 tháng khi có kế hoạch có bầu bằng các thực phẩm giàu axit folic và viên uống bổ sung axit folic.
Tham khảo: Ăn gì để tăng khả năng thụ thai
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có hơn 50% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản có nồng độ axit folic trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu có thể phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Như vậy, cứ 2 người phụ nữ thì có 1 người có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh.
Trong suốt quá trình mang thai bé yêu, mẹ bầu cần bổ sung axit folic với hàm lượng cao gấp 4 lần người bình thường. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và thể trạng của mẹ bầu mà hàm lượng axit folic hằng ngày cần có sẽ thay đổi tăng dần ở mức 400 - 600 microgram (mcg), cụ thể như sau:
Trước & Trong khi mang thai | 400 mcg |
Trong tam cá nguyệt thứ 1 | 400 mcg |
Trong tam cá nguyệt thứ 2 & 3 | 600 mcg |
Trong khi cho con bú | 500 mcg |
Riêng với các mẹ có nguy cơ cao sinh con mắc các khuyết tật thần kinh bẩm sinh thường được khuyên bổ sung axit folic với hàm lượng cao hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ, ở mức khoảng 4000 - 5000 mg mỗi ngày.
Các đặc điểm làm tăng nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh:
- Bản thân mẹ bầu hoặc chồng có các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh.
- Thai kỳ trước không khỏe mạnh, thai nhi không may mắc phải dị tật hệ thần kinh.
- Trong gia đình có các người thân mắc các khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh.
- Mẹ mắc các bệnh lý phải sử dụng thuốc điều trị động kinh.
- Mẹ mắc bệnh đái tháo đường từ trước khi mang thai.
Các đặc điểm làm tăng nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh:
- Bản thân mẹ bầu hoặc chồng có các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh.
- Thai kỳ trước không khỏe mạnh, thai nhi không may mắc phải dị tật hệ thần kinh.
- Trong gia đình có các người thân mắc các khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh.
- Mẹ mắc các bệnh lý phải sử dụng thuốc điều trị động kinh.
- Mẹ mắc bệnh đái tháo đường từ trước khi mang thai.
Đặc biệt, trong trường hợp mẹ đã có bé bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, thiếu một phần não, mà dự định sinh thêm bé tiếp theo, thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung axit folic.
Mặc dù axit folic rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, nhưng mẹ lưu ý không nên dùng quá liều bác sĩ khuyên dùng nhé. Vì chỉ khi sử dụng đúng hàm lượng, thì axit folic mới mang tới lợi ích mà không gây ra tác hại gì. Tuy nhiên, sử dụng axit folic với liều cao trên 1000 microgam mỗi ngày và trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn khích và nặng hơn nữa là động kinh.
Ngoài ra, axit folic sẽ làm tế bào mới tăng trưởng nhanh chóng, dễ dẫn đến thoái hóa tủy sống. Đặc biệt, đối với trường hợp mẹ bầu đã hoặc đang có khối u, uống nhiều axit folic sẽ làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Nếu lỡ dùng axit folic quá liều, mẹ bầu hãy ngay lập tức uống nhiều nước để đào thải bớt lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
Mẹ bầu có thể bổ sung Axit folic bằng cách nào?
1. Thực phẩm
Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày như:
- Rau lá xanh: súp lơ xanh, cải làn,...
- Các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt
- Các loại hạt như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen, ngũ cốc...
- Đặc biệt, axit folic có nhiều trong gan động vật, thịt gà, thịt vịt, trứng...
Mẹ bầu có thể thay đổi và kết hợp hài hoà nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày để có thể cung cấp đủ axit folic và cân bằng được các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể.
Mẹ lưu ý là axit folic là vitamin hoà tan trong nước, và rất dễ oxy hoá hoặc bị phân huỷ bởi tia cực tím, nhiệt độ cao khi nấu nướng và không dễ hấp thụ qua đường ruột của mẹ. Vì vậy, mẹ không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu cũng để tránh thất thoát thành phần axit folic trong nguồn thực phẩm và nên dùng các viên uống bổ sung axit folic để đảm bảo đạt ngưỡng cần cung cấp.
2. Thực phẩm chức năng, thuốc uống
Việc bổ sung axit folic từ thực phẩm có thể đôi khi không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu. Trong những trường hợp này, viên uống bổ sung axit folic sẽ vô cùng cần thiết cho mẹ và bé. Các chuyên gia thường khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày trước khi có thai và 600 microgram/ngày trong thời kỳ mang thai. Mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn và kê đơn bổ sung axit folic cho mình hoặc tìm mua ở các hiệu thuốc.
Các loại viên uống chứa axit folic như vitamin tổng hợp có thể dễ dàng mua được từ các quầy thuốc trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng mẹ bầu cần xem kỹ hàm lượng axit folic trong mỗi viên thuốc và chọn sản phẩm của hãng sản xuất uy tín và đã được Bộ Y tế thẩm định, cấp phép lưu hành trên thị trường. Nhằm đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và thai nhi thì mẹ vẫn nên tham khảo trước với bác sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ nhé!
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý rằng:
Folate tổng hợp như acid folic (axit folic) cần phải qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể để trở thành dạng có hoạt tính sinh học. Và 5-MTHF (5- Methyl TetraHydro Folate) chính là dạng hoạt tính sinh học của Acid folic, là chất chuyển hóa cuối cùng đảm bảo các chức năng, tác dụng của Acid Folic và được tế bào sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, có một số sản phụ có vấn đề về đột biến gen MTHFR nên không thể hấp thu được acid folic do không thể chuyển được acid folic thành dạng hoạt tính. Trong trường hợp này, khi mẹ bầu sử dụng acid folic thì chúng chỉ ứ đọng lại một lượng lớn, trong khi bé vẫn có nguy cơ dị tật ống thần kinh. Hiện nay, nhiều bệnh viện có thể xác định được đột biến gen này (ví dụ bệnh viện Từ Dũ). Thông thường, chúng tôi sẽ chỉ định sàng lọc trên những sản phụ có tiền căn sẩy thai, hay thai lưu liên tiếp từ 2 lần trở lên đến khám tiền thai tức khám sàng lọc trước sinh.
Một số lưu ý khác khi mẹ bầu bổ sung Axit folic (Acid folic)
- Không uống viên bổ sung axit folic cùng với trà, cafe, rượu bia vì sẽ bị giảm hấp thu sắt.
- Nên uống viên bổ sung axit folic chung với nước cam, nước trái cây giàu vitamin C.
- Nên uống axit folic vào giữa 2 bữa ăn. Không nên uống axit folic vào buổi tối, vì có thể gây nóng người, khó ngủ.
Axit folic đóng vai trò quan trọng không chỉ trong suốt thai kỳ mà còn trong quá trình mẹ bầu đang chuẩn bị để mang thai. Hy vọng với những chia sẻ phía trên, mẹ sẽ lên kế hoạch bổ sung axit folic hợp lý để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Mẹ hãy tìm đọc thêm những kiến thức về Chăm sóc trong thai kỳ và các thắc mắc thường gặp trong Góc chuyên gia nhé!
Từ khóa » Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu Như Thế Nào
-
Acid Folic (Vitamin B9): Nên Uống Trước Khi Mang Thai - Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Axit Folic Cho Bà Bầu Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả - Medlatec
-
Tại Sao Phải Bổ Sung Axit Folic Cho Mẹ Bầu? Liều Lượng Sử Dụng
-
Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu để Phòng Dị Tật Cho Con
-
Top 6 Viên Uống Axit Folic Cho Bà Bầu Giúp Thai Nhi Phát Triển Toàn Diện
-
Axit Folic Cho Bà Bầu: Bổ Sung Bao Nhiêu để Giảm Tối đa Nguy Cơ Dị Tật?
-
Acid Folic Là Gì? Vì Sao Bổ Sung Acid Folic Cho Bà Bầu Rất Quan Trọng!
-
Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng đầu Bao Nhiêu Là đủ
-
Phụ Nữ Mang Thai Cần Bao Nhiêu Axit Folic Mỗi Ngày?
-
Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu: 3 Lưu ý Quan Trọng Không được Bỏ Qua
-
10 Thực Phẩm Bổ Sung Axit Folic Cho Bà Bầu 3 Tháng đầu Mẹ Cần Biết!
-
Bà Bầu Nên Bổ Sung Axit Folic Như Thế Nào để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh?
-
BỔ SUNG ACID FOLIC CHO MẸ BẦU NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
-
Bổ Sung Acid Folic Cho Phụ Nữ Có Thai - Nhà Thuốc An Khang