Bộ Thông Tin Và Truyền Thông Triển Khai Thi Hành Nghị định Số 120 ...

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations 123
  • Cổng TTĐT - Bộ Thông tin và Truyền thôngCurrently selected
    • Trang Đào tạo nghề cho lao động Nông thôn
      • Gửi câu hỏi
      • Video
Skip Navigation Linkstinchitiet Search
  • Recent
  • Trang Đào tạo nghề cho lao động Nông thôn
    • Gửi câu hỏi
    • Video
Cổng Thông tin điện tử chính sách pháp luật Toggle navigation
  • Giới thiệu Văn bản, Chính sách mới
    • Ngành
    • Chung
  • Chính sách, pháp luật
  • Nghiệp vụ Pháp chế
    • Kiểm tra VBQPPL
    • Cải cách hành chính
    • Xử lý vi phạm hành chính
    • Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp
    • Xây dựng pháp luật
    • Pháp luật Quốc tế
    • Pháp điển
  • Phổ biến Giáo dục Pháp luật
  • Giám định tư pháp
Thứ ba, 26/11/2024 01:43:03 SA Chính sách pháp luật mới Bộ Thông tin và truyền thông triển khai thi hành Nghị định số 120/2020/NĐ-CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

12/10/2021 17:50 CH

Email Print

Ngày 07/10/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2020/NĐ-CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể và tự chủ về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định này ban hành rất nhiều các quy định mới liên quan đến: về thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, về thành lập các tổ chức bên trong thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, Quy định số lượng tối đa cấp phó trên một đơn vị…Về thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định, các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Các đơn vị sự nghiệp công lập thành lập phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, đáp ứng đủ tiêu chí thành lập theo quy định chuyên ngành, đồng thời xác định được rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, quản lý Nhà nước và phải đảm bảo tiêu chí về số lượng người làm việc. Về thành lập các tổ chức bên trong thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau: Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2020, thay thế Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; bãi bỏ các nội dung quy định về tự chủ tổ chức bộ máy và Hội đồng quản lý quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Trong năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động triển khai việc xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết Nghị định số 120/2020/NĐ-CP theo thẩm quyền được giao. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang trong quá trình xây dựng các dự thảo Thông tư quy định chi tiết như: Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; Thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc ngành Thông tin và Truyền thông. 02 Dự thảo Thông tư đã được lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị trong Bộ; các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành, đặc biệt Bộ Nội vụ. Đơn vị chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu và tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý. Dự thảo Thông tư đã được đăng tải lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ./.

TIN đọc nhiều

  • Bộ Thông tin và Truyền thông lắng nghe đề xuất các vấn đề chính sách công nghiệp 4.0 hợp tác với WEF

    4 năm trước

  • Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA

    4 năm trước

  • Những điểm mới của Luật Đầu tư (sửa đổi)

    4 năm trước

  • Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

    4 năm trước

  • Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

    4 năm trước

Từ khóa » Thay Thế Nghị định 55/2012/nđ-cp