Bổ Sung Sắt Trong Thai Kỳ đúng Cách - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách, an toàn trong suốt thai kỳ
Bác sĩ Trần Thị Linh
Chuyên khoa: Nhi, Sản phụ khoa
Bác sĩ Trần Thị Linh, chuyên khoa Sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Ái Nghĩa Đồng Nai, hiện là bác sĩ kiểm duyệt bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi và nhu cầu về dinh dưỡng cũng sẽ được tăng cao, trong đó bao gồm cả sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và thúc đẩy phát triển toàn diện của thai nhi. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy và cách bổ sung sắt an toàn nhé!
1Tác dụng của sắt trong thai kỳ
Ở giai đoạn mang thai, thể tích máu tăng hơn 50% so với bình thường, việc bổ sung sắt đầy đủ giúp ngăn được tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở người mẹ và thai nhi. Việc các tế bào hồng cầu cung cấp đầy đủ oxy cho các mô, cơ quan sẽ góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch cho người mẹ, chống lại một số bệnh tật và nhiễm trùng.[1]
Khoảng một nửa lượng sắt mẹ bầu hấp thụ sẽ dành cho thai nhi và nhau thai phát triển. Nửa còn lại sẽ được sử dụng để tăng lượng máu trong hệ tuần hoàn của người mẹ và giúp bảo vệ người mẹ trong quá trình sinh nở. Vì vậy, việc thiếu máu sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể:
- Đối với mẹ: Tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh,...
- Đối với thai nhi: Sắt ảnh hưởng đến sự phát triển trí não sau này của trẻ, thiếu máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thậm chí thiếu máu trầm trọng có liên quan tới sinh non, nhẹ cân và suy thai ở trẻ.
Sắt rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thể lực của thai nhi
2Mẹ bầu nên bổ sung sắt từ tháng thứ mấy?
Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì có khoảng 20% phụ nữ mang thai có tình trạng thiếu sắt ngay từ khi bắt đầu thai kỳ. Thiếu máu do thiếu sắt chiếm 75% tổng số bệnh thiếu máu trong thai kỳ.[2].
Mang thai bổ sung sắt thường quy, trừ trường hợp dư sắt như thalassemia…, thậm chí là phải bổ sung trước khi dự định mang thai. Việc bổ sung sắt sẽ được kéo dài suốt thai kỳ cho đến khi sau sinh từ 1-3 tháng.
Mẹ bầu cần bổ sung sắt ngay từ tháng đầu tiên, thậm chỉ là trước khi có dự định mang thai
3Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Trước khi mang thai, nhu cầu sử dụng sắt ở người phụ nữ tối thiểu là 18mg/ngày nhưng khi mang thai thì nhu cầu này lại tăng gấp đôi, tức là khoảng 27 - 30mg/ngày.[3]
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể cần nhiều hơn 30mg/ngày nếu gặp các trường hợp sau:
- Thiếu sắt (thiếu máu do thiếu sắt) khi bắt đầu mang thai.
- Đang mang thai đôi hoặc sinh ba.
- Uống sắt không thường xuyên trong giai đoạn đầu mang thai.
- Bắt đầu uống sắt vào giai đoạn cuối thai kỳ.[1]
Tùy vào mỗi giai đoạn, mẹ bầu sẽ có những nhu cầu sử dụng sắt khác nhau
4Các thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu
Nguồn thực phẩm giàu sắt heme
Nguồn thực phẩm giàu sắt heme thường có nguồn gốc từ động vật và được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất, bao gồm:[4]
- Thịt bò: Thịt bò là nguồn cung cấp sắt heme tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài ra thịt còn chứa nhiều vitamin D, canxi và protein tốt cho sự phát triển của mẹ và bé.
- Cá hồi: Cá hồi chứa một lượng sắt dồi dào. Bên cạnh đó, cá hồi còn bổ sung nhiều acid béo như omega-3, DHA và các dưỡng chất khác, góp phần mang lại một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
- Gà tây: Mẹ bầu nên ăn thịt gà tây sẫm màu thay vì là thịt gà tây trắng vì hàm lượng sắt có 100g gà tây sẫm màu gần như là nhiều hơn gấp đôi thịt gà trắng. Thịt gà tây sẫm màu cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn như protein, một số loại vitamin và khoáng chất khác như kẽm và selen.
- Hải sản có vỏ: Các loại hải sản như ngao, sò và trai là những nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho cơ thể.[5].
- Thịt nội tạng: Thịt nội tạng bao gồm gan, thận, não và tim đều chứa một lượng sắt dồi dào. Tuy nhiên, chúng đều chứa một lượng cholesterol cao nên bạn cần phải kiểm soát khẩu phần ăn của mình, đồng thời cũng nên lưu ý khi nạp sắt từ nội tạng vì hàm lượng vitamin A cao chứa trong đó có liên quan đến việc sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh.[6].
Nguồn thực phẩm giàu sắt heme thường có nguồn gốc từ động vật
Nguồn thực phẩm giàu sắt non - heme
Thực phẩm chứa sắt thường có nguồn gốc từ thực vật, gồm có:[4]
- Các loại đậu: Không những chứa nhiều chất xơ và protein mà các loại đậu còn chứa hàm lượng sắt dồi dào, giúp bạn dễ dàng tăng lượng chất sắt hơn. Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn cung cấp folate, magie và kali dồi dào tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi.
- Rau bina và cải xoăn: Hai loại rau này rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và sắt. Mặc dù là thực phẩm sắt non - heme nhưng rau bina cung cấp một lượng vitamin C dồi dào, giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
- Bông cải xanh: Không những chứa lượng sắt phong phú mà bông cải xanh còn có lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào có thể giúp điều trị chứng đầy hơi, táo bón ở trong giai đoạn mang thai.
Bổ sung sắt quá nhiều có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến gan
5Tác dụng phụ của việc bổ sung sắt
Sắt hầu hết đều an toàn khi mẹ bầu sử dụng liều uống với một lượng thích hợp nhưng nó cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí là rủi ro đến tính mạng của mẹ và bé. Những tác dụng phụ của việc bổ sung sắt có thể kể đến là [7]:
- Táo bón và gây nôn ói.
- Chán ăn.
- Tiêu chảy, đi phân hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Một số sản phẩm sắt dạng uống có thể làm đen răng.
- Gây tương tác và làm giảm khả năng điều trị của các thuốc kháng sinh như tetracycline, quinolon, bisphosphonates,...
- Uống sắt quá liều sẽ dẫn đến sự tích tụ trong gan, thận và các cơ quan khác, gây ra các tổn thương cho tế bào và mô như suy nội tạng, xuất huyết trong, đồng thời còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
- Mẹ bầu sử dụng hàm lượng sắt quá cao trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng rủi ro sinh non.
- Trong trường hợp dùng quá liều có thể khiến ngộ độc sắt, gây ra các tình trạng hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong.
Bổ sung sắt quá nhiều có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến gan
6Thời điểm nào nên uống sắt trong ngày
Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt cho bà bầu là vào buổi tối, lúc đói trước khi ăn 30 phút. Lúc này cơ thể đang đói nên có thể hấp thu sắt ở mức độ tốt nhất. Tuy nhiên, sắt cũng có thể gây ảnh hưởng tới ruột và dạ dày nên mẹ bầu cũng có thể uống sắt sau khi ăn nhẹ khoảng 30 phút hoặc sau bữa ăn từ 1-2 giờ.
Mẹ bầu cũng nên lưu ý không nên uống thuốc sắt trước khi đi ngủ vì có thể khiến mẹ dễ bị trào ngược dạ dày và ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt là vào sáng sớm trước khi ăn 30 phút
7Những trường hợp nào không nên uống sắt
Các trường hợp không nên bổ sung sắt:
- Bà mẹ đang mắc bệnh thalassemia.
- Đối tượng đang điều trị các bệnh về tuyến giáp như suy giáp, bướu cổ, ung thư tuyến giáp,...
- Người đang có các vấn đề về đường ruột và sử dụng thuốc ức chế bơm proton.
- Đối tượng mắc bệnh về gan hoặc đang chạy thận nhân tạo.
- Những bệnh nhân bị viêm khớp, hen suyễn, bệnh tim.
- Người có tình trạng quá tải sắt hoặc mắc các bệnh thiếu máu khác.
Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc sắt nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Khi lạm dụng sắt trong một thời gian dài, nồng độ sắt tăng cao làm ức chế việc hấp thu các chất khoáng khác như kẽm, canxi, magie và gây các tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Mẹ không nên tự ý bổ sung sắt khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ
8Thực phẩm nào làm giảm hấp thu sắt nên tránh
Một số thực phẩm làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt:
- Canxi: Canxi là một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của xương, bao gồm cả sữa và các sản phẩm được tạo ra từ sữa, tuy nhiên nó lại gây cản trở sự hấp thu sắt khoảng 50-60% [8]. Điều này không có nghĩa là trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu không được uống sữa hay cung cấp các thực phẩm giàu canxi. Mẹ bầu cần cân đối hàm lượng và thời gian uống cho hợp lý, để các khoáng chất này không ảnh hưởng tới nhau.
- Thực phẩm giàu phytate: Các loại ngũ cốc, đậu nành, các loại hạt và đậu đều chứa một lượng nhỏ phytate (hay còn gọi là acid phytic) có thể làm giảm sự hấp thu của sắt. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể khắc phục bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giúp tăng cường hấp thu sắt non-heme như vitamin C hoặc thịt, cá.
- Thực phẩm có chứa polyphenol: Cà phê và trà đều có hàm lượng polyphenol cao. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng chúng có thể làm ức chế sự hấp thu của sắt non-heme. Vì vậy, hạn chế uống trà và cà phê trong các bữa ăn là một trong những cách khắc phục giúp làm giảm tác động tới việc hấp thu sắt.
Mẹ bầu cần cân đối hàm lượng để các khoáng chất không gây ảnh hưởng tới nhau
9Có nên kiểm tra máu và lượng sắt trước khi uống sắt không?
Trong mỗi giai đoạn khác nhau của kỳ thai, cả mẹ và bé đều có nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm nên việc xét nghiệm máu là điều cần thiết đối với cả mẹ bầu và thai nhi.[3]
Hiện nay không có quy định bắt buộc về thời điểm xét nghiệm máu trong giai đoạn mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên chủ động trong việc đăng ký xét nghiệm máu sớm nhất có thể, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Dựa vào kết quả xét nghiệm mà các y, bác sĩ có thể đánh giá được hàm lượng sắt của người mẹ có đang bị thiếu hay không cũng như sàng lọc được nguy cơ dị tật thai ở trẻ, từ đó đưa ra hướng can thiệp kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Việc xét nghiệm máu là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé
10Các lưu ý khi bổ sung sắt trong thai kỳ
Một loại vitamin tổng hợp cho bà bầu có chứa sắt kết hợp với nguồn sắt trong chế độ ăn uống đầy đủ mỗi ngày có thể cung cấp đủ lượng khoáng chất này cho nhiều phụ nữ mang thai. Nhưng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến, đặc biệt là sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nên tùy trường hợp mà một số mẹ bầu cần phải bổ sung sắt thêm ngoài chế độ dinh dưỡng bình thường.
Người ăn chay trường và phụ nữ mang thai đôi có nguy cơ thiếu máu cao hơn, vì vậy nếu thuộc vào nhóm này mà nhận thấy các triệu chứng thiếu máu (ví dụ mệt mỏi, chóng mặt hoặc khó thở), hãy hỏi trực tiếp bác sĩ để có thể bổ sung thêm sắt vào chế độ dinh dưỡng.
Nếu bác sĩ cũng khuyến nghị bổ sung canxi (hoặc có canxi trong vitamin dành cho bà bầu), bạn không nên dùng cùng lúc với viên bổ sung sắt vì canxi có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch uống các viên bổ sung này cách nhau ít nhất hai giờ.[3]
11Những loại thuốc bổ sắt được dùng nhiều nhất trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có 2 dạng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu:
- Dạng viên: sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconate), ưu điểm là dễ uống hơn, không gây nôn nhưng lại khó hấp thu và gây nóng trong nhiều hơn, trong đó dạng sắt hữu cơ được cho là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón so với sắt vô cơ.
- Dạng nước: ưu điểm là dễ hấp thu hơn, nhưng lại khó uống và có thể gây tác dụng phụ là buồn nôn.
Sản phẩm | Xuất xứ | Dạng thuốc | Đối tượng | Giá thành |
Dung dịch Ferric IP bổ sung sắt, hỗ trợ tạo máu | Việt Nam | Dung dịch uống | Người bị thiếu máu, thiếu sắt Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú | 104.000/ Hộp |
Elevit bổ sung vitamin | Đức | Dạng viên | Phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang có thai hoặc đang cho con bú | 330.000/ Hộp |
Obimin Multivitamins bổ sung vitamin và khoáng chất | Việt Nam | Dạng viên | Phụ nữ mang thai và đang cho con bú | 77.000/ Hộp |
PM Procare bổ sung vitamin và chất khoáng | Úc | Dạng viên | Phụ nữ mang thai và đang cho con bú | 8.400/ Viên252.000/ Chai |
Vitabiotics Feroglobin B12 | Anh Quốc | Dạng viên | Trẻ em 13 tuổi trở lên Người lớn, phụ nữ đang mang thai | 327.000/ Hộp |
Doppelherz Aktiv Vital Pregna bổ sung vitamin | Đức | Dạng viên | Phụ nữ có thai và đang cho con bú | 324.000/ Hộp |
Dung dịch bổ sung sắt Fogyma | Việt Nam | Dung dịch uống | Trẻ em Phụ nữ mang thai và cho con bú | 165.000/ Hộp |
Chela Ferr Forte bổ sung sắt | Ba Lan | Dạng viên | Người có tình trạng thiếu sắt, thiếu máu Trẻ em trên 3 tuổi Phụ nữ mang thai và cho con bú | 280.000/ Hộp |
Một số thuốc bổ sung sắt được sử dụng nhiều trên thị thường
Xem thêm:- Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? 13 thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
- Top 22 sản phẩm sắt cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng trong thai kỳ
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về việc bổ sung sắt trong quá trình mang thai, mong rằng có thể giúp các mẹ bầu hiểu hơn về sắt. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn tham khảo
Why women should ‘pump iron’ supplements during pregnancy
https://utswmed.org/medblog/iron-supplements-pregnancy/Ngày tham khảo:
24/08/2024
Review on iron and its importance for human health
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3999603/Ngày tham khảo:
24/08/2024
Xem thêm
Theo Gia đình mớiXem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!https://giadinhmoi.vn/bo-sung-sat-cho-ba-bau-dung-cach-an-toan-trong-suot-thai-ky-d88728.html
Từ khoá: bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy cách bổ sung sắt cho bà bầu sắt bổ sung cho bà bầu bổ sung sắt cho bà bầuCác bài tin liên quan
-
Mang thai - nuôi dạy con
Cách massage cho bà bầu giúp giảm đau lưng, căng thẳng và các lưu ý
Bác sĩ Trần Thị Linh
2 tháng trước -
Mang thai - nuôi dạy con
Mẹ phải lưu ý 16 điều cần chuẩn bị trước khi mang thai để khỏe mạnh
Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên
3 tháng trước -
Mang thai - nuôi dạy con
Phụ nữ sau sinh kiêng và nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
Bác sĩ Trần Thị Linh
3 tháng trước -
Mang thai - nuôi dạy con
24 cách nhận biết có thai chính xác sau 1 tuần đầu quan hệ mẹ nên biết
Bác sĩ Trần Thị Linh
3 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu đúng Cách
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ | Vinmec
-
Hướng Dẫn Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu đúng Cách Theo Từng Giai đoạn
-
Bổ Sung Sắt Cho Mẹ Bầu đúng Cách - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu đúng Và đủ Theo Từng Giai đoạn Mang Thai
-
Bổ Sung Viên Sắt Cho Mẹ Bầu đúng Cách
-
Bổ Sung Sắt đúng Cách Cho Bà Bầu Trong Thai Kỳ - Ferrovit
-
BỔ SUNG VIÊN SẮT CHO MẸ BẦU ĐÚNG CÁCH
-
Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Cần Lưu ý Những Gì? - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
-
Thuốc Sắt Cho Bà Bầu Nên Uống Khi Nào Là Tốt Nhất? - Avisure Mama
-
Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu đúng Cách để Thai Kỳ Khỏe Mạnh - MarryBaby
-
Cách Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu đúng Và Hiệu Quả - Doppelherz
-
Bổ Sung Sắt Cho Mẹ Bầu đúng Cách Trong Suốt Thời Gian Mang Thai
-
Cách Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu để Con Khỏe, Mẹ Yên Tâm! - Hello Bacsi
-
Uống Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Từ Tuần Bao Nhiêu, Như Nào Cho đúng?