Bổ Sung Sắt đúng Cách Cho Bà Bầu Trong Thai Kỳ - Ferrovit

Sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt với trường hợp nhu cầu sắt tăng cao như phụ nữ mang thai thì việc bổ sung sắt cho bà bầu là cần thiết để cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt nhất. Thế nhưng, nhu cầu sắt ở mỗi giai đoạn thai kỳ không giống nhau và thừa sắt cũng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm không kém.

Vậy bổ sung như thế nào là hợp lý và liều lượng phù hợp? Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu cách bổ sung sắt cho bà bầu ngay nhé.

Lợi ích của việc bổ sung sắt cho bà bầu

lợi ích của việc bổ sung sắt cho bà bầu

Bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ là vô cùng quan trọng

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao, bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Lúc này thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường.

Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10 – 16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và acid folic. Vì vậy nếu cơ thể mẹ không nạp đủ sắt trong thời gian này sẽ gây hại cho cả mẹ lẫn con, thai nhi khó có được trí thông minh tuyệt vời sau này.

Sắt còn bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, giúp biến đổi beta caroten thành vitamin A, giúp tạo ra collagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau). Ngoài ra, sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và các tế bào trong cơ thể.

Đối với mẹ bầu thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể… Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này. Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn. Vì thế, việc bổ sung sắt cho bà bầu và bổ sung sắt sau sinh rất cần thiết.

Theo các số liệu nghiên cứu, có khoảng 40 – 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt (thay đổi theo vùng). Riêng kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu và 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.

Trước những vấn đề này, nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng: “Mẹ bầu nên bổ sung sắt ra sao?”, “Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?”

Nên bổ sung sắt cho bà bầu vào tháng thứ mấy?

nên bổ sung sắt cho bà bầu vào tháng thứ mấy

Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ

Theo mỗi giai đoạn của thai kỳ, lượng sắt cần cung cấp không giống nhau:

  • 3 tháng đầu là thời gian thai nhi bắt đầu hình thành, nhu cầu sắt chưa cao, thậm chí còn giảm hơn so với bình thường vì mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
  • 3 tháng giữa thai kỳ, giai đoạn từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ chính là lúc mẹ bầu cần bổ sung sắt do nhu cầu về sắt của thai phụ tăng cao nhất. Đây là thời điểm thai nhi phát triển nhanh và mạnh nhất, do đó các bà bầu bổ sung sắt đúng cách mỗi ngày.
  • 3 tháng cuối lượng máu của mẹ có thể tăng hơn 50% so với bình thường. Đây là giai đoạn nhu cầu sắt lên cao tới đỉnh điểm để đáp ứng đủ cho cho quá trình tạo hồng cầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi ở 3 tháng cuối.
  • Sau khi sinh từ 1 đến 3 tháng, mẹ bầu vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt để cân bằng lượng sắt trong cơ thể. Tránh cạn kiệt nguồn sắt dự trữ vì bị mất máu khi sinh.

Mẹ bầu cần lưu ý: Không phải tất cả lượng sắt bạn bổ sung từ thực phẩm hoặc từ thuốc sẽ được hấp thu hoàn toàn. Chỉ một lượng nhỏ khoảng 10-15% sắt được hấp thu mà thôi.

Chính vì vậy, lượng sắt cần cung cấp luôn được tính toán ở mức cao hơn nhu cầu thực tế của cơ thể. Phần sắt còn lại không được hấp thu sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ mà mẹ bầu thường gặp như tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen, chướng bụng, chán ăn… Càng bổ sung liều cao (vượt ngoài mức các chuyên gia khuyến nghị) thì lượng sắt dư thừa không được hấp thu càng tăng và các tác dụng không mong muốn càng cao.

Do đó, mẹ bầu cần cẩn thận để bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể (theo mức các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra) và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ có thai nên sử dụng thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu mỗi ngày và tiếp tục uống cho đến thời điểm sau khi sinh 1 tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Xem ngay: Top 14 loại thực phẩm chứa nhiều axit folic

Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, nhu cầu sắt (mg/ngày) cần cung cấp theo giá trị sinh học của khẩu phần ăn được khuyến cáo như sau:

ĐỐI TƯỢNG HẤP THU 10% (*) HẤP THU 15% (**)
Phụ nữ 20 – 49 tuổi 26,1 17,4
Phụ nữ mang thai (trong suốt thai kỳ) 26,1 + 15**** 17,1 + 10****
Phụ nữ cho con bú Chưa có kinh nguyệt 13,3 8,9
Đã có kinh nguyệt trở lại 26,1 17,4
(*) Loại khẩu phần ăn cung cấp giá trị sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần ăn có lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25mg – 75mg/ngày
(**) Loại khẩu phần ăn cung cấp giá trị sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần ăn có lượng thịt hoặc cá >90g/ngày hoặc lượng vitamin C >75mg/ngày
**** Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.

Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, một người người phụ nữ sẽ cần bổ sung thêm lượng sắt tối thiểu là 15mg/ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.

Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100mg/ ngày. Thậm chí nhiều trường hợp, mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

Do nhu cầu sắt ở mỗi giai đoạn khác nhau nên việc bổ sung đồng đều, nếu chỉ nạp một lượng sắt nhất định trong suốt thai kỳ sẽ không giúp phát huy tác dụng tối ưu. Khi nhu cầu sắt cần không nhiều (3 tháng đầu) thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Hoặc khi nhu cầu sắt bắt đầu tăng (3 tháng giữa và 3 tháng cuối) khả năng hấp thu sắt của cơ thể sẽ tăng dần.

Tới 3 tháng cuối, khả năng hấp thu sắt của cơ thể lên cao nhất và giữ nguyên mức hấp thu cao như vậy cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng đủ nhu cầu và tái lập dự trữ sắt cho mẹ. Lúc này, tăng cường bổ sung sắt cho mẹ là cần thiết.

Tuy nhiên, thời gian này mẹ bầu đã ăn uống tốt hơn, lượng sắt từ thực phẩm được cung cấp nhiều hơn. Do vậy, thực tế mẹ bầu cũng không cần bổ sung quá nhiều sắt, chỉ nên ở mức vừa đủ theo khuyến cáo mà thôi.

Cách bổ sung sắt cho bà bầu

cách bổ sung sắt cho mẹ bầu

Bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa sắt

1. Nguồn thực phẩm giàu chất sắt

Thực phẩm chính là nguồn sắt dồi dào và đa dạng. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ, tim, gan, thịt gia cầm
  • Cá, nghêu, hàu
  • Lòng đỏ trứng
  • Các loại đậu, ngũ cốc
  • Các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô và trái cây khô.

Thông thường, sắt có nguồn gốc từ động vật sẽ được hấp thu tốt hơn so với sắt có nguồn gốc từ thực vật. Trung bình, một người bình thường có thể hấp thụ được 10 – 15% sắt từ động vật nhưng chỉ hấp thụ 5 – 10% sắt từ thực vật.

Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hoà tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu sắt, photpho.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung thêm folate, acid folic, vitamin B-12… do các chất này cũng tham gia vào quá trình tạo máu.

Tuy nhiên, việc bổ sung sắt qua những thực phẩm hàng ngày gặp khá nhiều khó khăn do sắt thất thoát sắt qua quá trình chế biến thực phẩm, chế độ ăn thường chỉ cung cấp khoảng 10mg sắt… Do đó, phụ nữ mang thai cũng nên sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu để tăng cường lượng sắt hấp thụ.

2. Làm thế nào để sắt được hấp thu tối ưu?

  • Tăng cường ăn thực phẩm có nhiều chất sắt: các loại thịt đỏ, cá… Nên ăn với thực phẩm có chứa vitamin C như cà chua và cam. Vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn.
  • Cà phê, trà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa… làm giảm hấp thụ chất sắt. Cố gắng không dùng những thực phẩm này cùng hoặc gần thời điểm với các thực phẩm giàu sắt hay khi bổ sung sắt từ thuốc
  • Không bổ sung canxi cùng/gần thời điểm với bổ sung sắt. Cần cách xa nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để không cản trở hấp thu.

Bổ sung sắt cho bà bầu khi mang thai là điều quan trọng mà các mẹ cần quan tâm. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý bổ sung nên bổ sung theo chỉ định của các bác sĩ. Tránh dư thừa sẽ làm nặng cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới khả năng ăn uống cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hơn nữa, không được dùng thuốc có sắt với các bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (như thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy…).

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng thuốc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai

10 điều cần làm khi chuẩn bị mang thai

Cách cải thiện triệu chứng mất ngủ khi mang thai

Nguồn tham khảo:

Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements? – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/

What are some of the best iron supplements? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/best-iron-supplement

Từ khóa » Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Khi Nào