Bộ Sưu Tập Súng Trường Huyền Thoại Nga - Truong Sa - Tin Biển Đông

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Góp ý
  • Liên hệ
  • RSS
TIN BIỂN ĐÔNG

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

  • Điểm tin
  • Tin lưu trữ
  • Bài phân tích
  • Kho tư liệu
  • East Sea News
Mời hợp tác kinh doanh

Thư vận động đóng góp ủng hộ kinh phí xây dựng Đền thờ Tổ nghề may

  • Home
  • Quân sự Việt Nam
Bộ sưu tập súng trường huyền thoại NgaBản in

AK-47 là mẫu súng trường đã đi vào huyền thoại nước Nga và thế giới, đây là mẫu thiết kế súng thành công nhất thế giới hiện đang được sử dụng trong quân đội 60 quốc gia.

Trong suốt hàng chục năm phát triển, AK-47 đã được cải tiến thành nhiều biến thế mạnh mẽ, tốt hơn, ưu việt hơn. Dưới đây là chùm ảnh về AK-47 cùng những người 'anh em' của nó:

Cha đẻ Mikhail Kalashnikov "bế" một thành viên trong gia đình súng trường huyền thoại AK.

Thực sự, cho tới ngày nay nguồn gốc AK-47 vẫn đang nằm trong vòng tranh cãi quyết liệt. Một số cho rằng Kalashnikov đã "học tập" tiểu liên MP-44 (ảnh trên) của Đức chế tạo trong thế chiến thứ II, nhưng cha đẻ AK-47 luôn luôn phủ nhận điều này. Dù thế nào đi nữa, lịch sử MP-44 đã chôn vùi cùng chế độ phát xít năm 1945 còn AK-47 đã đi vào huyền thoại quân sự thế giới. (>> xem thêm)

AK-47 chính thức đưa vào biên chế trong Hồng Quân Liên Xô năm 1949. Súng hoạt động theo nguyên lý trích khí qua thành nòng, có thể bắn phát một hoặc liên thanh. AK-47 chế tạo với cỡ nòng 7,62mm, khối lượng 3,8 kg. Tốc độ bắn thực tế 40 viên/phút (phát một) và 100 viên/phút (liên thanh). Tầm bắn hiệu quả 400m. AK-47 được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau như AKM, AKMS, AK-74... . AK-47 hoạt động trong thành phần quân đội 60 quốc gia trên thế giới.

Hai binh lính Etiophia trang bị súng tiểu liên AKM. Đây là phiên bản cải tiến từ mẫu AK-47, AKM nhẹ hơn AK-47. AKM cũng được đánh giá là có độ tin cậy, độ bền cao, hỏa lực mạnh, chính xác hơn. AKM tới ngày nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong thành phần lực lượng vũ trang nhiều nước trên thế giới.

Năm 1974, Liên Xô cho ra đời phiên bản mới AK-74 với một loạt các cải tiến. AK-74 sử dụng cỡ đạn 5,45mm thay vì 7,62 mm. Súng được thiết kế với một số vật liệu làm nhẹ bớt trọng lượng, tăng độ bền, tăng tầm bắn hiệu quả (100 - 1.000m), sơ tốc đầu đạn 900 m/s. AK-74 phát triển thành nhiều biến thể cải tiến khác nhau như AKS-74, AKS-74U, AK-74M. Trong ảnh là người lính hải quân Xô Viết đang bồng khẩu AK-74.

Giữa những năm 1990, Nga quyết định phát triển seri AK-10x phục vụ cho mục đích trong nước và đặc biệt là xuất khẩu. Đầu tiên là AK-101/102 sử dụng đạn 5,56mm chủ yếu xuất khẩu cho các quốc gia Đông Âu thuộc khối NATO (trên ảnh là súng tiểu liên AK-101 lắp kính ngắm). AK-101/102 có một số tính năng nổi bật như: ống giảm giật đầu nòng cải tiến, có khe để lắp kính ngắm quang hoặc quang điện tử, tương thích với các súng phóng lựu kẹp nòng GP-25 và GP-30, sử dụng một số vật liệu mới tăng độ bền. AK-101/102 có khả năng hoạt động ở ba chế độ: phát một, loạt ngắn ba viên, liên thanh. Đây là điểm cải tiến rất mới so với AK-47. Nhìn chung, hai mẫu AK-101 và AK-102 có cấu tạo, nguyên lý hoạt động giống hệt nhau. Điểm khác ở đây là chiều dài nòng AK-102 ngắn hơn AK-101. Ngoài ra, tầm bắn hiệu quả của AK-101 là 1.000m còn AK-102 là 500 m.

AK-103/104 sử dụng cỡ đạn 7,62mm dùng cho quân đội Nga và xuất khẩu tới một số khách hàng có truyền thống sử dụng cỡ đạn 7,62mm. Các tính năng, vật liệu chế tạo tương tự AK-101/102, chỉ khác nhau về cỡ đan. Trên ảnh là mẫu AK-103.

Seri AK-107/108 lại quay trở về với cỡ bạn 5,45mm và 5,56mm. Điểm cải tiến quan trọng so với các biến thể trước đó là hệ thống ổn định cân bằng dọc theo Định luật 3 NewTon (trong ảnh là mẫu AK-107 với súng phóng lựu kẹp nòng GP-25). AK-107/108 có cấu tạo độc đáo với hệ thống máy lùi đối trọng nhằm loại bỏ xung lực giật do bệ khóa nòng và các bộ phận chuyển động trong quá trình đẩy về gây ra hay còn gọi là "ổn định dọc", giúp xạ thủ duy trì hướng ngắm và độ chụm đạn khi bắn loạt. Theo đánh giá ban đầu, độ chụm đạn khi bắn loạt tăng lên 1,5 lần so với dòng AK-100 và 2 lần so với AK-47. Khả năng tác xạ chính xác khi bắn loạt nhờ ổn định hướng ngắm và chụm đạn theo cơ cấu ổn định dọc của AK-107/108 được đánh giá là vượt trội so với các loại súng trường tiến công hiện nay. Súng có ba chế độ bắn: phát một, loạt ngắn ba viên và liên thanh. AK-107/108 thiết kế với ốp lót tay và báng súng làm bằng vật liệu tổng hợp, gia cố bằng polime và sợi thủy tinh để tăng độ bền cũng như giảm bức xạ nhiệt khi tác xạ.

Quân đội Nga đang phát triển AK-200. Theo thông tin ban đầu thì AK-200 thiết kế theo dạng mô đun tích hợp dễ dàng hoán đổi nòng để dùng nhiều cỡ đạn khác nhau. Dự kiến, AK-200 sẽ được thử nghiệm vào năm 2011.

RPK là là súng máy thiết kế hoàn toàn dựa trên AKM, báng súng kiểu RPD và có nòng dài hơn. RPK dùng cỡ đạn 7,62mm với hộp tiếp đạn 40 viên hoặc 75 viên. Súng máy hạng nhẹ thường được sử dụng để hỗ trợ bộ binh tuyến đầu. Trong ảnh, binh sĩ Iraq huấn luyện sử dụng súng máy hạng nhẹ RPK.

òng súng trường tiến công huyền thoại AK không chỉ được sản xuất với số lượng lớn ở Liên Xô (Nga) mà còn được chế tạo khá nhiều ở nước ngoài với một số sửa đổi nhỏ.

Dưới đây là chùm ảnh các biến thể AK sản xuất nước ngoài:

Người lính hải quân Trung Quốc bồng khẩu Type-56. Đây là phiên bản của sùng trường tiến công "huyền thoại" AK-47 do Trung Quốc sản xuất. Về cơ bản, Type-56 có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự AK-47, chỉ có khác biệt nhỏ ở đầu ruồi, lưỡi lê gập gắn sẵn. Dựa trên phiên bản gốc Type-56, Trung Quốc phát triển các phiên bản cải tiến như Type-56 I/II, Type-56C, Type-84 (phiên bản dùng đạn 5,56 tiêu chuẩn NATO).

Galin là loại súng trường tiến công do Israel sản xuất trên cơ sở và nguyên tắc hoạt động của AK-47. Cụ thể là dựa theo phiên bản RK-62 do Phần Lan sản xuất theo giấy phép sản xuất của Liên Xô. (Trong ảnh, cảnh sát quốc gia nước Cộng hòa Djibouti huấn luyện sử dụng súng trường tiến công Gali). Galin có cấu tạo súng trường cơ bản, sử dụng nguyên lý trích với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay, chế độ bắn tùy chọn. Điểm khác biệt so với AK-47 là ốp lót tay được làm bằng kim loại, đầu ruồi được bố trí ngay tại ống trích khí, khe ngắm gắn phía cuối gần báng súng, giữa súng có khe điều chiều, loa che lửa kiểu mới. Thiết kế của Galin đã làm tăng tính chính xác và độ chụm đạn so với AK-47. Tuy nhiên, uy lực sát thương của súng bị giảm đi đáng kể. Tầm bắn hiệu quả của súng khoảng 200-500 mét trong khi của AK-47 là 1.000m. Galin sử dụng hộp tiếp đạn 25-35 viên tùy từng biến thể.

Binh sĩ Iraq sử dụng súng trường bắn tỉa Tabuk trong một cuộc đột kích ở thành phố Sadr. Tabuk là mẫu súng do Iraq thiết kế từ những năm 1960. Tabuk là sản phẩm kết hợp giữa AK-47 và súng bắn tỉa SVD của Liên Xô. Súng có cấu tạo nòng dài tương tự SVD nhưng ốp lót tay và nguyên tắc trích khí lại giống AK-47. Đặc điểm thiết kế của Tabuk chỉ thích hợp với vai trò bắn tỉa hơn là súng trường tiến công. Tabuk dùng hộp tiếp đạn loại 10-20-30 viên, hoạt động ở hai chế độ phát một hoặc bắn loạt. Theo giới quân sự Iraq, Tabuk có tầm bắn hiệu quả 800m nhưng thực tế chỉ khoảng 600m.

Nếu như Tabuk là sự kết hợp hai loại súng nổi tiếng của Liên Xô thì INSAS của Ấn Độ lại là sản phẩm mang đặc điểm của nhiều quốc gia (Học viên Ấn Độ sử dụng INSAS được gắn kính ngắm). Về cơ bản, INSAS sản xuất dựa trên cơ sở súng trường tiến công AK-47 với một vài sửa đổi. Súng sử dụng nguyên tắc trích khí có bộ điều khiển chia xung tương tự loại FN FAL của Bỉ. Cách bố trí đầu ruồi và khe ngắm tương tự HK-63 của Đức. INSAS có cần gạt khóa nòng và điều chỉnh chế độ bắn nằm bên trái, máy cò hoạt động ở ba chế độ (phát một, loạt ngắn ba viên và liên thanh). INSAS dùng cỡ đạn 5,56mm, hộp tiếp đạn (20-30 viên), tầm bắn hiệu quả 500m. Thực tế, INSAS không đạt được kết quả như mong đợi. Hiện tại, quân đội Ấn Độ tập trung sản xuất AKM và AKMS. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã mua giấy phép sản xuất AK-103 làm súng trường tiến công tiêu chuẩn cho binh lính.

Các nước thuộc khu vực Đông Âu cũng là những quốc gia "tích cực" sản xuất các loại súng dựa theo AK và tất nhiên có một vài sửa đổi đáng kể. Trong ảnh, binh lính Mỹ ở Aghanistan "thử bắn" súng trường tiến công AMD-65 do Hungari sản xuất. AMD-65 do Hungari chế tạo dựa trên cơ sở súng trường AKM của Nga, phiên bản này trang bị chủ yếu cho lực lượng thiết giáp và nhảy dù. Súng có báng gấp lại để tiện cho việc hành quân, ốp lóp được thay bằng tay cầm phụ để tăng chính xác khi bắn trong trường hợp không tỳ được báng súng bằng vai. Nguyên lý trích khí nòng ngắn và loa che lửa kiểu mới làm tăng độ chính xác khi tác xạ song lại làm giảm uy lực của súng. AMD-65 dùng cỡ đạn 7,62mm, tầm bắn hiệu quả 300-400m, sơ tốc 715m/s, hộp tiếp đạn 30 viên.

Ba Lan thời XHCN có "truyền thống" trang bị khí tài của Liên Xô nhưng cũng tự mình sản xuất nhiều phiên bản dựa theo mẫu vũ khí nổi tiếng của nước này. Dòng AK cũng là một trong số đó. Ba Lan chế tạo khá nhiều phiên bản dựa theo AK như: kbkg wz.1960, kbk AKM, kbk AKMS, kbk AKMS wz.81, kbk wz.88 Tantal... . Trên ảnh, các binh lính đang bắn thử súng trường tiến công kbk wz.88 Tantal. Ba Lan thiết kế loại này dựa trên AK-74 và AKM. Súng sử dụng nguyên tắc trích khí dạng piston cho phép bắn ở ba chế độ khác nhau. Loa che lửa, bù giật đầu nòng thế hệ mới làm tăng độ chụm của đạn khi bắn loạt. Kbk được chấp nhận sử dụng trong quân đội Ba Lan năm 1988 nên được gọi là wz.88. Kbk wz.88 dùng cỡ đạn 5,56mm, hộp tiếp đạn 30 viên, tầm bắn hiệu quả khoảng 500m (hoặc 1.000m nếu có kính ngắm), tương thích với các kiểu súng phóng lựu kẹp nòng của Nga và Ba Lan.

Tương tự Ba Lan, quân đội Romania chế tạo nhiều vũ khí (hạng nặng và hạng nhẹ) theo các mẫu thiết kế Liên Xô. Tất nhiên, AK cũng không thoát khỏi việc đó. Trong ảnh, binh lính Morocco huấn luyện sử dụng súng trường tiến công pm. md 63/65. Pm.md 63/65 sản xuất tại Romania theo giấy phép của Liên Xô, về tính năng thì loại súng này giống hệt AKM/AKMS, bộ phận thoi đẩy về và khóa nòng được mạ crom để chống ăn mòn. Ốp lót tay pm. md 63/65 bổ sung thêm tay cầm phụ. Pm.md 63/65 dùng cỡ đạn 7,62mm, hộp tiếp đạn 30 viên, sơ tốc đầu nòng 715 m/s, tầm bắn hiệu quả 100-1.000 mét nếu có kính ngắm hỗ trợ.

Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) cũng cho ra đời một sản phẩm dựa theo dòng AK của Liên Xô mang tên MPi-KMS-72. Cơ bản, loại súng này có tính năng tương tự AKMS của Liên Xô, chỉ có sự khác biệt về ốp lót tay và tay cầm bằng nhựa tổng hợp, kiểu báng gập. Ngoài MPi-KMS-72, Đông Đức còn chế tạo một số loại khác như: MPi-K (dựa theo AK-47), MPi-KS (AKS), MPi-KM (AKM). Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức sát nhập Tây Đức thành nước Cộng hòa Liên bang Đức thì các loại súng do Đông Đức sản xuất hầu hết bị loại khỏi thành phần biên chế quân đội liên bang.

Còn đây là khẩu Zastava M92 do Serbia (Nam Tư cũ) sản xuất dựa trên loại AKS-74U (biên thể AK-74). M92 có kiểu thiết kế khá gọn nhẹ. Tính năng của M92 tương tự như AKS-74U, phiên bản này chủ yếu sản xuất loại súng báng gấp, nòng ngắn trang bị cho các lực lượng đổ bộ, các đơn vị thường xuyên phải tác chiến trong không gian chật hẹp.

Việt Phương (tổng hợp) // Theo ĐVO

Bản in[ Trở về] Bộ sưu tập súng trường huyền thoại Nga
Tin bài mới hơn
  • ‘Gã khổng lồ’ trong Không quân Nhân dân Việt Nam
  • Trường huấn luyện lính bắn tỉa tinh nhuệ nhất thế giới
  • Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam tập chiến đấu
  • Ngày tàn của xe tăng đã điểm? ( 3)
  • Ngày tàn của xe tăng đã điểm? (2)
Tin bài cũ hơn
  • Đội đặc nhiệm chống khủng bố của Hải quân Việt Nam
  • Cận cảnh máy bay hiện đại của Không quân Việt Nam
  • Pháo cao xạ diễn tập đánh địch tấn công đường không
  • Hé lộ mới về tàu ngầm Nga sắp chuyển giao cho Việt Nam
  • Uy lực tàu ngầm Việt Nam trong mắt quốc tế
Tin Pháp luật mới

Sản xuất,lắp đặt cổng nhôm đúc,cổng biệt thự,hàng rào biệt thự

Sửa máy lọc nước tại nhà

Tin đọc nhanh hàng ngày
  • Tin nhanh 10-11-2012
  • Tin nhanh 09-11-2012
  • Tin nhanh 08-11-2012
  • Tin nhanh 07-11-2012
  • Tin nhanh 06-11-2012
  • Tin nhanh 05-11-2012
Tin quân sự tổng hợp hàng ngày
  • Tin quân sự thế giới 10-11-2012
  • Tin quân sự thế giới 09-11-2012
  • Tin quân sự thế giới 08-11-2012
  • Tin quân sự thế giới 07-11-2012
  • Tin quân sự thế giới 06-11-2012
  • Tin quân sự thế giới 05-11-2012
Tin tức trong ngày
  • ‘Gã khổng lồ’ trong Không quân Nhân dân Việt Nam
  • Đài Loan thử 'sát thủ diệt tàu sân bay'
  • Mỹ gia cố “chuỗi đảo thứ nhất” để phong tỏa, bao vây Trung Quốc
  • Trường huấn luyện lính bắn tỉa tinh nhuệ nhất thế giới
  • Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam tập chiến đấu
  • Mỹ lo ngại về lá chắn hạt nhân Trung Quốc
  • Mạnh tay với giới tướng lĩnh cấp cao, Putin được lòng dân
  • Tủ sách biển Đông: Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý...
  • Trung Quốc xây nhà máy lọc nước biển trái phép tại Hoàng Sa
  • Trung Quốc: Mỹ đang thể hiện "tinh thần Chiến tranh Lạnh"
Thế giới cảnh giác Trung Quốc
  • Tướng Nhật: Nếu động binh, tàu sân bay TQ sẽ làm mồi cho tàu ngầm Nhật
  • Quân Mỹ xây dựng chiến thuật mới kiềm chế quân độiTrung Quốc
  • Chiến lược đáp trả của Hoa Kỳ trước sức mạnh Hải quân Trung Quốc
  • Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc
  • Mỹ đang “siết thòng lọng” vào cổ Trung Quốc?
  • Phương án chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ
  • Trung Quốc đang bị Mỹ-Ấn-Úc trói chân tay ở Ấn Độ Dương
  • Mỹ chơi nước cờ biển Đông cao hơn Trung Quốc
  • Nhật Bản sẽ hạ Trung Quốc trong cuộc chiến trên biển?
  • Mỹ lên kế hoạch oanh kích Trung Quốc
Luật Biển Việt Nam
Tinbiendong.com trân trọng giới thiệu toàn văn Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-06-2012 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 02-07-2012. Luật Biển Việt Nam gồm 07 chương 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013.
  • Luật Biển Việt Nam - Chương 1: Những quy định chung
  • Luật Biển Việt Nam - Chương 2: Vùng Biển Việt Nam
  • Luật Biển Việt Nam - Chương 3: Hoạt động trong vùng Biển Việt Nam
  • Luật Biển Việt Nam - Chương 4: Phát triển kinh tế biển
  • Luật Biển Việt Nam - Chương 5: Tuần tra, kiểm soát trên biển
  • Luật Biển Việt Nam - Chương 6: Xử lý vi phạm
  • Luật Biển Việt Nam - Chương 7: Điều khoản thi hành
Đường lưỡi bò ở đâu ra?
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Kỳ 1)
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 2: Sức ép và phản ứng
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 3: Sử liệu Trung Quốc nói gì?
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 4: “Bằng chứng khảo cổ” mập mờ và thiếu chính xác của Trung Quốc
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 5: Độ chênh của lịch sử trong Sách trắng Trung Quốc
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 6: Những luận cứ chủ quyền không vững chắc
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 7: Tư liệu phía Việt Nam
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 8: Đi đến luận cứ chắc chắn
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 9: Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam
  • Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 10: Ý chí khẳng định chủ quyền Việt Nam
  • Luật Biển Việt Nam
  • Hồ sơ Biển Đông
  • Mỹ và Biển Đông
  • Quân sự Việt Nam
  • Nhật Bản và Biển Đông
  • Ấn Độ và Biển Đông
  • Hàn Quốc và Biển Đông
  • Nga và Biển Đông
  • Philippines và Biển Đông
  • Đài Loan và Biển Đông
  • ASEAN và Biển Đông
  • Trung Quốc và Biển Đông
Mời hợp tác kinh doanhCopyright © 2012 Tin Bien Dong . All rights reserved. Trang tin đang trong quá trình chạy thử nghiệm và chờ xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động. Mạng thông tin điểm tin, sưu tầm, lưu trữ thông tin Biển Đông và thế giới Điện thoại:04.3972 4800 - Fax:04.3972 4801 - Mobile: 0127 399 6475 // 098 300 6168 ( Mr. Mạnh Toàn ) - Email Tin kinh te
  • My
Bạn phải đăng nhập để sử dụng chức năng này.
  • Soạn bài mới
  • Upload ảnh lên kho
  • Download ảnh về kho
  • Các kho file
    • Kho file ảnh
      • Quản lý file ảnh
      • Upload ảnh lên kho
      • Download ảnh về kho
    • Kho file html
    • Kho file tài liệu
      • Upload tài liệu lên kho
      • Quản lý file tài liệu
  • Các kho dữ liệu
    • Kho bài
      • Soạn bài mới
      • Kho bài gốc
      • Kho bài đến
      • Kho bài được xem
      • Kho bài đã gửi
      • Kho bài bị trả về
    • Kho lưu xem sau
    • Kho comment
      • Comment chưa duyệt
      • Comment đã duyệt
    • Kho đối tác
    • Kho form
    • Kho thăm dò ý kiến
  • Các kênh phát hành
    • Uss starter web
      • Quản lý bài
    • Uss simple web extend
    • Uss standard portal
    • Uss portal plus
      • Quản lý bài
      • Thiết kế trang
      • Cấu hình site
      • Quản lý chuyên mục
  • Ðăng nhập / Thoát

Từ khóa » Súng Akm Có điểm Gì Cải Tiến Hơn So Với Súng Tiểu Liên Ak 47