Bồ Tát – Wikipedia Tiếng Việt

Tượng Bồ Tát bằng gỗ ở Trung Quốc

Bồ-tát (chữ Hán: 菩薩), đầy đủ là Bồ-đề-tát-đóa (chữ Hán: 菩提薩埵, tiếng Phạn: 𑀩𑁄𑀥𑀺𑀲𑀢𑁆𑀢𑁆𑀯 bodhisattva), dịch ý là Giác hữu tình (chữ Hán: 覺有情) hoặc Đại sĩ (chữ Hán: 大士), là những bậc trong Tam thập tam thiên thế giới, cứu giúp chúng sinh bằng hạnh Bồ-tát (Bồ-tát Maha tát). Bồ-tát thực hành ba mươi pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của Phật giáo Thượng Tọa bộ) hoặc sáu pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của phần lớn bộ phận Phật giáo Đại thừa). Trong Kinh văn Nikaya, Bồ-tát (pa. Bodhisatta) là thuật ngữ dùng để nhắc đến Phật Thích-ca Mâu-ni (hay Phật Gotama) trước khi giác ngộ trong khi ở văn bản Đại thừa, Bồ-tát được sử dụng để gọi bất kỳ chúng sinh nào phát Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta) thành Phật như Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Địa Tạng, Bồ-tát Phổ Hiền...

Tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Bồ-tát muốn tu tập trên con đường Bồ-tát đạo để trở thành Phật, dù cho theo Nam tông hay Bắc tông, thì cần phải có đại nguyện rộng lớn vì lợi ích của chúng sinh (được một vị Phật thụ ký) và có kiến thức Phật pháp thiện xảo như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Nhân quả...

Phật giáo Nam tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quan điểm Nam tông, để được một vị Phật thụ ký thì chúng sinh cần phải thỏa mãn tám điều kiện: (1) là con người, (2) là nam nhân, (3) hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có thể chứng quả A-la-hán trong kiếp hiện tại, (4) gặp Phật, (5) tu sĩ tin vào thuyết Nghiệp báo hoặc là một tỳ-kheo trong thời kỳ có một vị Phật, (6) có năng lực chứng các tầng thiền định, (7) hành động công đức (có thể xả thân để có thể bảo vệ Đức Phật), (8) có ý nguyện để hoàn thành mục tiêu dù có rơi vào nghịch cảnh. Thời quá khứ về trước, Tu sĩ Sumedha (tiền thân của Phật) đã được Phật Nhiên Đăng thụ ký (Dipamkara) nhờ tám nhân trên. Bồ-tát muốn chứng quả thành Phật vì lòng đại bi (maha-karuna) muốn cứu giúp chúng sinh: "Nếu chứng đạt được Toàn Giác (là một vị Phật), Ta có thể giúp thế gian cùng với chư thiên thần cùng qua sông!"[1].

Bất kỳ Bồ-tát nào muốn tu tập thành Phật thì cần phải thành tựu ba mươi pháp Ba-la-mật trong đó có thập độ: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, chân thật, quyết định, bác ái, xả và ba cấp độ: hạ, trung và thượng.

Phật giáo Đại thừa

[sửa | sửa mã nguồn]
Tranh vẽ Bồ-tát Địa Tạng Vương ở Nhật Bản

Theo quan điểm Bắc Tông, một chúng sinh được Phật thụ ký chỉ cần thỏa mãn điều kiện là phát tâm Vô thượng vì lợi ích của chúng sinh. Bồ-tát lấy chúng sinh làm sự nghiệp của mình. Quan điểm về Bồ-tát theo Đại thừa linh động hơn so với Thượng Tọa bộ. Một vị Bồ-tát phát đại nguyện và thệ thành tựu đại nguyện trước hoặc sau khi chứng quả thành Phật trong khi Phật giáo Thượng Tọa bộ thì chỉ có Phật Toàn giác mới có khả năng cứu độ chúng sinh. Ví dụ như Bồ-tát Địa Tạng Vương thệ nguyện: "Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề." (Chừng nào Địa ngục chưa trống không, tôi thề chưa đắc quả thành Phật. Chúng sinh đều được cứu độ hết, lúc đó tôi mới chứng quả Bồ-đề), như vậy Bồ-tát Địa Tạng phát đại nguyện trên và chỉ thành Phật khi hoàn thành hết đại nguyện đó; trong khi Phật A-di-đà phát 48 đại nguyện khi còn là Bồ-tát và Ngài hoàn thành đại nguyện ấy sau khi chứng Phật quả.

Trong Đại thừa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa, hình ảnh Bồ Tát tương tự như A-la-hán, trong đó A-la-hán thường bị hiểu nhầm là tập trung chủ yếu vào sự giải thoát cho chính mình, xu hướng ít làm lợi nhiều cho chúng sinh, còn Bồ Tát thì có nguyện lực cao cả hơn nhiều, không những tu bổ trí tuệ bản thân mà còn mang lợi ích đến mọi chúng sinh trên con đường giác ngộ.

Thực ra, khái niệm Bồ tát đã được tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo nguyên thủy, nhất là khi nói về các tiền thân của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Bản Sinh Kinh). Trong Kinh văn Đại thừa, khái niệm này được phát triển thêm: khi nói đến Bồ Tát, người ta xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai. Đại thừa chia làm hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát đang sống trên Trái Đất và Bồ Tát siêu việt. Các vị đang sống trên Trái Đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả.

Bồ Tát siêu việt là người đã thực hạnh các hạnh Ba-la-mật ở mức độ rất cao nhưng chưa nhập Niết-bàn, hoàn toàn bất thối chuyển (không còn thối lui) trên con đường thành Phật, có khả năng tự chủ trong Luân hồi, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh. Đó là các vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, thường là các vị Bồ Tát Quán Thế Âm (觀世音) hay Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát Đại Thế Chí (大勢至), Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (文殊師利), Bồ Tát Phổ Hiền (普賢) và Bồ TátĐịa Tạng (地藏).Năm vị Bồ Tát này gọi là Ngũ hiền.

Chư vị Bồ Tát

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bồ Tát Hư Không Tạng (zh. 虛空藏, sa. ākāśagarbha, ja. kokūzō)
  • Bồ Tát Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja. kanzeon, bo. spyan ras gzigs སྤྱན་རས་གཟིགས་)
  • Bồ Tát Địa Tạng (zh. 地藏, sa. kṣitigarbha, ja. jizō, sa yi snying po ས་ཡི་སྙིང་པོ་)
  • Bồ Tát Đại Thế Chí (zh. 大勢至, sa. mahasthāmaprāpta, ja. daiseishi)
  • Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, ja. miroku, bo. byams pa བྱམས་པ་)
  • Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī, ja. monju, bo. `jam pa`i dbyangs འཇམ་པའི་དབྱངས་)
  • Bồ Tát Phổ Hiền (zh. 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་)
  • Bồ Tát Kim Cương Thủ (zh. 金剛手, sa. vajrapāṇi, ja. kongōshu, bo. phyag na rdo rje ཕྱག་ན་རྡོ་རྗེ་)
  • Bồ Tát Đa la (zh. 多羅, sa. tārā,Tara, Drolma, bo. sgrol-ma སྒྲོལ་མ་)

Ngoài những vị Bồ Tát trên còn có vô lượng các vị Bồ Tát ở hằng hà sa số thế giới khác.

Hình ảnh ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Từ Thị Bồ Tát - Di Lặc Bồ Tát, Bố Đại Hòa thượng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phật Sử. Tiểu Bộ (kinh). tr. I., 56.
  • Gampopa; The Jewel Ornament of Liberation; Snow Lion Publications; ISBN 1-55939-092-1

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • La Hán
  • Thánh Thần
  • Á thần
  • Đại Bồ Tát
  • Bồ Tát nhỏ

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bồ tát.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
  • x
  • t
  • s
Bồ Tát
Bồ tát phổ biến
  • Quán Thế Âm
  • Văn-thù-sư-lợi
  • Phổ Hiền
  • Địa Tạng
  • Di-lặc
  • Đại Thế Chí
  • Ākāśagarbha
Phật giáo Trung Quốc
  • Hộ Pháp Vi Đà
  • Quan Công
Kim cương thừa
  • Liên Hoa Sinh
  • Mandarava
  • Đa-la
  • Vajrapani
  • Vajrasattva
  • Sitatapatra
  • Phật Mẫu Chuẩn Đề
Bồ tát khác
  • Ambedkar
  • Bhaishajyaraja
  • Candraprabha
  • Long Thụ
  • Niō
  • Tịch Thiên
  • Supratisthitacaritra
  • Supushpachandra
  • Suryaprabha
  • Vasudhara
  • Visistacaritra
  • x
  • t
  • s
Phật giáo Việt Nam
Phật
  • Thích Ca Mâu Ni
  • A-di-đà
  • Phật Dược Sư
  • Đại Nhật Như Lai
  • Phật Mẫu
  • Duyên giác
Bồ Tát
  • Quán Thế Âm (Quan Âm)
  • Văn-thù-sư-lợi
  • Phổ Hiền
  • Địa Tạng Bồ Tát
  • Đại Thế Chí
  • Bát bộ Kim Cương
  • Di-lặc
  • Phật Mẫu Chuẩn Đề
Tăng già
  • Ma-ha-ca-diếp
  • A-nan-đà
  • Mục Kiền Liên
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Huyền Trang
  • Đại Thừa
  • Tịnh độ tông
  • Thiền
  • Đát-đặc-la
  • Truyện thần thoại Việt Nam
  • Tín ngưỡng Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Các đề tài về Phật giáo
  • Bảng chú giải
  • Chỉ mục
  • Đại cương
Nền tảng
  • Tam bảo
    • Phật
    • Pháp
    • Tăng
  • Tứ diệu đế
  • Bát chính đạo
  • Niết-bàn
  • Trung đạo
Đức Phật
  • Như Lai
  • Sinh nhật
  • Du quán tứ môn
  • Bát thập chủng hảo
  • Dấu chân
  • Xá lợi
  • Hình tượng ở Lào và Thái Lan
  • Điện ảnh
  • Phép thuật
  • Gia đình
    • Suddhodāna (cha)
    • Māyā (mẹ)
    • Mahapajapati Gotamī (dì, mẹ nuôi)
    • Yasodhara (vợ)
    • Rāhula (con trai)
    • Ānanda (họ hàng)
    • Devadatta (họ hàng)
  • Nơi Đức Phật dừng chân
  • Đức Phật trong các tôn giáo trên thế giới
Khái niệm chính
  • Avidyā (vô minh)
  • Trung hữu
  • Bồ-đề tâm
  • Bồ tát
  • Phật tính
  • Giáo lý về Pháp
  • Pháp
  • Giác ngộ
  • Ngũ triền cái
  • Indriya
  • Nghiệp
  • Phiền não
  • Dòng thức
  • Bát-niết-bàn
  • Duyên khởi
  • Tái sinh
  • Luân hồi
  • Hành
  • Ngũ uẩn
  • Không
  • Ái
  • Chân như
  • Kết
  • Tam pháp ấn
    • Vô thường
    • Khổ
    • Vô ngã
  • Hai chân lý
Vũ trụ luận
  • Thập giáo
  • Lục đạo
    • Thiên
    • Nhân
    • A-tu-la
    • Ngạ quỷ
    • Súc sinh
    • Địa ngục
  • Tam giới
Nghi thức
  • Bhavana
  • Bodhipakkhiyādhammā
  • Thiên đường
    • Từ
    • Bi
    • Hỉ
    • Xả
  • Bố thí
  • Mộ đạo
  • Thiền-na
  • Tín
  • Ngũ lực
  • Tứ thần túc
  • Thiền
    • Chân ngôn
    • Thiền tuệ
    • Tùy niệm
    • Smarana
    • Niệm hơi thở
    • Chỉ quán
    • Tuệ quán (Phong trào vipassana)
    • Shikantaza
    • Tọa thiền
    • Công án
    • Mandala
    • Tonglen
    • Tantra
    • Tertön
    • Terma
  • Phúc
  • Chính niệm
    • Tứ niệm xứ
  • Xuất gia
  • Pāramitā
  • Tụng kinh
  • Puja
    • Cúng dường
    • Quỳ lạy
    • Tụng kinh
  • Quy y
  • Satya
    • Sacca
  • Thất giác chi
    • Niệm
    • Trạch pháp
    • Hỷ
    • An
  • Giới luật
    • Ngũ giới
    • Lời nguyện Bồ Tát
    • Ba-la-đề-mộc-xoa
  • Tam học
    • Giới luật
    • Định
    • Bát-nhã
  • Tinh tấn
    • Tứ chính cần
Niết-bàn
  • Bồ-đề
  • Bồ-đề-tát-đóa
  • Phật
  • Bích-chi Phật
  • Phật Mẫu
  • Tứ thánh quả
    • Nhập lưu
    • Nhất lai
    • Bất lai
    • A-la-hán
Tu tập
  • Tỉ-khâu
  • Tỉ-khâu-ni
  • Śrāmaṇera
  • Śrāmaṇerī
  • Anagarika
  • Ajahn
  • Sayadaw
  • Thiền sư
  • Lão sư
  • Lạt-ma
  • Rinpoche
  • Geshe
  • Tulku
  • Cư sĩ
  • Upāsaka và Upāsikā
  • Thanh-văn
    • Thập đại đệ tử
  • Chùa Thiếu Lâm
Nhân vật chính
  • Đức Phật
  • Kiều-trần-như
  • A-thuyết-thị
  • Xá-lợi-phất
  • Mục-kiền-liên
  • Mục Liên
  • A-nan-đà
  • Ma-ha-ca-diếp
  • A-na-luật
  • Ca-chiên-diên
  • Nan-đà
  • Tu-bồ-đề
  • Phú-lâu-na/Mãn-từ-tử
  • Ưu-bà-li
  • Ma-ha-ba-xà-ba-đề
  • Khema
  • Ưu-bát-hoa-sắc-bỉ-khâu-ni
  • A-tư-đà
  • Sa-nặc
  • Yasa
  • Phật Âm
  • Na Tiên
  • Ương-quật-ma-la
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Long Thụ
  • Vô Trước
  • Thế Thân
  • A-đề-sa
  • Liên Hoa Sinh
  • Nichiren
  • Tùng Tán Cán Bố
  • Tùy Văn Đế
  • Đạt-lai Lạt-ma
  • Ban-thiền Lạt-ma
  • Cát-mã-ba
  • Shamarpa
  • Na-lạc-ba
  • Huyền Trang
  • Trí Nghĩ
Kinh điển
  • Tam tạng
  • Trung quán trang nghiêm luận
  • Kinh Đại Thừa
  • Kinh Nam Phạn
  • Đại tạng kinh
  • Kinh điển Phật giáo Tây Tạng
Phân nhánh
  • Phật giáo Nguyên thủy (tiền bộ phái)
  • Phật giáo Bộ phái
  • Trưởng lão bộ
  • Đại thừa
    • Thiền Phật giáo
      • Thiền tông
      • Seon
      • Thiền
    • Tịnh độ tông
    • Thiên Thai tông
    • Nichiren
    • Trung quán tông
    • Duy thức tông
  • Tân thừa
  • Kim cương thừa
    • Tây Tạng
    • Chân ngôn
    • Đại cứu cánh
  • Các tông phái Phật giáo
  • Những điểm chung giữa Nam truyền và Bắc truyền
Quốc gia
  • Afghanistan
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Campuchia
  • Trung Quốc
  • Ấn Độ
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Triều Tiên
  • Lào
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mông Cổ
  • Myanmar
  • Nepal
  • Pakistan
  • Philippines
  • Nga
    • Kalmykia
    • Buryatia
  • Singapore
  • Sri Lanka
  • Đài Loan
  • Thái Lan
  • Tây Tạng
  • Việt Nam
  • Trung Đông
    • Iran
  • Phương Tây
    • Argentina
    • Australia
    • Brazil
    • Pháp
    • Vương quốc Anh
    • Hoa Kỳ
    • Venezuela
Lịch sử
  • Dòng thời gian
  • Ashoka
  • Các hội đồng Phật giáo
  • Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ
    • Sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ
  • Tam Vũ diệt Phật
  • Hy Lạp hóa
  • Phật giáo và thế giới La Mã
  • Phật giáo phương Tây
  • Sự truyền thừa Phật giáo trong Con đường tơ lụa
  • Sự bức hại Phật tử
  • Sự xua đuổi nhà sư ở Nepal
  • Biến cố Phật giáo
  • Chủ nghĩa dân túy Phật giáo Sinhala
  • Chủ nghĩa canh tân Phật giáo
  • Phong trào Vipassana
  • Phong trào 969
  • Phụ nữ trong Phật giáo
Triết học
  • A-tì-đạt-ma
  • Trường phái nguyên tử
  • Phật học
  • Đấng tạo hoá
  • Kinh tế học
  • Bát kiền độ luận
  • Phật giáo cánh tả
  • Thuyết mạt thế
  • Luân lý
  • Tiến hóa
  • Nhân gian
  • Logic
  • Thực tại
  • Phật giáo thế tục
  • Chủ nghĩa xã hội
  • Các câu hỏi chưa được trả lời
Văn hóa
  • Kiến trúc
    • Chùa
    • Tịnh xá
    • Wat
    • Phù đồ
    • Chùa tháp
    • Candi
    • Kiến trúc dzong
    • Kiến trúc Phật giáo Nhật Bản
    • Chùa Phật giáo Triều Tiên
    • Nghệ thuật kiến trúc đền chùa Thái Lan
    • Kiến trúc Phật giáo Tây Tạng
  • Nghệ thuật
    • Phật giáo Hy Lạp hóa
  • Cội Bồ-đề
  • Bố Đại
  • Tượng Phật
  • Lịch
  • Ẩm thực
  • Tang lễ
  • Các ngày lễ
    • Phật đản
    • Trai giới
    • Magha Puja
    • Asalha Puja
    • Vassa
  • Cây Bồ đề Jaya Sri Maha
  • Cà-sa
  • Chùa Đại Bồ Đề
  • Mantra
    • Om mani padme hum
  • Ấn
  • Âm nhạc
  • Thánh địa
    • Lâm-tỳ-ni
    • Chùa Maya Devi
    • Bodh Gaya
    • Sarnath
    • Kushinagar
  • Thơ ca
  • Tràng hạt
  • Bánh xe cầu nguyện
  • Biểu tượng
    • Pháp luân
    • Pháp kì
    • Hữu luân
    • Swastika
    • Thangka
  • Sri Dalada Maligawa
  • Ăn chay
Khác
  • Thần thông
  • A-di-đà
  • Avalokiteśvara
    • Quan Âm
  • Phạm Thiên
  • Kinh Pháp Cú
  • Pháp ngữ
  • Tiểu thừa
  • Kiếp
  • Koliya
  • Phả hệ
  • Di-lặc
  • Māra
  • Ṛddhi
  • Ngôn ngữ thiêng liêng
    • Nam Phạn
    • Phạn
  • Siddhi
  • Sutra
  • Luật tạng
  • Nước Cam Lồ
So sánh
  • Bahá'í giáo
  • Kitô giáo
    • Ảnh hưởng
    • So sánh
  • Các tôn giáo Đông Á
  • Ngộ giáo
  • Ấn Độ giáo
  • Jaina giáo
  • Do thái giáo
  • Tâm lý học
  • Khoa học
  • Thông thiên học
  • Bạo lực
  • Triết học phương Tây
Danh sách
  • Bồ tát
  • Sách
  • Chư Phật
    • có tên gọi
  • Phật tử
  • Các bài kinh
  • Chùa chiền
  • Tì-kheo-ni
  • Tì-kheo
  • Thượng tọa
  • Tăng thống
  • Hòa thượng
  • Đại đức
  • Thể loại
  • Cổng thông tin
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4221379-4
  • LCCN: sh85015213
  • NDL: 00560879
  • NKC: ph473688

Từ khóa » Bồ Tát Ma Ha Tát Là Gì