# Bộ Tam Sên Gồm Những Gì Là CHUẨN Nhất? Ý Nghĩa?

Một trong những thành phần quan trọng trong lễ cúng chính là Bộ Tam Sên. Rất nhiều người không biết bộ Tam Sên là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Gồm những gì là đúng nhất và được sử dụng trong lễ cúng nào? Hãy để Đồ Cúng Việt giải đáp thắc mắc trên của các bạn qua bài viết này nhé.

Mục Lục

Toggle
  • Bộ tam sên là gì?
    • Tam Sên là gì?
    • Ý nghĩa của bộ Tam Sên trong lễ cúng của người Việt
  • Bộ tam sên gồm những gì?
  • Lễ cúng nào sử dụng bộ Tam Sên?
  • Hình ảnh bộ tam sên 3 miền đầy đủ nhất
  • Lễ vật khác đi kèm với bộ Tam Sên trong lễ cúng
  • Lưu ý với bộ Tam Sên cúng Thần Tài Thổ Địa

Bộ tam sên là gì?

Theo quan niệm dân gian xưa của ông bà ta thì Bộ Tam Sên là một lễ vật quan trọng tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên và không thể thiếu trong các lễ cúng dâng lên các vị thần linh.

Đặc biệt quan niệm cúng Tam Sên chỉ có ở người dân Nam Bộ và không có ở khu vực Bắc Bộ hay Trung Bộ.

Tam Sên là gì?

Tam Sên (hay còn gọi là “tam sinh” hoặc “tam sanh”) được hiểu  là 3 loài vật sinh sống ở 3 môi trường hoàn toàn khác nhau bao gồm:

  • Loài vật sống trên mặt đất (tượng trưng cho Thổ).
  • Loài vật sống dưới nước (tượng trưng cho Thủy).
  • Loài vật sống trên trời (tượng trưng cho Thiên).

Ngoài ra Đức Phật cho rằng cá sinh vật trong trời đất được chia làm 4 loại sanh sau:

  • Thai sanh.
  • Thấp sanh.
  • Noãn sanh.
  • Hóa sanh.

Thế nên Tam Sanh còn chính là 3 loài trong “thai sanh, noãn sanh và thấp sanh”. Trong đó, “Thai sanh” là loài sinh ra từ việc mang thai như heo, bò,… “Thấp sanh” là loài sinh ra nơi ẩm thấp, tự nhiên như tôm, côn trùng,…. “Noãn sanh” là loài sinh ra từ trứng như gà, vịt,…

Ý nghĩa của bộ Tam Sên trong lễ cúng của người Việt

Dưới đây là những ý nghĩa quan trọng của bộ Tam Sên khi dâng lên thần linh.

  • Lễ vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên.
  • Mang ý nghĩa cao cả tốt đẹp của dân gian người Việt.
  • Tạ lễ thể hiện sự thành tâm của chủ nhà đối với thần linh.
  • Thể hiện sự am hiểu về lễ nghi, tâm linh.
  • Tạo nên tinh thần thoải mái, lạc quan trong công việc.

Bộ tam sên gồm những gì?

Khi chuẩn bị bộ tam sên thì mọi người phải chọn nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon nhất bởi đó là tấm lòng thể hiện của bản thân gia đình với các thần linh.

Lễ vật cúng Bộ Tam Sên bao gồm những thứ sau:

  • 1 miếng thịt ba chỉ luộc – Tượng trưng cho Thổ
  • 1 quả  hoặc 3 quả trứng luộc  được bóc vỏ ( trứng gà hoặc trứng vịt) – Tượng trưng cho Thiên.
  • 3 con tôm luộc (có thể thay thế bằng 1 con cua luộc) – Tượng trưng cho Thủy.
Ý nghĩa của bộ tam sên
Ý nghĩa của bộ tam sên

Lễ cúng nào sử dụng bộ Tam Sên?

Các lễ cúng sử dụng bộ tam sên trong trong văn hóa người Việt có thể kể đến:

  • Bộ tam sên cúng khai trương.
  • Bộ tam sên cúng thần tài.
  • Bộ tam sên cúng ngày vía thần tài.
  • Bộ tam sên cúng đất đai.
  • Bộ tam sên cúng sửa nhà mới nhập trạch.
  • Bộ tam sên cúng Thôi nôi.
  • Bộ tam sên cúng Đầy tháng.

Những mâm cúng này có các lễ vật đa phần tương đối giống nhau, được sử dụng những thứ có trong đời sống thường ngày của chúng ta rồi kết hợp với bộ tam sên để kính dâng lên các Thần Linh.

Hình ảnh bộ tam sên 3 miền đầy đủ nhất

Hình ảnh bộ tam sên đủ lễ vật
Hình ảnh bộ tam sên đủ lễ vật

Lễ vật khác đi kèm với bộ Tam Sên trong lễ cúng

Bên cạnh bộ Tam Sên thì trong lễ cúng cần có những lễ vật khác, bao gồm:

  • Trái cây mâm ngũ quả.
  • Hoa cúc kim cương tươi.
  • Nhang rồng phụng.
  • Đèn cầy.
  • Gạo hũ trắng.
  • Muối hũ trắng.
  • Trà khô bắc.
  • Rượu nếp trắng.
  • Nước trắng.
  • Giấy cúng động thổ.
  • Bánh kẹo.
  • Trầu cau tươi.
  • Chè đậu trắng.
  • Xôi gấc đậu xanh.
  • Cháo trắng.
  • Bánh hỏi.
Bộ tam sên trong mâm cúng động thổ
Bộ tam sên trong mâm cúng động thổ

Lưu ý với bộ Tam Sên cúng Thần Tài Thổ Địa

Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần được mọi nhà thờ cúng với mong muốn sự bình an, sung túc cho gia đình.

Khi cúng Thần Tài Thổ Địa thì nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Không được thiếu đĩa bộ Tam Sên.
  • Đặt bộ Tam Sên ở vị trí thấp dưới đất và hướng ra mặt cửa chính.
  • Hàng ngày bạn phải thắp hương cho bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa từ 6h – 7h sáng, chiều từ 6-7h, mỗi lần thắp 5 cây nhang.
  • Thay nước uống trong lúc thắp nhang và phải thường xuyên thay nước trong lọ hoa.
  • Không được để các con vật như chó, mèo quấy phá bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
  • Lễ vật như gạo, muối khi cúng xong. Hãy giữ lại dùng để lấy lộc không nên rải ra bên ngoài sẽ mất lộc của gia đình.
  • Vàng bạc, quần áo khi cúng xong mang ra ngoài đốt.
  • Rượu hay nước cúng thì đứng bên ngoài cửa tưới vào nhà, việc này có ý nghĩa là mang lộc vào nhà.
  • Bộ Tam Sên, các loại hoa quả, trái cây, chè xôi thì chia cho các thành viên trong nhà ăn, không nên chia cho người ngoài vì sẽ bị mất lộc. Giờ thì câu hỏi cúng tam sên xong có ăn được không đã được giải đáp rồi đấy.

Như vậy là Đồ Cúng Việt gửi tới bạn toàn bộ thông tin về Bộ Tam Sên như: định nghĩa, gồm những gì, ý nghĩa và được sử dụng trong lễ cúng nào rồi.

>> Xem thêm: Mâm cơm cúng gia tiên gồm những món nào? Các lưu ý

Chia sẻ Trần Công Trung

Trần Công Trung, Founder và CEO của Đồ Cúng Việt, là một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu văn hóa mâm cúng của người Việt, và hơn 6 năm điều hành thương hiệu Đồ Cúng Việt - dịch vụ mâm cúng trọn gói hàng đầu Việt Nam. Nội dung trên docungviet.vn luôn được kiểm duyệt kỹ càng trước khi xuất bản để mang lại kiến thức bổ ích nhất cho bạn đọc.

0 comments

Bình luận

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Từ khóa » Cúng Bộ Tam Sên Là Gì