Bộ Sưu Tập Cassette Cũ Trị Giá Gần 300 Triệu đồng Của Tay Chơi Hà Nam
Có thể bạn quan tâm
Đài cassette (boombox) món đồ thể hiện "chất chơi" của chủ nhân trong những thập niên 80, 90 thế kỷ trước, giờ đây thú chơi này lại trỗi dậy mạnh mẽ.
Trên mạng xã hội, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người ta đăng tải hình ảnh những chiếc TV, điện thoại, quạt, radio, cassette cổ có giá trị lên tới cả chục triệu đồng. Tuy nhiên, từ một người sở hữu đồ cổ tới tay chơi đồ cổ là cả một chặng đường gian nan.
Hồi sinh món đồ công nghệ tưởng như đã bị lãng quên
Khoảng từ 3-4 năm trở lại đây, một số hội chơi radio, cassette được thành lập trên mạng xã hội đã làm sống lại món đồ từ những năm của thập niên 70 tưởng như bị quên lãng.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Linh - một “dân chơi” sưu tập cassette cổ tại Hà Nam cho biết đã đến với thú vui này được 6-7 năm, và từng trên tay cả trăm mẫu đài radio, cassette khác nhau. Hầu hết đều là các thương hiệu Nhật Bản: National, Panasonic, JVC, Sony, Toshiba, Sharp...
Bộ sưu tập của Linh đã ít hơn đáng kể so với trước đây, do những lần chuyển nhà, nhưng hiện vẫn còn khoảng 100 chiếc đài cassette, với tổng trị giá khoảng 300 triệu đồng. Con số này chưa phải nhiều nhất tại Việt Nam, nhưng không còn nhiều người chơi như anh Linh, có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Trong bộ sưu tập của Linh có một số chiếc được giới thiệu là “độc” nhất Việt Nam, như National Panasonic RF-1300 Rhythm Machine sản xuất từ năm 1975. Giá trị của chiếc cassette này ước tính lên tới cả chục triệu đồng nếu được bảo quản trong điều kiện tốt.
Ngoài hoạt động trao đổi, mua bán trên mạng, Linh vẫn thường tổ chức gặp mặt để cùng học hỏi kinh nghiệm bảo quản, sửa chữa radio với những người bạn chung sở thích. Tay chơi này cũng là chủ của một fanpage với hơn 7.000 thành viên trên Facebook, đều là những người yêu thích radio, cassette.
Người không chuyên dễ mua phải cassette “nhái”
Cassette vốn được sản xuất tại Nhật, tuy nhiên do xuất đi nhiều nơi trên thế giới nên nguồn hàng rất phong phú và đa dạng. Chất lượng vì thế cũng có sự khác biệt rất lớn, và ảnh hưởng tới giá trị của sản phẩm.
Ví dụ, những tay chơi chuyên nghiệp sẽ tìm nguồn nhập tại Mỹ, Nhật với chất lượng đảm bảo, còn những người “chơi cho vui” hoặc bán chuyên thường sẽ mua phải hàng Trung Quốc được làm nhái nhưng độ bền kém xa.
“Mình đã gặp nhiều người thích chơi cassette nhưng người đam mê sâu về món đồ này thì không nhiều. Thậm chí, có những bác đã lớn tuổi, thấy người khác chơi thì mình cũng chơi, nhưng cũng không thể đi sâu vào như dân chuyên”, Linh cho biết.
Cũng có rất nhiều người sưu tầm theo kiểu “thấy thích thì bê về nhà” đặt trang trí. Đa số những người thuộc nhóm này sẽ lựa các dòng mới tinh, thiết kế đẹp, mà không quan tâm nhiều tới chất lượng bên trong, vì chủ yếu chỉ để trưng bày.
Trong khi đó, một dân chuyên về đài cassette có rất nhiều yếu tố để đánh giá, lựa chọn, ví dụ như nguồn gốc của máy, nội thất, nguồn phát (chính là các băng cassette), cho tới các linh kiện như mô-tơ, đầu từ, bánh tỳ trung gian, puly ép dây, dây curoa, dây nguồn...
Riêng băng cassette cũng có rất nhiều loại; từ những loại phổ biến được bày bán tại các cửa hàng âm thanh có giá từ 60 - 100 ngàn đồng, cho tới những loại lên đến cả triệu đồng.
Sự khác biệt giữa các dòng này chủ yếu ở chất lượng âm thanh, khi mà đa số các loại băng cassette hiện nay đều có chất lượng thấp, nguồn thu kém, còn những dòng băng cổ từ thập niên 80-90 thì khó kiếm hơn, nhưng có chất lượng tốt hơn rõ rệt.
Việc sửa chữa đài radio, cassette được cho là vô cùng khó khăn nếu như người chơi không có tay nghề. Do đó, gần như bất cứ ai ham mê thú chơi cassette cũng phải nắm được “kha khá” kiến thức cơ bản về sửa chữa, thay thế linh kiện. Nếu không, tay chơi sẽ gặp rất nhiều khó khăn do bản tính của đài cassette rất dễ hỏng, đặc biệt là tại vùng khí hậu có độ ẩm cao.
Để có bộ sưu tập “khủng” như hiện nay, Linh không những phải cất công săn lùng cả nước, lặn lội sang cả các chợ đồ cũ, mà còn phải thường xuyên dọn dẹp và lau chùi bên trong những chiếc đài Cassette, vì nếu để lâu mà không bảo quản tốt, chúng sẽ rất dễ hỏng.
Có đợt cao điểm, Linh “dọn” sẵn cả trăm chiếc để bán cho khách, nhưng đến mùa nồm ẩm, băng từ vẫn bị dính vào nhau, khiến chất lượng âm thanh bị giảm sút. Để hạn chế điều này, người chơi đài cần chăm chút, lau sạch các bộ phận. Trong đó, đầu từ là chi tiết quan trọng nhất.
Ngoài ra, cũng cần thường xuyên lau chùi bề mặt của máy, chống bám bụi gây hỏng các mạch điện. Phòng phải thoáng khí để đài không bị ẩm mốc, hỏng hóc.
Ngoài nhóm của Linh, hiện nay trên Facebook cũng có nhiều nhóm đang thu hút sự chú ý của giới sưu tầm radio cassette ở nhiều tỉnh thành như Hội Cassette Việt Nam, Tiệm Cassette Lỗi Thời, Hội những người đam mê radio cassette, Hội cassette tapes Việt Nam... Những hội nhóm này đều đang hoạt động rất sôi nổi.
Một số chiếc cassette cổ nằm trong bộ sưu tập gần 300 triệu đồng của tay chơi đến từ Hà Nam:
Nguyễn Nguyễn
Từ khóa » Các Loại đài Cassette Cổ
-
Những Chiếc đài Cassette Thời Xa Xưa Hàng Nhật Nội địa,đài Nhật ...
-
Tổng Hợp Đài Cassette Cổ Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Radio Cassette Cổ Của Nhật Hàng Made In Japan Mua ở đâu ?
-
Top 30 Mẫu Đài Radio Cassette Cổ đẹp Hiếm Và địa Chỉ Bán đài Radio ...
-
Tổng Hợp 30 Đài Cassette Cũ Nội địa Nhật Giá Rẻ, Bán Chạy Trên ...
-
Mua Bán Cassette Cũ Bãi Xịn T07/2022, Tiết Kiệm Hơn 30% - Chợ Tốt
-
4 Loại đài Radio Cassette Nội địa Nhật Bãi Xịn đáng Mua Nhất
-
Top 8 đài Radio Cassette Tốt Nhất, Có Thẻ Nhớ Bắt Sóng Cực Nhạy
-
Đài Cassette Nhật Bãi
-
8X Sở Hữu Báu Vật Trăm Chiếc Cassette Cổ, độc Nhất Cần Thơ
-
Thợ Săn đài Cassette Cổ - VnExpress Đời Sống
-
Radio Cassette Cổ Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Bộ Sưu Tập 1.200 Chiếc đài Cassette độc Nhất Vô Nhị Việt Nam