Bộ Sưu Tập Vũ Khí Của VN Trong 2 Cuộc Kháng Chiến - Page 4
Có thể bạn quan tâm
Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011
- Tìm chi tiết
You are not connected. Please login or register
LOVE quotion » TÌM HIỂU » Kiến thức Quân sự phổ cập » Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4
Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 4 trang]
Ruz#1 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến
RuzCấp bậc: Ưu tú
Bài viết : 541
Danh vọng : 939
Uy tín : 2
Tường nhà Bài viết Kết bạn Ngăn cấm First topic message reminder :Đây là Bộ sưu tâp hình ảnh các loại vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến của chiangshan (quansuvn) được Cruise biên tập lại để tiện tra cứu. Danh mục:Vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống PhápI. VŨ KHÍ CÁ NHÂN0. Vũ khí thô sơ: kiếm, mác, ... và chông1. Súng trườnga) Súng trường Gras (Pháp)b) Súng trường Lebel (Pháp)c) Súng trường Berthier (Pháp)d) Súng trường thuộc địa Đông Dương kiểu 1902 (Pháp)e) Súng trường MAS-36 (Pháp)f) Súng trường MAS-44 (Pháp)g) Súng trường MAS-49 (Pháp)h) Súng trường Lee-Enfield (Anh)i) Súng trường M1903 Springfield (Mỹ)j) Súng trường M1917 Enfield (Mỹ)k) Súng trường M1 Garand (Mỹ)l) Súng trường M1 Carbine (Mỹ)m) Súng trường Arisaka Kiểu 38/Kiểu 99 (Nhật)n) Súng trường Mosin (Nga)o) Súng trường Hán Dương kiểu 88 (TQ)p) Súng trường Mauser 98/Trung Chính (Đức/TQ)q) Súng trường Phan Đình Phùng (VN)r) Súng kíp (VN)2. Tiểu liêna) Tiểu liên MAS-38 (Pháp)b) Tiểu liên MAT-49 (Pháp)c) Tiểu liên Sten (Anh)d) Tiểu liên MP-40 (Đức)e) Tiểu liên Thompson/Kiểu 36 (Mỹ/TQ)f) Tiểu liên M3 Grease (Mỹ)g) Tiểu liên PPSh-41/K-50 (LX/TQ)h) Tiểu liên Madsen M-50 (Đan Mạch)3. Trung liêna) Trung liên Chauchat M1915 (Pháp)b) Trung liên M1924/29 (Pháp)c) Trung liên Bren (Anh)d) Trung liên BAR (Mỹ)e) Trung liên Kiểu 11 (Nhật)f) Trung liên Kiểu 96/Kiểu 99 (Nhật)g) Trung liên ZB-26 (Tiệp/TQ)h) Trung liên ZB-30 (Tiệp/TQ)II. VŨ KHÍ CỘNG ĐỒNG1. Đại liêna) Đại liên Hotchkiss M1914 (Pháp)b) Đại liên Reibel M1931 (Pháp)c) Đại liên Hotchkiss 13,2mm/Kiểu 93 (Pháp/Nhật)e) Đại liên Kiểu 24 (TQ)f) Đại liên Maxim M1910 (Nga/LX)g) Đại liên DShK M1938 (LX)h) Đại liên Lewis (Mỹ/Anh)i) Đại liên Browning M1917 (Mỹ)j) Đại liên Browning M1919 (Mỹ)k) Đại liên Browning M2 (Mỹ)k) Đại liên Vickers (Anh)l) Đại liên Kiểu 3/Kiểu 92 (Nhật)2. Súng chống tănga) Súng chống tăng PIAT (Anh)b) Súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka (Mỹ)c) Súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka (Mỹ)d) Súng phóng hoả tiễn Bazooka 60mm và 75mm (VN)e) Súng không giật SKZ (VN)f) Súng không giật SS (VN)g) Súng không giật M18 57mm (Mỹ)h) Súng không giật M20 75mm (Mỹ)3. Súng cối và phóng boma) Súng cối 50,8mm kiểu 1937 Brandt (Pháp/VN)b) Súng cối 60mm kiểu 1935 Brandt (Pháp/VN)c) Súng cối 81mm kiểu 1927/31 Brandt (Pháp/VN)d) Súng cối 120mm kiểu 1945 Brandt (Pháp/VN)f) Súng cối 81mm kiểu M1 (Mỹ/VN)g) Súng cối 106,7mm kiểu M2 (Mỹ)h) Súng cối 82mm kiểu 1937 (LX)i) Súng cối 120mm kiểu 1938 (LX)j) Súng cối 50,8/60/81/120/187mm (VN)k) Súng phóng bom và bom phóngl) Súng phóng lựu Kiểu 10/Kiểu 89 (Nhật)m) Súng cối 81mm Kiểu 97 (Nhật)III. VŨ KHÍ BINH CHỦNG1. Pháo binha) Pháo chống tăng 37mm kiểu M3 (Mỹ)b) Pháo chống tăng 37mm kiểu 94 (Nhật)c) Pháo chống tăng 57mm QF 6 pounder/M1 (Anh)1.2. Bộ binh pháoa) Bộ binh pháo 37mm kiểu 1916 TRP(Pháp)b) Bộ binh pháo 70mm kiểu 92 (Nhật)1.3. Sơn pháoa) Sơn pháo 65mm kiểu 1906 (Pháp)b) Sơn pháo 75mm kiểu 1928 (Pháp)c) Sơn pháo 75mm kiểu 41 (Nhật)d) Sơn pháo 94mm QF 3.7 Inch (Anh)1.4. Dã pháo a) Dã pháo 75mm kiểu 38 (Nhật)b) Dã pháo 75mm kiểu 1897 (Pháp)c) Dã pháo 105mm kiểu 1936 Schneider (Pháp)1.5. Lựu pháoa) Lựu pháo 87,6mm QF 25 pounder (Anh)b) Lựu pháo 75mm kiểu M1/M116 (Mỹ)c) Lựu pháo 105mm kiểu M2/M101 (Mỹ)1.6. Pháo phản lựcPháo phản lực 75mm H-6 kiểu 506 (TQ)Các biến thể Pháo phản lực 75mm H-61.7. Pháo bờ biển (thủy pháo)Pháo 105mm nòng dài, Pak 40 75mm, Flak 30 20mm1.8. Pháo cao xạa) Pháo cao xạ 20mm Oerlikonb) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)c) Pháo cao xạ 76,2mm kiểu 88 (Nhật)d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)e) Pháo cao xạ 75mm (Pháp)f) Pháo cao xạ 40mm Bofors2. Phòng khônga) Pháo cao xạ 20mm Oerlikonb) Pháo cao xạ 20mm kiểu 98 (Nhật)d) Pháo cao xạ 25mm Hotchkiss/kiểu 96 (Pháp/Nhật)e) Đại liên DShK kiểu 1938 (LX)f) Pháo cao xạ 37mm 61K kiểu 1939 (LX)Vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Kháng chiến chống MỹCHƯƠNG 1: VŨ KHÍ BỘ BINHI, Vũ khí cá nhân:1, Súng ngắn:a, K-54b, K-59c, Cz-50d, Cz-52e, Súng ngắn chiến lợi phẩm: Colt 1911, Colt 12, Browning M1900, Ru-lô...2, Súng trường a, Khẩu Mosin Nagant model 1938b, Khẩu Simonov SKS carbin (Type 56 của TQ)c, Khẩu Tokarev SVT-40d, Một số loại súng trường khác: MAS 36 cỡ 7,5 ly của Pháp; Mauser cỡ 7,62 ly kiểu KAR.98K của Đức; M1 Garand; M1 Carbine; ...3, Súng bắn tỉaa, Khẩu Mosin-Nagant M 1891-30b, Khẩu Dragunov SVDc, Các loại súng bắn tỉa khác: Mosin-Nagant M/52, SVT-40, ...4, Súng tiểu liêna, Tiểu liên PPSh-41 (K-50 của TQ) - ППШ-41 (Shpagin model of 1941)b, Tiểu liên PPS-43 (tiểu liên K-53 theo cách gọi TQ)c, Tiểu liên kiểu 36 của TQd, Tiểu liên AK, AKM, AKMS và các loại AK kháce, Các loại tiểu liên khác: MAT49 cỡ 9mm của Pháp; Schmeisser cỡ 9 ly kiểu MP38/MP40 của Đức; Cỡ 9 ly có ống giảm thanh kiểu 37 của TQ; Grease M3 và M3A1 cỡ 9mm của Mỹ; Madsen m/50 cỡ 9mm của Denmark; MP-34 Steyr - Solothurn S1-100 cỡ 9mm của Áo, Đức; PM-63 cỡ 9mm của Poland; ...5, Súng trung liênII. Vũ khí cộng đồng1. Súng đại liên2. Súng chống tăng2. Súng cối và phóng bomIII. Vũ khi binh chủng1. Pháo binh2. Phòng khônga) Súng máy phòng không tầm thấp (cỡ 12,7mm và 14,5mm)b) Pháo phòng không 37mm M1939 (61-K)c) Pháo phòng không 57mm AZP S-60d) Pháo phòng không 100mm KS-19... và vẫn tiếp tục cập nhật !Lưu ý : Để dễ đối chiếu, các bạn cần biếtMỹ dùng đơn vị inch nên một số loại vũ khí cũng được gọi theo cỡ nòng như M30, M50... Nếu qui đổi 1 inch tương đương 2,54 cm ta thấy:- Đại liên 30 (M60) = 0,30 inch = 7,62 mm- Trọng liên M50 = 0,50 inch = 12,7 mmNhưng để phân biệt vũ khí của VN, TQ, LX hay Mỹ người ta thường phân biệt bằng cỡ nòng chính xác ra ly (mi-li-mét) có hơi khác nhau- VN, TQ, LX có cối 60 - Mỹ có cối 61- VN, TQ, LX có cối 82 - Mỹ có cối 81- VN, TQ, LX có cối 100, 120 - Mỹ có cối 106,7- VN, TQ, LX có súng 12ly7 - Mỹ có súng 12ly8Vũ khí của VN thường dùng chữ K (kiểu), TQ thường dùng chữ 式 (thức), Mỹ thường dùng chữ M (model) và tiếng Anh là T (type).* Nguồn tự luận North#81 Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến
NorthCấp bậc: Tích cực
Giới tính :
Bài viết : 493
Danh vọng : 974
Uy tín : 3
Tường nhà Bài viết Kết bạn Ngăn cấm Một điểm đáng chú ý là nhà ta chỉ phân biệt "mút giáp 3", "mút giáp 5" mà không thấy nói đến phân biệt 4 đời nòng và thước ngắm của mút cơ tông. Hoặc có thể nhà ta có phân biệt mà tớ chưa được bít, vậy ai bít thì cho xem cùng nhé.Nếu như các cụ không phân biệt đạn thật thì chuối nhỉ. Thế là, trừ đời "mút" hoán cải sáng đạn 7,5mm, có 3 đời bắn đạn 8mm, khác nhau cả nòng và thước ngắm. Các cụ nhà ta chả nhẽ bắn chung đạn tuốt. Mút đã là loại súng yếu so với Mosin hay Mauser, trong khi kích thước na ná, nếu bắn chung đạn thì tầm tụt xuống, yếu xìu đến xỉu luôn. Súng và Đạn của Mút có tiến trình phát triển tương đương với súng đạn các nước Anh-Mỹ-Pháp-Ý, đây là nhóm các nước có kinh tế, kỹ thuật tiên tiến nhưng kể từ cuối thế kỷ 19 tụt hậu trước Nga-Đức trong phát triển súng đạn. Có lẽ việc tụt hậu của họ vẫn kéo dài cho đến nay.Vào khoảng những năm 188x, hàng loạt những phát triển thuốc nổ mới thay thế cho "Thuốc nổ đen" truyền thống. Ban đầu, yêu cầu đặt ra chỉ là thuốc nổ có năng lượng mạnh hơn và không có khói. Bông thuốc súng, nitro-cellulose và glycerine của Nobel được dùng. Ngày nay thấy lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc đẩy đạn từ nòng thì buồn cười, nhưng ngày đó như vậy, nười ta chỉ cần mạnh và không khói. Thực chất, thuật phóng vẫn cháy tức thời như của thuốc nổ đen. Thuạt phóng trong dùng viên rắn chỉ được Đức tính toán và áp dụng hoàn hảo vào pháo 1902-1903, cùng lúc với súng trường. Thuốc viên rắn dựa vào keo nitrocellulose ép đúc khuôn và TNT đúc. Sau đó, Nga áp dụng."Poudre N", Poudre Noire là thuốc nổ đen.Poudre B (Tiếng Tây: Poudre Blanche), "thuốc nổ trắng", "Thuốc nổ Vieille" là những tên đặt cho loại thuốc nổ được nhà hóa học Pháp Paul Vieille phát triển từ 1884 và đăng ký 1886. Đây là những tiến bộ lớn trong việc sử dụng nitrocellulose, người ta dùng kiềm và rượt hòa tan chất này rồi ép thành loại nhựa trong, nhờ đó, thuốc nổ có dạng viên rắn và nhiệt độ cháy ổn định. Dạng viên rắn vì thuốc được hóa nhựa và đúc thành viên có độ bền cao. Cháy ổn định vì tẩy sạch các axit, nguyên nhân làm bay hơi NH3, nguyên nhân làm kích nổ ngoài mong muốn. Tuy có viên rắn, nhưng Poudre B không nắm được lý thuyết thuật phóng trong và hoàn toàn không muốn điều khiển sự cháy, Poudre B chỉ dùng phần tránh bay hơi NH3, thuốc là hỗn hợp của collodion và guncotton, với rượu ethanol và ether. Collodion chính là nitrocellulose được hòa tan vào kiềm hay rượu alcohol kèm dung môi ether hoặc acetone, rồi ép thành phim mỏng, sấy khô. Trong Poudre B, collodion được cắt thành miếng nhỏ mỏng, rất giống viên đạn Mosin hay AK, ngoại trừ hình dáng khá tự nhiên vì chưa biết tính. Guncotton, bông thuốc súng, là dạng nguyên thủy của nitrocellulose, được tạo thành bởi bông tự nhiên nitrat hóa, giữ nguyên hình dáng bông. Rượu ethanol và ether là dung môi gắn collodion vào guncotton, tiết kiệm collodion."Poudre B" là loại thuốc nổ dùng cho "mút" cho đến "32 N". Đây cũng là loại thuốc đã làm cho đức giáo chủ Ri-sơ-li-ơ rụng nòng ngay trong trận đánh đầu tiên. Bản thân Nobel cho ra "Ballistite". nó có 10% long não, còn lại là đều, 45% nitroglycerine và 45% collodion (nitrocellulose). Đây là thuốc súng được đáng kỹ năm 1887 và được dùng ở Ý (M1890 Vetterli), Anh, Thụy Điển, đối địch với Poudre B. Ballistite được sản xuất lớn ngay từ lúc mới ra đời ở Ý. (% là khối lượng).Anh và sau đó là Mỹ cải tiến Ballistite thành cordite, bởi James Dewar, 1889 chứa 58% nitroglycerine, 37% guncotton và 5% vaseline (mỡ bò, mỡ nguồn gốc dầu mỏ). Dùng acetone hóa tan rồi ép hỗn hợp thành sợi như mỳ, sấy khô. Người ANh đã lập một "hội đồng thuốc súng" để tìm cách đối địch với Ballistite, Poudre B, liền nghiệm thu Cordite. Thuốc cũng có đặc tính viên nhưng không rắn và hình dáng viên không phù hợp, người ta làm ra viên với vaseline để bền hơn là bột có diện tích mặt ngoài lớn, chứ không phải để điều khiển tốc độ cháy. Cordite là thuốc nổ cơ bản của Anh-Mỹ cho đến hết Thế chiến II với một số bản cải tiến đối chút, tiếp thu kỹ thuật "thuật phóng trong", internal ballistic của Đức, mới làm tính chất này cho cordite, nhưng thời điểm đó đã thừa.Nhìn chung, đó là 3 loại thuốc cơ bản của phương Tây, được dùng chung cho tất cả các loại súng pháo, súng pháo của phương Tây có thuật phóng trong tồi tệ cho đến hết Thế chiến II. Các loại thuốc trên có thể có dạng rắn bền chắc, nhưng người ta chưa biết tính hình dáng kích thước cho chúng. Trong khi ở Nga và Đức, các loại thuốc súng được thiết kế riêng cho mỗi loại đạn và do đó, thuốc súng là một dãy ký hiệu xấu xí. Đến 193x, đạn "32 N" của mút cũng dùng thuốc viên cầu, một sự bắt chước thiếu hiểu biết Mauser và Mosin.Kẹp đạn 3 và 5Đạn nguyên thủy, đầu đạn xoáy có trục cố định, chưa có mũi đường đạn và chưa có cả vỏ mềm, 1886. Đạn ký hiệu "M".Đạn vẫn chưa có mũi đường đạn nhưng đã có vỏ mềm, 1897. Đạn ký hiệu "M".Đạn D có mũi đường đạn, 1902, vỏ đạn dài 39,20 mm đầu đạn nặng 12,80 g. sơ tốc 701 m/s. Năm 1905 (bài trên viết nhầm là 1901). Tương đương đạn 03-06 của Mỹ về lớp kỹ thuật đầu đạn (nhưng vẫn là gờ móc). 32 N, đạn có thuốc nổ viên. 690 m/s. 15 g. Hộp đựng đạn Bản vẽ tiêu chuẩn đạn North#82 Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến
NorthCấp bậc: Tích cực
Giới tính :
Bài viết : 493
Danh vọng : 974
Uy tín : 3
Tường nhà Bài viết Kết bạn Ngăn cấm Nhìn ốp lót tay trên thì súng dưới đây có lẽ là đồ Rumani, nhưng là bản AIM PM-63 dựa trên bản AKM dùng cho bộ binh cơ giới.Bản AIMS có tay cầm ốp lót dưới hơi vát về sau dùng cho lính dù. North#83 Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến
NorthCấp bậc: Tích cực
Giới tính :
Bài viết : 493
Danh vọng : 974
Uy tín : 3
Tường nhà Bài viết Kết bạn Ngăn cấm Theo LS bộ đội hóa học thì trong KCCM ta sử dụng 2 loại súng phun lửa nặng và nhẹ, không rõ loại gì. Nhưng có lẽ đây là khẩu LPO-50. Ruz#84 Các loại pháo phòng không ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
RuzCấp bậc: Ưu tú
Bài viết : 541
Danh vọng : 939
Uy tín : 2
Tường nhà Bài viết Kết bạn Ngăn cấm Để đối phó với Linebacker II, quân và dân thủ đô Hà Nội đã thiết lập lưới lửa phòng không để bảo vệ Thủ đô cùng các thành phố lớn ở miền Bắc. Các loại pháo phòng không ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không:Súng máy phòng không tầm thấp (cỡ 12,7mm và 14,5mm)Ngay từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ cho súng máy phòng không tầm thấp DShK 12,7mm và đã lập chiến công bắn hạ nhiều máy bay quân Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Song, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972, DShK 12,7mm lần nữa tham gia bảo vệ bầu trời Hà Nội chống lại không quân Mỹ.DShK 12,7mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930, với mục đích tạo ra loại súng có khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ và máy bay tầm thấp. Súng máy phòng không 12,7mm hoạt động theo cơ chế trích khí, được làm mát bằng không khí; nặng khoảng 137kg (tính cả giá đỡ ba chân), được điều khiển bởi một tổ ba người và cả ba người này sẽ phụ trách tháo lắp di chuyển từng phần súng khi cần; được lắp một hộp tiếp đạn cỡ 50 viên. Tầm bắn tối đa 2000m tuy nhiên tầm bắn hiệu quả chỉ là 1.000m. Sơ tốc đầu đạn 850 viên/phút, tốc độ bắn 600 viên/phút.Súng máy phòng không DShK 12,7mm đặt trên giá ba chân. Kết hợp với các đơn vị trang bị DShK 12,7mm lực lượng phòng không tầm thấp của ta còn được viện trợ loại súng máy phòng không ZPU-1/2/4 sử dụng cỡ nòng 14,5mm. Tất cả seri ZPU đều được Liên Xô phát triển trong khoảng thời gian 1945-1947, đến đầu năm 1950 chúng được đưa vào biên chế của Hồng Quân. Mặc dù ra đời từ cách đây nửa thế kỉ, nhưng tới tận ngày nay, chúng vẫn nằm trong thành phần trang bị của hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Các seri của ZPU bao gồm:- ZPU-1 được lắp một nòng cỡ 14,5mm - ZPU-2 được lắp hai nòng cỡ 14,5mm- ZPU-4 lắp bốn nòng cỡ 14,5mmPháo phòng không ZPU-1 14,5mm. Ảnh: Lê Nam Pháo phòng không ZPU-2 14,5mm (hai nòng). Ảnh: Lê Nam Pháo phòng không ZPU-4 14,5mm (bốn nòng). Ảnh: Lê Nam Tất cả các series ZPU trên đều bắn loại đạn API (BS41) trọng lượng 64,4gram. Sơ tốc đầu đạn 1000m/s, tầm bắn tối đa chống máy bay 5000m, tuy nhiên thật sự hiệu quả ở cự ly 1400m. Tốc độ bắn trên lý thuyết 600 viên/phút còn thực tế chỉ là 150 viên/phút.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, DShK 12,7mm kết hợp với các khẩu đội ZPU-1/2/4 với nhiệm vụ chống máy bay địch bay thấp đã phát huy tác dụng bắn rơi nhiều máy bay quân địch, đặc biệt là chiến công bắn hạ 5 máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 “con lợn đất”.Pháo phòng không 37mm M1939 (61-K)M1939 (61-K) là pháo phòng không cỡ nòng 37mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930 và sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Pháo 37mm được thiết kế chủ yếu để chống lại máy bay ném bom bổ nhào, các mục tiêu tầm thấp, tầm trung hoặc chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ. Đây là loại pháo nòng dài rãnh xoắn, được đặt trên xe kéo bốn bánh ZU-7l; có tầm bắn chống máy bay 2500m, tốc độ bắn khoảng 180 viên/phút. Khẩu đội bao gồm 8 người. Pháo được ngắm bắn bằng kính ngắm quang học.Pháo phòng không 37mm M1939. Ảnh: Lê Nam Ngay từ trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta đã được viện trợ loại vũ khí này để chống máy bay quân Pháp ở Điện Biên Phủ.Năm 1972, pháo 37mm tiếp tục tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ trên không với vai trò phòng không bảo vệ cầu cống, kho tàng, bến bãi,… và các trận địa tên lửa chống máy bay địch bay tầm thấp.Pháo phòng không 57mm AZP S-6057mm AZP S-60 là loại pháo phòng không tầm thấp, tầm trung do Liên Xô phát triển từ những năm 1950. Cũng giống như pháo 37mm, S-60 được sử dụng để chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ và bắn máy bay tầm thấp. Thông thường, 57mm S-60 được kéo bởi một xe Ural-375. Một sự khác biệt lớn với 37mm M1939 (61-K) trong hệ thống ngắm bắn, 57mm S-60 được triển khai cùng với hệ thống điều khiển với máy chỉ huy PUAZO-6/60 và radar SON-9/9A, hoặc tương tự pháo 57mm cũng sử dụng máy chỉ huy PUAZO-5 và radar SON-4.Trong tác chiến phòng không, pháo 57mm có tầm bắn 4.000m nếu dùng kính ngắm quang học và 6.000m nếu có radar dẫn đường. Trong một trung đoàn trang bị 57mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy.Pháo phòng không 57mm AZP S-60. Ảnh: Lê NamSau này, các chuyên gia còn cải tiến lắp pháo 57mm lên thân xe tăng T-54 để tăng khả năng cơ động. Mẫu cải tiến này được đặt tên là ZSU-57-2 (pháo 57mm hai nòng). Loại này cũng được trang bị cho quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.Pháo 57mm AZP S-60 nằm trong thành phần lực lượng phòng không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.Pháo phòng không 100mm KS-19100mm KS-19 là loại pháo phòng không tầm trung, tầm cao của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.Pháo phòng không tầm cao 100mm KS-19. Ảnh: Lê Nam Pháo 100mm được điều khiển bởi một tổ 15 người, khi cần thiết chúng được di chuyển bởi xe kéo bánh xích hạng trung AT-S và hạng nặng AT-T.Trong tác chiến chống máy bay, 100mm KS-19 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 10000m. Các loại đạn sử dụng cho KS-19 bao gồm: đạn HE (thuốc nổ mạnh), đạn HE-nổ mảnh, đạn nổ mảnh. KS-19 sử dụng kính ngắm quang học hoặc dùng hệ thống điều khiển bảo gồm radar SON-9A và máy chỉ huy PUAZO-6/19 tăng thêm độ chính xác. Tuy nhiên, tốc độ bắn của KS-19 khá chậm (15 viên/phút).Máy chỉ huy PUAZO-6. Ảnh: Lê NamRadar điều khiển SON-9 có thể dùng chung pháo 57mm và 100mm. Ảnh: Lê Nam Tương tự pháo 37, 57mm, KS-19 cũng được dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ. Chúng có thể xuyên giáp dày 185mm ở khoảng cách 1000m.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, pháo 100mm KS-19 trang bị hạn chế trong các đơn vị pháo cao xạ.Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, lực lượng phòng không quân ta với trang bị từ súng máy phòng không 12,7mm, ZPU-1/2/4 14,5mm tới pháo 37mm, 57mm, 100mm đã tạo thành lưới lửa tầm thấp, tầm trung, tầm cao phủ khắp miền bắc. Tập trung đánh địch từ mọi hướng, bảo vệ an toàn cho các kho tàng, bến bãi, sân bay, trận địa tên lửa (át chủ bài của nhân dân ta chống “ngáo ộp” B-52)…Tính riêng từ ngày 18 đến 30 tháng 12, bộ đội phòng không đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay hiện đại của quân Mỹ, trong đó có cả loại mới nhất F-111. Lê Nam (tổng hợp)Nguồn : vnmilitaryhistory Sponsored content#85 Re: Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến
Sponsored contentCấp bậc:
Tường nhà Bài viết Kết bạn Ngăn cấmThông điệp [Trang 4 trong tổng số 4 trang]
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4
LOVE quotion » TÌM HIỂU » Kiến thức Quân sự phổ cập »Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến
Quyền hạn của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viếtChuyển đến:
Chọn Diễn Đàn||--THÔNG TIN CHUNG| |--Liên hệ - Góp ý| | |--Liên hệ| | |--Góp ý| | | |--Thông báo - Qui định| | |--Thông báo| | |--Qui định| | | |--Hướng dẫn sử dụng Forum| |--Tin tức - Sự kiện| |--ÔN CỐ, TRI TÂN| |--Hồi đó dấu...| |--Không thể nào quên| |--Một thời đạn bom| |--GẶP GỠ - HỘI NGỘ| |--Điểm danh Cựu Học viên| | |--Cựu Học viên khóa VII| | |--Cựu Học viên khóa X, XIII, ...| | | |--Học viên LQ2 và bạn bè| |--Lực lượng Vũ trang| |--Cha ông đánh giặc| |--Quân đội Việt Nam| | |--Đại tướng Võ Nguyên Giáp| | | |--Nữ Quân nhân| |--Lực lượng QS các nước| |--TÌM HIỂU| |--Biên giới, lãnh thổ| |--Kiến thức Quân sự phổ cập| |--Thế giới khoa học| | |--Khoa học thường thức| | |--Khoa học Quân sự| | | |--Khám phá| |--VĂN NGHỆ, VĂN GỪNG| |--Ca khúc một thời| |--Thơ lính| |--Hình ảnh đẹp| |--Thư giãn| |--Chuyện phiếm| |--Tranh ảnh hài hước| |--Truyện cười| |--Thơ... thẩn| |--TẬP TÀNH LÀM I TỜ (IT)| |--Làm quen với máy tính| | |--MS Windows 8, 8.1, 10| | |--MS Office 2013, 2016, 2019| | | |--Phần mềm cho PC| |--Ứng dụng cho Smartphone| |--Hardware| |--Server| |--Workstation| |--CPE (Customer Premises Equipment)| |--CCTV (Closed Circuit TeleVision)| |--INTERNET| |--Cloud| |--Open & Fee Source| |--Forumotion| |--KHU VỰC ĐIỀU HÀNH |--Cách li
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhấtĐoàn Ngọc Khánh
098 376 5575
Đỗ Quang Thảo
090 301 9666
Nguyễn Văn Của
090 372 1401
Từ khóa » Súng đại Liên M50
-
Browning M2 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nòng Súng đại Liên M50 Và Anh Hùng Đinh Văn Hòe
-
Súng Máy Hạng Nặng Lừng Danh Browning M2 đáng Sợ Cỡ Nào?
-
"ĐẠI LIÊN BẤT TỬ" M2 BROWNING | M2 Browing 50 Cal Machine Gun
-
Uy Lực Của Súng Máy M2 Browning -H GUN - YouTube
-
Danh Sách Vũ Khí Sử Dụng Trong Chiến Tranh Việt Nam - Wikiwand
-
Vũ Khí, Khí Tài Trang Bị Trong Sư đoàn Bộ Binh Việt Nam.
-
Việt Nam Cộng Hòa Sống Mãi - Súng đại Liên M60 Chiều Dài: 1105 ...
-
Súng, Pháo Do Nga, Mỹ, Việt Nam Chế Tạo Trong Bảo Tàng Vũ Khí
-
Súng Máy DSHK 12,7mm Degtyarov – Shpagin Trong Chiến Tranh ...
-
Vì Sao M2 Browning Vẫn Là Hỏa Lực 'kinh Dị' Trên Chiến Trường Hiện đại?
-
Chiến Lợi Phẩm đặc Biệt Của Việt Nam:Thiết Giáp M113 Phun Lửa
-
Mua Air Soft “đòm” Nhau Trên Phố | Báo Dân Trí
-
Súng Đại Liên Là Gì - Nghĩa Của Từ Đại Liên Trong Tiếng Việt
-
1001 Thắc Mắc: Súng Máy Và Súng Trường Khác Nhau Như Thế Nào?
-
6 Loại Súng Trường đáng Sợ Nhất Trong Kho Vũ Khí Của Mỹ | VOV.VN
-
5 Khẩu Súng Đại Liên Là Gì ? Nghĩa Của Từ Đại Liên Trong Tiếng ...
-
Khám Phá Kho Súng Máy Của Bộ đội Việt Nam (kỳ 3) - Kiến Thức