Bộ Thủ Chữ Hán Trong Cấu Tạo Chữ Nôm - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.46 KB, 70 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂNBỘ MÔN NGỮ VĂNNGUYỄN HOA ĐẦMBỘ THỦ CHỮ HÁN TRONG CẤU TẠO CHỮNÔMLuận văn tốt nghiệp đại họcNgành Ngữ VănCán bộ hướng dẫn: ThS. TẠ ĐỨC TÚCần Thơ, 2011Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài2. Lịch sử vấn đề3. Mục đích nghiên cứu.4. Phạm vi nghiên cứu5. Phương pháp nghiên cứuPHẦN NỘI DUNGChương 1: Bộ thủ trong cấu tạo chữ Hán1. Lược sử chữ Hán2. Cấu tạo chữ Hán.3. Bộ thủ3.1 Vị trí của bộ thủ3.2 Vai trò của bộ thủChương 2: Một số vấn đề về chữ Nôm1. Nguồn gốc của chữ Nôm1.1 Chữ Nôm1.2 Sự ra đời của chữ Nôm2. Diễn biến của chữ Nôm3. Vai trò của chữ Nôm4. Ưu và khuyết điểm của chữ Nôm4.1 Ưu điểm4.2 Khuyết điểm5. Cấu tạo của chữ Nôm5.1 Chữ mượn Hán5.2 Chữ sáng tạoChương 3: Bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm1. Bộ thủ chữ Hán được sử dụng trong chữ Nôm1.1 Số lượng1.2 Một số bộ thủ Nôm thường sử dụng1.3 Sự khác biệt giữa bộ thủ chữ Hán và bộ thủ chữ Nôm.2. Vấn đề sử dụng bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ NômTrang 22.1 Vị trí của bộ thủ Hán trong cấu tạo chữ Nôm2.2 Bộ thủ Hán trong cấu tạo chữ NômPHẦN KẾT LUẬNTrang 3PHẦN MỞ ĐẦUTrang 4PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài:Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử đấu tranh giữ nước và dựngnước đã sản sinh ra biết bao vị anh hùng dân tộc và những giá trị văn hóa tinh thần bấthủ với thời gian.Trong quá trình đấu tranh hào hùng và không kém phần khốc liệt ấy dân tộc ta,đất nước ta đã kiên quyết giữ gìn tiếng nói (hay nói đúng hơn là ngôn ngữ) của dân tộcmình.Có ngôn ngữ rồi mới có chữ viết. Chữ viết ra đời trên cơ sở ngôn ngữ và hìnhthành trong quá trình lịch sử lâu dài. Đó là nét chung của các hệ thống ngôn ngữ văntự cổ đại. Và đối với Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ.Sự sáng tạo ra chữ viết là một thành quả văn minh vĩ đại. Nhờ có chữ viết,nhiều thành tựu tư duy sáng tạo đã được lưu trữ trong các loại văn bản, sách vở, đượclưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử và đã trở thành văn hóa di sản thành văn vôcùng quý báu của từng quốc gia, dân tộc và của toàn thể loài người.Như chúng ta đã biết, do hoàn cảnh lịch sử mà đất nước ta đã có một thời giandài sử dụng văn tự Hán một cách rộng rãi trong các lĩnh vực hành chính, văn chươngvà học thuật. Rất nhiều di sản văn hóa quý báu của tổ tiên ta đã được bảo tồn và lưutruyền đến nay qua hệ thống văn tự được sáng tạo trên cơ sở của văn tự cổ xưa ấy – đóchính là chữ Nôm. Do đó, muốn tiếp thu tốt phần di sản văn hóa này chúng ta khôngthể không nghiên cứu kĩ về chữ Nôm.Sự sáng tạo ra chữ viết theo nghĩa rộng rãi và phổ biến nhất là một khả năngtiềm tàng trong bản thân đời sống văn hóa xã hội của mọi dân tộc [16; tr. 4]. Trong quátrình giao lưu với ngôn ngữ văn hóa Hán qua nhiều thế kỷ dân tộc ta đã sáng tạo ra chữNôm dựa trên những yếu tố của văn tự Hán để ghi lại các từ trong tiếng việt theonguyên tắc ghi âm tiết trên cơ sở âm Hán Việt (tức cách đọc chữ Hán của người ViệtNam), nhằm đáp ứng nhu cầu ghi tên người, tên đất, hoa cỏ cây trái của người ViệtNam mà những vấn đề này chữ Hán không thể đảm nhận được.Chữ Nôm là một sáng tạo rất có ý nghĩa của cha ông ta, sự xuất hiện của chữNôm là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trên con đườngphát triển văn hóa dân tộc trong quá khứ.Trang 5Đó là một thứ văn tự của dân tộc ta đã được sử dụng trong gần mười thế kỷ chotới cuối thời thuộc Pháp thì trở thành một thứ chữ cổ không được dùng trong đời sốnghằng ngày nữa. Cùng với chữ Hán, chữ Nôm là một phương tiện ghi chép một phầnquan trọng văn hóa dân tộc ta [3; tr. 283].Chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán. Muốn đọc chữ Nôm thì điều kiệncơ bản là phải biết chữ Hán, song đó là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ.Còn phải nắm vững các phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, nắm vững tình hình diễnbiến của chữ Nôm trải qua các thời kỳ đồng thời phải nắm vững một số quy luật ngữâm học lịch sử tiếng Việt và tiếng Hán Việt [16; tr. 283].Để hiểu rõ hơn về chữ Hán, chữ Nôm cũng như cấu tạo của từng loại chữ ấynhư thế nào và đặc biệt là tầm quan trọng của Bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nômnên tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu.2. Lịch sử vấn đề.Cùng với sự ra đời và phát triển lâu dài của chữ Hán và chữ Nôm là những quátrình nghiên cứu dày công của các nhà ngôn ngữ học.Từ xưa đến nay, việc nghiên cứu tìm tòi phát hiện những cái mới là mơ ước củakhông riêng gì mỗi chúng ta mà con là của cộng đồng xã hội. Và đối với chữ Nôm làlọai văn tự của dân tộc thì điều đó càng cần thiết hơn. Bởi lẽ, ai ai trong chúng ta cũngmuốn biết nhiều hơn về thứ văn tự này.Theo tác giả Đặng Đức Siêu và Nguyễn Ngọc San trong Giáo trình Ngữ VănHán Nôm (tập II), xuất bản năm 1988, thì việc nghiên cứu chữ Nôm được đặt ra từ đầuthế kỉ XX. Các ông Lê Dư, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đổng Chi đã dựa vào các cứ liệulịch sử để bàn về nguồn gốc chữ Nôm.Trong Việt Nam văn học sử yếu (1996), Dương Quảng Hàm có bàn tới vấn đềnày. Ông cho rằng giả thuyết chữ Nôm ra đời từ thời Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên)tức là vào cuối thế kỷ XIII (đời nhà Trần) là một sai lầm. Vì sử sách chỉ ghi HànThuyên sáng tác thơ, phú bằng tiếng Nôm chứ không hề nói ông đã đặt ra chữ Nômhoặc chữ Nôm đã ra đời từ thời của ông. Cũng trong cuốn sách này, Dương QuảngHàm cũng đã bàn tới một số quy tắc cấu tạo chữ Nôm nhưng chưa thật hoàn chỉnh.Bửu Cầm, trong quyển Dẫn nhập nghiên cứu chữ Nôm đã giới thiệu một cáchkhái quát về nguồn gốc, kết cấu và những ưu nhược điểm của chữ Nôm.Trang 6Theo tác giả Nguyễn Ngọc San trong Lí thuyết chữ Nôm văn Nôm thì các ôngTrần Văn Giáp, Hoa Bằng, Đinh Gia Khánh, Hoàng Xuân Hãn chỉ tập trung đánh giávai trò quan trọng của chữ Nôm chứ chưa đi sâu vào vấn đề chuyên biệt vì họ khôngcó điều kiện để tiếp xúc với văn bản Nôm.Cũng theo Nguyễn Ngọc San thì công trình khảo cứu đầu tiên về chữ Nôm làquyển Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975) của Đào Duy Anh. Trongquyển sách này tác giả đã chứng minh gốc tích xưa nhất của chữ Nôm nằm trong tấmbia chùa, tháp, miếu huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú mang tên Hội thích giáo Thiền tựgià báo ân tự bi ký (năm 1210 đời Lí Cao Tông) với 20 chữ Nôm khác nhau chủ yếu làghi tên người. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu khá kỹ về cấu tạo và diễn biến của chữNôm nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chữ Hán.Ngành nghiên cứu chữ Nôm chỉ mới thực sự có sự chuyển mình mạnh mẽ từkhi có sự kết hợp nghiên cứu chữ Nôm với nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Vàcông đầu có thể ghi cho Nguyễn Tài Cẩn. Trong những bài báo của mình Nguyễn TàiCẩn đã chứng minh thời điểm xuất hiện của chữ Nôm dựa vào tình hình sử dụng chữHán ở Việt Nam, các cứ liệu lịch sử và nhất là sự hình thành của âm Hán Việt. ÂmHán Việt giữ vai trò âm đọc cơ bản của chữ Nôm nên sự hình thành của nó đã làm tiềnđề cho sự xuất hiện của chữ Nôm.Với Nguyễn Khuê trong Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm (1987 – 1988),nhìn chung tác giả đưa ra một số giả thuyết đã có trước đó nhưng trình bày theo trật tựthời gian nên có hệ thống và dễ hiểu hơn những tài liệu trước. Và cuối cùng có đưa ranhững nhận xét nhưng chỉ dừng lại đánh giá một cách chung chung, chưa có ý kiến dứtkhoát là chữ Nôm có từ bao giờ.Nguyễn Tá Nhí, Hoàng Thị Ngọ, Lã Minh Hằng cũng có một số công trìnhnghiên cứu về chữ Nôm trong những luận án Tiến sĩ của mình.Nhìn chung, những thành tựu nghiên cứu trong mấy chục năm qua rất đáng kểnhưng so với những gì cần làm thì những thành tựu đó vẫn còn khiêm tốn. Trong quátrình nghiên cứu sau này chắc chắn chúng ta còn phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, gópphần thúc đẩy ngành Nôm học tiến lên một tầm cao mới.3. Mục đích nghiên cứu.Mục đích thực tiễn cuối cùng của việc học tập Hán Nôm là đọc hiểu các vănTrang 7bản cổ, trên cơ sở đó tiến hành việc phân tích, kế thừa và phát huy di sản văn hóa dântộc.Những văn bản này nói chung đều cách xa ta quá nhiều về thời gian. Nhìnchung, nội dung của chúng gắn bó với chúng ta trên một mức độ nhất định, qua một sốmặt nhất định của cuộc sống xưa kia mà chúng ta có thể tự hào coi là những truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa của quá khứ. Nhưng, có thể nói một cáchtổng quát rằng những văn bản này thông báo với chúng ta những cách nhìn, điệu cảm,lối nghĩ, kiểu sống không hoàn toàn đồng điệu với chúng ta. Những cách nhìn, điệucảm, lối nghĩ, kiểu sống ấy lại được bộc lộ ra qua một hệ thống ngôn ngữ văn họcmang nhiều đặc trưng độc đáo trong bản thân chữ nghĩa, trong các biện pháp tu từ vàphương thức biểu đạt... Qua những văn bản này, sau khi đã tìm hiểu phần chữ nghĩatrên bề mặt, người học phải đi tới chỗ đào sâu khai thác những lớp ý nghĩa tiềm ẩn bêndưới các chữ, các câu, các đoạn mạch thơ văn rồi từ đó sẽ tiến hành việc phân tích,nhận định, đánh giá về nội dung và hình thức của văn bản [16; tr. 11].Trên cơ sở tìm hiểu đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cấu tạo chữ Nôm,cũng như thấy rõ vai trò của bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm. Và qua đó, tacũng hiểu rõ tầm quan trọng của Bộ thủ trong cấu tạo chữ Hán có điểm gì khác vàgiống so với Bộ thủ trong cấu tạo chữ Nôm. Vì vậy nó cũng tạo điều kiện thuận lợi choviệc học tập, tiếp nhận và phân biệt các văn bản chữ Hán với chữ Nôm. Muốn giảithích một tác phẩm văn học hay một văn bản Nôm nào mà thiếu hiểu biết về chữ Nôm,văn Nôm thì rất dễ mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Vì lẽ đó mà Vũ Văn Kính trongHọc chữ Nôm đã có viết: Chúng ta nghiên cứu chữ Nôm và học chữ Nôm không phảiđể sáng tác viết ra những bản văn Nôm mới, mà là để đọc được, khai thác được nhữngbản văn Nôm đã có [11; tr. 15].Tìm hiểu đề tài Bộ thủ chữ Hán trong cấu tạo chữ Nôm ta sẽ biết thêm nhiềuhơn về chữ Nôm cũng như những thói quen sinh hoạt văn hóa xã hội, những vật dụng,công cụ được sử dụng hằng ngày được làm từ những vật liệu gì và có khác biệt gì sovới thời đại của chúng ta hiện nay. Ngoài ra, việc tìm hiểu đề tài này còn giúp ta hiểuthêm vài nét về sự giao lưu văn hóa giữa nước ta với nước láng giềng Trung Hoa và từđó thấy được những giá trị nhân văn được thể hiện qua các văn bản Nôm của dân tộc.Trang 84. Phạm vi nghiên cứu.Trong đề tài này người viết triển khai phân tích và làm rõ các vấn đề bộ thủtrong cấu tạo chữ Nôm qua văn bản Nôm Truyện Kiều của Nguyễn Du trong TruyệnKiều (Đối chiếu chữ Nôm – chữ Quốc ngữ), xuất bản năm 2001 do Vũ Văn Kính (khảolục) cùng với một số văn bản Nôm cổ. Đồng thời làm rõ vị trí của bộ thủ trong cấu tạochữ Hán qua một số văn bản chữ Hán của Việt Nam như: Nam quốc sơn hà – LíThường Kiệt, Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du, Tụng giáhoàn kinh sư – Trần Quang Khải.5. Phương pháp nghiên cứu.Sử dụng các phương pháp hệ thống, liệt kê những bộ thủ được sử dụng trongchữ Hán và có xuất hiện trong cấu tạo chữ Nôm, tiến hành các phương pháp chứngminh, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu vị trí vai trò của bộ thủ trong chữ Hán vàchữ Nôm để từ đó rút ra tầm quan trọng của bộ thủ trong cấu tạo chữ Nôm.Trang 9PHẦN NỘI DUNGTrang 10Chương 1BỘ THỦ TRONG CẤU TẠO CHỮ HÁN1. Lược sử chữ Hán.Chữ Hán là một nền văn tự cấu tạo theo lối chữ vuông, được người Hán sángtạo ra cách đây khoảng 3500 năm (thuộc vào loại sớm nhất thế giới) khi người Háncòn đóng khung địa bàn cư trú của mình ở lưu vực sông Hoàng Hà và Vị Hà. Lúc đầu,chữ Hán chỉ phục vụ riêng cho người Hán và các tầng lớp trên trong xã hội Trung Hoa.Dần dần, nó được sử dụng ở nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và phát triển mạnh từ thế kỉ Xđến thế kỉ XX.Lịch sử ra đời của chữ Hán gắn liền với Thương Hiệt – một sử quan đời HoàngĐế. Theo đó, thời điểm xuất hiện của nó cũng rất xa xưa gắn liền với việc phát hiện vàgiải mã văn tự Giáp cốt ở di chỉ Ân Khư – kinh đô cũ của nhà Ân. Từ văn tự Giáp cốtcho đến bây giờ, chữ Hán đã trải qua nhiều lần biến đổi về hình thể để tạo thành hệthống chữ khối vuông hoàn chỉnh.Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình biến đổi của chữ Hán: Giáp cốt văn 甲 骨 文:Đây là dạng chữ viết của thời nhà Ân, khắc trên mai rùa hoặc xương thú. Vì nódùng vào việc bói quẻ nên còn gọi là Bốc từ (lời bói) hoặc Khế văn (chữ khắc bằng khếđao, một loại tiền cổ). Chữ Giáp cốt còn có tên gọi là Ân Khư văn tự (vì được nó đượctìm thấy ở vùng Ân Khư - cố đô của nhà Ân). Đây là dạng chữ đã tương đối hoànchỉnh nhưng nó vẫn còn nhiều nét viết và bộ thủ chưa hoàn toàn ổn định. Kim văn 金 文 (còn gọi là chữ Chung đỉnh):Đây là dạng chữ được khắc hoặc đúc trên dụng cụ bằng đồng thau và đời Chu(từ thế kỉ XI – 771 TCN). Loại chữ này về hình thể còn gần với chữ Giáp cốt nhưngchữ Kim đã hoàn chỉnh hơn, đã chú ý đến vẻ đẹp của chữ và dễ khắc hơn, không đòihỏi phải giống với các vật thật. Tiểu triện 小 篆:Đây là dạng chữ thông dụng vào đời Tần. Trong thời kì Chiến quốc, chữ viết ởcác địa phương Trung Quốc có nhiều hình dạng khác nhau. Sau khi Tần thủy Hoàngthống nhất Trung Quốc đã chỉnh lí và giản hóa chữ viết. Trên cơ sở của chữ Đại triệnTrang 11(cuối đời Chu), nhà Tần đã quy định một dạng chữ viết chuẩn gọi là chữ Tiểu triện vớinhững đường nét đơn giản hơn nhiều. Lệ thư 隸 書:Là dạng chữ thông dụng vào đời nhà Hán, bắt đầu được dùng từ cuối đời Tầnđến thời Tam quốc. Chữ Lệ còn gọi là Hán lệ. Ở giai đoạn đầu, chữ Lệ còn bảo lưumột số dạng nét của Tiểu triện. Với chữ Lệ, văn tự Hán đã bước vào một giai đoạn mớitrong quá trình ổn định thể chữ, hoàn toàn đã thoát khỏi tình trạng hình vẽ và được cấutạo bằng một số thành phần cố định gọi là nét. Khải thư 楷 書:Là dạng chữ bắt đầu xuất hiện và cuối thời nhà Hán và lưu hành đến ngày nay.Với dạng chữ ngay ngắn, nét bút thẳng đáng được coi là chuẩn mực nên được gọi làKhải thư. Khải thư được chia làm hai loại là: chữ Chân và chữ Hành. Thảo thư 草 書:Thảo thư xuất hiện sớm hơn Khải thư, tức vào khoảng đầu nhà Hán. Thời kìđầu, Thảo thư là biến thể của chữ Lệ viết nhanh, nên có tên Thảo lệ, sau gọi là Chươngthảo. Từ cuối đời Hán trở đi, chữ Thảo đã thoát li hẳn dấu vết của Lệ thư còn sót lạitrong Chương thảo, để hình thành một loại chữ có nét bút liền nhau (loại chữ này viếtrất nhanh). Hành thư 行 書:Là loại chữ nằm giữa chữ Khải và chữ Thảo, được sử dụng phổ biến trong thời Tamquốc. Hành thư có đặc điểm là viết nhanh hơn Khải thư. Chữ Giản thể:Hiện nay, chữ Giản thể này chủ yếu dược sử dung ở Cộng hòa nhân dân TrungHoa và do các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra vào năm 1956. Chữ Giản thể là chữHán được giản hóa đi bằng cách giảm số nét, dùng chữ ít nét thay cho chữ đồng âmnhiều nét.2. Cấu tạo chữ Hán.Để ghi nhận chữ Hán, ngay từ thời xa xưa người Trung Hoa đã phải tìm kiếmnhiều biện pháp để phân loại, sắp xếp các đơn vị văn tự. Thời Hán đã xuất hiện bộThuyết văn giải tự của Hứa Thận – bộ sách chuyên nghiên cứu, giải thích chữ Hán dựatrên mối quan hệ gắn bó giữa 3 mặt: hình thể – âm đọc và ý nghĩa. Trong Thuyết văngiải tự Hứa Thận đã trình bày tương đối cặn kẽ một hệ thống phân loại, sắp xếp chữTrang 12Hán xây dựng trên nguyên tắc tạo chữ và dùng chữ được gọi chung là Lục thư (sáuloại chữ) bao gồm: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú và Hình thanh. [2;tr. 14]2.1 Tượng hình 象 形Chữ tượng hình là chữ vẽ theo vật thực, nét chữ quanh co, uốn lượn theo hìnhthể của vật thực.(Hứa Thận)Ví dụ:Thấy mặt trời tròn, muốn biểu thị mặt trời người Trung Hoa cổ đã vẽ một hìnhtròn luôn luôn khép kín với vạch ở chính giữa tượng trưng cho ánh sáng, về sau đổithành hình vuông cho dễ viết.日月Trong kho văn tự Hán, những chữ thuộc loại Tượng hình không nhiều nhưngchúng đóng vai trò khá quan trọng bởi hai nguyên nhân sau:- Loại chữ Tượng hình dùng để ghi hầu hết những từ nằm trong vốn từ cơ bản của Hánngữ cổ đại.- Chữ Tượng hình là cơ sở để tạo ra những chữ thuộc loại khác, trong đó đặc biệt là hailoại chữ Hội ý và Hình thanh.2.2 Chỉ sự 指 事Chỉ sự là xét vào nét bút, thấy việc được chỉ.(Hứa Thận)Đây là loại chữ mà qua hình thể của chữ ta có thể thấy được tính chất của sựvật. Khác với chữ Tượng hình, chữ Chỉ sự đã bao hàm ý nghĩa trừu tượng chỉ sự vật.Thực tế, có nhiều sự vật, động tác, hiện tượng không sao vẽ được theo lối Tượng hình.Giả sử, nếu vẽ được cũng kém phần chính xác, dễ hiểu lầm hoặc quá rườm rà, phứctạp. Vì vậy chữ Chỉ sự ra đời biểu thị những sự vật, hiện tượng, động tác khó vẽ rađược.Ví dụ: Chữ mạt 末 là ngọn cây (dấu - ở tại phần trên chữ mộc 木)Chữ nhận 刃 là lưỡi dao (dấu - ở tại phần chỉ phía lưỡi của chữ đao 刀: conTrang 13dao).2.3 Hội ý 會 意Chữ hội ý là chữ hợp các phần mà thấy được nghĩa.(Hứa Thận)Đây là loại chữ được ghép bởi hai hay nhiều chữ khác hoặc giống nhau nhằmchỉ mối liên hệ hoặc để tăng thêm về mặt chất hay lượng. Chữ Hội ý thường đượcdùng để cấu tạo nên những tính từ, động từ hoặc những danh từ không có hình tượngcụ thể (danh từ chỉ thời gian). Loại nghĩa này khá trừu tượng, rất khó thể hiện bằngphương pháp Tượng hình.Ví dụ:Để tìm và xác định người vào ban đêm phải dựa vào cách gọi tên nên chữ danh名 được cấu tạo bởi bộ khẩu 口 (chỉ miệng gọi) và chữ tịch 夕 (đêm) tạo thành ý nghĩađi đêm phải gọi tên.Chữ minh - với ý nghĩa mặt trời là vật sáng nhất ban ngày, mặt trăng là vật sángnhất ban đêm, người ta ghép hai chữ 日 nhật: mặt trời và 月 nguyệt: mặt trăng lại vớinhau tạo thành chữ 明 minh: sáng.Chữ sâm 森 có nghĩa là rậm rạp, để chỉ nghĩa của từ này người ta đã kết hợpnhiều chữ mộc 木 lại với nhau.2.4 Giả tá 假 借Giả tá là loại chữ vốn không có chữ, nhờ thanh mà gửi tự.(Hứa Thận)Giả tá là chữ vay mượn chữ này để ghi lại chữ kia trên cơ sở đồng âm.Để ghi lại một từ trong khẩu ngữ chưa từng có từ tương ứng, người Trung Hoacổ đã sử dụng biện pháp tạo chữ mà không thêm chữ tức là có 2 từ (hoặc nhiều từ),mặc dù có ý nghĩa khác nhau cũng vẫn được ghi lại bằng một chữ ô vuông miễn là kếtcấu ngữ âm của những từ đó và âm đọc của chữ ô vuông kia giống nhau. Giờ đây, đểthể hiện những chữ chưa có người Trung Hoa đã sử dụng những từ có sẵn, có âm đọcvà kết cấu ngữ âm tương đồng với kết cấu ngữ âm và âm đọc với những từ chưa cóchữ để vay mượn. Trên cơ sở này, hàng loạt từ mới đã xuất hiện và có chữ để ghi lại[2; tr. 18].Ví dụ: Chữ ô 烏: than ôi. Nghĩa gốc là chỉ con quạ (vốn là chữ tượng hình), sau đượcTrang 14mượn dùng làm thán từ ôi.Chữ chi 之 có nghĩa là của. Nghĩa gốc là cây nhỏ bắt đầu mọc ra khỏi đất (vốnlà chữ Tượng hình), sau được mượn dùng để chỉ một từ có nghĩa là sở hữu.Chữ tây 西 là phương tây. Nghĩa gốc là tổ chim (vốn là chữ Tượng hình), sauđược mượn làm từ chỉ phương hướng.2.5 Chuyển chú 轉 注Phép chuyển chú là một chữ nào đó do sự thay đổi về âm đọc dẫn đến thay đổivề mặt hình thể từ đó tạo ra chữ mới. Phép Chuyển chú này tạo nên những cặp chữkhác nhau về hình thể và âm đọc nhưng giống nhau (hoặc gần giống nhau) về mặt ýnghĩa.Ví dụ: 訊 tấn có nghĩa là hỏi, chuyển chú cho 問 vấn: hỏi. Chữ tấn thuộc bộ 言 ngôn:lời nói. Chữ vấn thuộc bộ 口 khẩu: miệng. Hai chữ không cùng bộ nhưng cùng loại chỉhoạt động của lời nói [2; tr. 20].Chữ 謹 cẩn: cẩn thận, chuyển chú cho 慎 thận: cẩn thận. Chữ cẩn có bộ 言ngôn: lời nói. Chữ thận có bộ 心 tâm: tim. Tuy hai chữ trên không cùng bộ nhưngcùng loại chỉ hoạt động tinh thần.2.6 Hình thanh 形 聲Đây là phép thông dụng nhất trong cách cấu tạo chữ Hán.Hình thanh là loại chữ lấy sự làm tên, mượn thanh cấu thành.(Hứa Thận)Chữ hình thanh kết hợp cả 2 xu hướng biểu ý và biểu âm trong cách cấu tạo,bộphận chỉ ý nghĩa của chữ gọi là HÌNH; Bộ phận chỉ âm đọc gọi là THANH.Ví dụ:Dùng chữ 刃 nhận: lưỡi dao (chữ Chỉ sự), kết hợp kèm theo các kí hiệu chỉ ý đểghi các từ có âm nhận với các nghĩa khác nhau như: 刃 nhận – lưỡi dao kết hợp với xa車 trở thành 軔 nhận: cái hãm xe, hoặc nhận 刃 + vi 葦 = 韌 nhận: dẻo dai, hay: nhận刃 + ngưu 牛 = 牣 nhận: khâu vá.Chữ Hình thanh là hình thức phát triển cuối cùng của văn tự Hán. Cơ sở hìnhthành và phát triển của nó là tất cả các loại chữ đã có trước nó, hoặc ra đời cùng với nóvà tồn tại song song với nó. Từ thời Hán đến nay, chữ Hình thanh luôn luôn chiếmTrang 15khoảng trên dưới 90% tổng số văn tự Hán [2; tr.24].Xét về cấu tạo chữ Hán ta thấy rằng, chữ Hán cũng như tiến trình tiến hóa củavăn tự nhân loại đã đi từ giai đoạn vẽ hình (Tượng hình) sang biểu ý (Hội ý) và cuốicùng là đến biểu âm (Hình thanh). Những văn tự cổ xưa hiện nay không còn quốc gianào dùng nữa, thế nhưng đối với chữ Hán ta vẫn thấy dâu vết xưa của văn tự nhân loạiđọng lại. Như vậy, có thể nói rằng chữ Hán là một văn tự quý giá trong văn tự nhânloại.3. Bộ thủ.Bộ thủ (部首) hoặc gọi tắt trong tiếng Việt là bộ chữ Hán (một thành phần cốtyếu của từ và tự điển tiếng Hán). Danh mục bộ thủ chữ Hán đóng vai trò gần giốngnhư một bộ chữ cái tiếng Hán. Hầu như tất cả chữ Tượng hình của tiếng Hán đều đượcphân vào các bộ thủ và những chữ thuộc cùng một bộ thủ lại được chia theo số nét. Sốnét thay đổi từ 1 đến 17. Những chữ thuộc cùng một bộ thủ được xếp theo số nét cộngthêm vào số nét của bộ thủ [20].Để sắp xếp, hệ thống hóa kho văn tự Hán một cách hợp lí, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc ghi nhớ và sử dụng, Hứa Thận đã chia 9353 chữ được đem ra phân tíchtrong Thuyết văn giải tự thành 540 đơn vị tập hợp gọi là Bộ, dựa trên mối quan hệkhăng khít giữa 3 mặt hình thể – âm đọc – ý nghĩa của văn tự Hán. Dưới mỗi bộ sẽ cónhững chữ có liên quan với nhau về một mặt nào đó. Đứng đầu mỗi bộ có tên một chữlàm tiêu biểu, gọi là Bộ thủ [16; tr. 38 - 39 ].Ví dụ: Những chữ mộc 木: cây, bản 本: gốc cây, mạt 末: ngọn cây, quả 果: tráicây... đều được xếp chung vào một bộ, lấy mộc làm Bộ thủ.Đến đời Minh (1368 – 1661), Mai Ưng Tộ đã phân chia, sắp xếp lại các bộ chữHán của Hứa Thận, chỉ giữ lại 214 bộ.3.1 Vị trí của Bộ thủ: Bộ thủ đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong chữ Hán.3.1.1 Đứng bên trái chữ Hán : Ta có thể xét ở một vài chữ Hán thường gặp như:Chữ hà 河 trong câu thơ:Nam quốc sơn hà nam đế cư (南 國 山 河 南 帝 居)(Nam quốc sơn hà)là chỉ về sông, nó còn chỉ sông Hà Hán là sông Thiên Hà ở trên trời, cao xa vôcùng cho nên những kẻ nói khoác không đủ tin gọi là hà hán [5; tr. 317 – 318]. Chữ hàTrang 16có bộ thủy ở bên trái, còn bộ phận bên phải là chữ khả 可.Chữ như 如 trong câu thơ:Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (如 何 逆 虏 來 侵 犯)(Nam quốc sơn hà)có nghĩa là bằng, cùng. Có thể dùng để so sánh như: ái nhân như kỉ - yêu ngườinhư mình. Cũng có thể dùng để hình dung, lời nói ví thử. Ngoài ra, trong kinh Phậtcho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là như. Như có bộ nữ 女 ởbên trái chữ.Chữ hà 何 trong câu thơ:Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? (天 下 何 人 泣 素 如)(Độc Tiểu Thanh kí)là từ dùng để hỏi: sao, gì lời nói hỏi vặn lại như: hà cố - cớ gì?, hà dã – saovậy? Chữ hà có bộ nhâncũng ở vị trí bên trái chữ.Chữ nghịch 逆 là chỉ ý làm trái trái lại với thuận. Phàm cái gì không thuận đềugọi là nghịch cả. Kẻ dưới mà phản đối người trên cũng gọi là nghịch như: ngỗ nghịch(忤 逆)– ngang trái, bạn nghịch – bội bạn [5; tr. 618]. Chữ nghịch có bộ sước 辶ở vị tríbên trái, ngoài ra còn bộ phận bên phải là những chữ Hán khác để cấu tạo nên chữnghịch hoàn chỉnh.Theo đó, các chữ phạm 犯 trong có nghĩa là xâm phạm, cái không nên xâm vàogọi là phạm, như: can phạm (干 犯), mạo phạm; nhữ 汝 – sông Nhữ ( 滝 汝); thuật 述– sông Thuật (滝 述); hoài 懷 (trong thuật hoài - 述 懷) – nhớ, ví dụ như: hoài đứcúy uy có nghĩa là nhớ đức sợ uy; ngoài ra, hoài còn có nghĩa là: bọc, chứa, mang hoặclòng, bế, như: bản hoài – nguyên lòng này; hoài còn có nghĩa là lo nghĩ, hay hoàibão,…; đều có bộ thủ ở vị trí bên trái chữ như: Bộ khuyển 犭, bộ thủy , bộ sước 辶,bộ tâm 忄.3.1.2 Đứng bên phải chữ Hán.Chữ thủ 取 trong câu thơ:Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (汝 等 行 看 取 敗 虛)(Nam quốc sơn hà)có nghĩa là chịu lấy, như: nhất giới bất thủ - một mảy chẳng chịu lấy. ngoài ra, thủTrang 17còn có nghĩa là chọn lấy, như: thủ sĩ – chọn lấy học trò để dùng [5; tr. 89]. Chữ thủ cóbộ hựu 又 ở bên phải chữ. Ngoài ra còn có bộ phận bên trái chữ là bộ nhĩ 耳.Chữ công 功 là việc như: nông công – việc làm ruộng; công còn có nghĩa là cônghiệu, công lao. Ngoài ra, công còn chỉ những loại đồ làm khéo tốt. Công 功 có bộ lực力 cũng ở bên phải chữ, và phần còn lại của chữ là một chữ Hán khác (chữ công 工).Nam nhi vị liễu công danh trái (男 兒 未 了功 名 債).(Tụng giá hoàn kinh sư)Chữ sư 師 trong Tụng giá hoàn kinh sư (從 駕 還 京 師) có nghĩa là nhiều, đôngđúc, như: chỗ đô hội trong nước gọi là kinh sư – có nhiều chỗ ở to rộng và đông người;sư còn có nghĩa là dạy người ta học về đạo đức, học vấn, như: sư phạm giáo khoa tứckhoa dạy đạo làm thầy. Ngoài ra, có một sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như:họa sư, nhạc sư… [5; tr. 171]. Chữ sư 師 có bộ cân 巾 ở bên phải, còn lại là một chữHán khác ở vị trí bên trái chữ để bổ sung về mặt âm đọc của chữ.Các chữ hồ 胡 trong câu thơ:Cầm hồ Hàm Tử quan (擒 胡 鹹 子 關)(Tụng giá hoàn kinh sư)có nghĩa là yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi làhồ tu; hồ còn có nghĩa là cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ; hồcòn được dùng làm trợ từ, từ để hỏi, như: hồ khả - sao vậy? hồ bất – sao chẳng?Tu 須 có nghĩa là đợi, ví dụ như: tương tu thậm ân – cùng đợi rất gấp hoặc tu còncó nghĩa là nên. Phàm cái gì nhờ đó để mà làm không thể thiếu được gọi là tu, vì thếnên sự gì cần phải có ngay gọi là thiết tu:Thái bình tu trí lực (太 平 須 致 力).(Tụng giá hoàn kinh sư)Hoặc 或 là hoặc, lời nói còn ngờ, chưa quyết định hẳn, ví dụ như: hoặc nhân –hoặc người nào, hoặc viết (或 曰) – hoặc có kẻ nói rằng; hoặc còn có nghĩa là ai, có.Những chữ vừa đề cập trên đều có các bộ thủ ở bên phải chữ như: Bộ nhục 月, bộhiệt 頁, bộ qua 戈 và những bộ phận còn lại của chúng thuộc về những chữ Hán khácở vị trí bên trái.Trang 183.1.3 Đứng phía trên chữ Hán.Chữ nam 南 có nghĩa là phương Nam hay tên bài nhạc, như: Chu nam, Triệu nam(召 南) là tên những bài nhạc trong Kinh Thi [5; tr. 82]. Chữ nam có bộ thập 十 nằmbên trên còn phần bên dưới là một chữ Hán khác dùng để biểu thị âm đọc của chữ.Chữ đẳng 等 có nghĩa là bực, như: xuất giáng nhất đẳng – giáng xuống một bực.Đẳng còn có nghĩa là cùng, đều, ngang, như: mạc dữ đẳng luân (莫 與 等 倫) – chẳngai cùng ngang với mình. Ngoài ra, đẳng còn có nghĩa là chờ đợi, như: đẳng đãi, đẳnghậu đều có nghĩa là đợi chờ [5; tr. 426]. Đẳng có bộ trúc 竹 nằm phía trên chữ biểu thịý nghĩa còn bộ phận còn lại nằm bên dưới để biểu thị âm đọc cho chữ.Chữ hoa 花 trong câu thơ:Tây hồ hoa uyển tận thành khư (西 湖 花 苑 盡 成 墟)(Độc Tiểu Thanh kí)có nghĩa là hoa, hoa của cây cỏ hay tục gọi các vật lang lỗ sặc sỡ như vẽ vời thêuthùa là hoa. Ngoài ra, hoa còn có nghĩa là nhà trò, con hát. Chữ hoa có bộ thảo 艹cũng nằm ở vị trí bên trên chữ.3.1.4 Bộ thủ nằm ở phía dưới của chữ Hán.Chữ thiên 天 là bầu trời hoặc cái gì kết quả tự nhiên, sức người không thể làmđược thì gọi là thiên. Tôn giáo gọi chỗ của các thần linh ở là thiên, như: thiên quốc (天國), thiên đường [5; tr. 127]. Thiên có bô thủ đại 大 nằm ở vị trí bên dưới của chữ.Chữ phân 分 có nghĩa là chia, tách ghẽ, như: ngũ cốc bất phân (五 穀 不 分) –không phân biệt năm giống thóc. Phân còn có nghĩa là phút, hoặc chỉ về một môn sốhọc. Chữ phân 分, còn có âm đọc là phận [5; tr. 65]. Phân 分 có bộ đao 刀 nằm ở bêndưới, còn lại phần bên trên là một chữ Hán khác để cấu tạo nên chữ phân.Chữ quân 軍 – quân lính, như: lục quân (六 軍) – quân bộ, hải quân – quânthủy; quân là một tiếng thông thường gọi về việc binh, như: tòng quân - theo lệnh,hành quân – đem quân đi.Chữ cổ 古 là ngày xưa, không xu phụ thói thời, như: cổ đạo – đạo cổ, cao cổ cao thượng như thói xưa:Vạn cổ thử giang san (萬 古 此 江 山).(Tụng giá hoàn kinh sư)Trang 19Hai chữ trên đều có những bộ thủ xếp ở vị trí bên dưới chữ chẳng hạn như: Bộxa 車, bộ khẩu 口.3.1.5 Bộ thủ nằm ở bên trong của chữ Hán.Chữ vấn 問 là hỏi, cái gì không biết đi hỏi người khác thì gọi là vấn. Ngoài ra,vấn còn có nghĩa là hỏi thăm, tra hỏi, tra hỏi kẻ có tội. Hoặc vấn còn có nghĩa khác làtin tức: âm vấn, lễ ăn hỏi – vấn danh (問 名) [5; tr. 102]. Chữ vấn có bộ thủ khẩu 口nằm bên trong, còn bộ phận bên ngoài là một chữ Hán khác để cấu tạo nên chữ.Chữ thù 讎 có nghĩa là đáp lại, tùy ý câu hỏi mà trả lời lại từng câu từng mốigọi là thù. Đền trả ngang cái giá đồ của người gọi là thù, như: thù trị (讎 値) - trả đủsố. Thù còn có nghĩa là ngang nhau, ứng nghiệm, so sánh [5; tr. 579].Trung 中 là giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể, như: trung ương – chỗ giữa, trungtâm – giữa ruột. Trung còn có nghĩa là trong, như: đối với nước ngoài thì gọi nướcmình là trung quốc (中 國).Cả 2 chữ trên đều có các bộ thủ nằm ở vị trí bên trong chữ như: Bộ 言, bộ cổn丨.3.1.6 Bộ thủ nằm ở vị trí bên ngoài của chữ Hán.Chữ quốc 國 trong Nam quốc sơn hà (南 國 山 河) có nghĩa là nước, có đất códân, có quyền cai trị thì gọi là nước. Chữ quốc có bộ thủ vi 囗 nằm bên ngoài chữ [5;tr. 113]. Bộ phận bên trong của chữ góp phần cấu tạo nên sự hoàn chỉnh về hình thể,âm đọc và ý nghĩa của chữ.Chữ quan 關 có nghĩa là đóng, các máy móc trong các đồ gọi là cơ quan. Cácvăn bằng để đi lĩnh lương gọi là quan hướng hay hai bên cùng đính ước với nhau gọi làquan thư. Ngoài ra, quan còn có nghĩa là cửa ải, như: biên quan (邊 關) – cửa ải [5; tr.662].Chữ thái 太 là to lớn như: Thái bình (太 平), tiếng gọi người tôn trưởng, như:thái lão bá – hàng tôn trưởng hơn bác, gọi người tôn trưởng của kẻ sang cũng gọi làthái [5; tr.128]Chữ tù 囚 – bỏ tù, bắt người có tội giam lại gọi là tù, người có tội cũng gọi là tùnhư: tù nhân ( 囚 人) [5; tr.111].Các chữ trên đều có các bộ thủ nằm ở vị trí bên ngoài của chữ như: Bộ môn 門,Trang 20bộ đại 大, bộ vi 囗.3.2 Vai trò của bộ thủ Hán.Bộ thủ Hán có vai trò rất quan trọng trong cấu tạo chữ Hán. Bộ thủ Hán đóng vai trò biểu ý (biểu thị ý nghĩa) trong chữ Hán.Ví dụ: Chữ tù 囚, có bộ thủ biểu ý là vi 囗 chính là sự giới hạn về mặt khônggian, cũng chính là sự giới hạn của con người khi phải ở trong tù.Chữ quốc 國, cũng có bộ thủ biểu ý là vi 囗, cũng là chỉ sự giới hạn về khônggian địa lí lãnh thổ của một quốc gia. Vì vậy nó mang ý nghĩa biểu thị cho chữ quốc.Theo đó, chữ tiệt 截 có bộ thủ biểu ý là bộ qua 戈 chỉ về gươm giáo là một loạivũ khí. Chữ tiệt có nghĩa cắt đứt cũng có quan hệ với gươm giáo, vật sắt nhọn mới cóthể cắt đứt nên bộ qua biểu ý cho chữ tiệt cũng là có thể. Không chỉ đóng vai trò biểu ý trong cấu tạo chữ Hán, bộ thủ còn giúp chúng tatra từ điển một cách nhanh chóng.Thông thường ta sẽ tra từ điển theo các âm đọc Hán Việt, nhưng nếu trongtrường hợp ta không hề biết phiên âm Hán Việt đó như thế nào thì phải làm sao để biếtnghĩa của từ đó. Bộ thủ sẽ giúp chúng ta trong trường hợp đó. Lúc đó ta sẽ nhìn về bêntrái của chữ nếu nhìn thấy bộ thủ nào đó, ở trang nào, rồi trừ những nét của bộ đó đi,còn các nét kia đếm xem mấy nét, sẽ giở đến trang mấy nét của bộ ấy ta sẽ thấy ngay.Ví dụ: chữ minh 明 thì bên trái là bộ nhật 日, bộ này có 4 nét, tra vào tổng mụcta sẽ thấy bộ này ở trang 255, tiếp theo ta sẽ đếm nốt phần chữ còn lại thì ta được 4nét, ta sẽ giở đến những chữ có 4 nét từ trang 256 đến trang 258 ta sẽ tìm được chữminh ở trang 257.Nếu nhìn sang bên trái của chữ mà không thấy bộ nào quen thuộc thì xem vềbên phải hoặc bên trên, bên dưới chữ. Hay đối với những chữ không thuộc các dạng kểtrên thì ta sẽ nhận dạng ở các vị trí trong hoặc ngoài của chữ. Thông thuộc hệ thống bộ thủ ta sẽ nắm được cơ bản cấu tạo chữ Hán và có thểghi nhớ văn tự Hán cả ba mặt hình thể - âm đọc – ý nghĩa.Chẳng hạn, bạn biết về bộ mộc 木 (chỉ về cây cối) nên khi gặp một chữ Hán lý李 (cây mận) ta sẽ hiểu ngay chữ Hán này được cấu tạo từ bộ mộc (chỉ nghĩa) và chắcchắn trên hình thể cũng sẽ có bộ mộc.Chữ phốc 扑 (có nghĩa là đánh đập), nhìn vào hình thể ta có thể biết được chữTrang 21này được cấu tạo từ bộ thủ 扌(chỉ về tay) biểu nghĩa và chắc rằng nghĩa của nó cũngliên quan đến những hoạt động của tay.Trang 22Chương 2MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỮ NÔM1. Nguồn gốc của chữ Nôm.1.1 Chữ Nôm: Có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa chữ Nôm là chữ như thếnào, chẳng hạn:Theo Dương Quảng Hàm thì: Chữ Nôm là thứ chữ hoặc dùng nguyên hình chữNho, hoặc lấy hai ba chữ Nho ghép lại để viết tiếng Nam [6; tr. 100].Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: Đây là một lối chữ vuông, nhưng không phải là mộtlối chữ vuông có quá trình phát triển hoàn chỉnh đi từ hình vẽ mà tiến lên dần. Tráilại, đây là một lối chữ vuông phái sinh, một lối chữ vuông xây dựng trên cơ sở vaymượn các yếu tố văn tự Hán, và cấu tạo về cơ bản cũng theo phương thức Hán [3;tr.13].Còn theo Vũ Văn Kính thì: Chữ Nôm do người Việt chúng ta sáng tác, môphỏng từ chữ Hán để viết theo những âm mà ta phát ra [11; tr. 3].Nhìn chung, những ý kiến trên tuy có những điểm khác nhau nhưng nó thốngnhất một điểm đó là chữ Nôm là chữ do dân tộc ta sáng tạo trên cơ sở chữ Hán. Tathấy rằng, về mặt hình thể chữ Nôm là chữ được ghép lại từ bộ Khẩu và chữ Nam, vềâm đọc thì bộ Khẩu dùng để biểu thị âm đọc chệch của chữ Nam thành Nôm còn về ýnghĩa thì bộ Khẩu là tiếng nói, chữ Nam là phía Nam. Như vậy chữ Nôm có nghĩa là:Chữ viết để ghi lại tiếng nói của người phương Nam dựa trên cơ sở của chữ Hán.1.2 Sự ra đời của chữ Nôm.Chữ viết ra đời là một bước ngoặc trên con đường phát triển văn hóa của mỗidân tộc. Tổ tiên ta với truyền thống bất khuất và trí thông minh đã sáng tạo ra hệ thốngvăn tự mới trên chất liệu của chữ Hán – đó là chữ Nôm.Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một văn kiện hay một bằng cứng cụ thể nào ghimột cách chính xác thời kì xuất hiện của chữ Nôm, chỉ biết rằng chữ Nôm ra đời làmột sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền văn hóa nước nhà. Nó thể hiện ýthức tự lực, tự cường, niềm tự hào của dân tộc trong quá trình sáng tạo, tìm tòi ra mộtthư văn tự riêng để lưu giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của dântộc Việt Nam.Dưới đây là một số giả thuyết về sự xuất hiện chữ Nôm:- Phạm Huy Hổ trên tạp chí Nam Phong, trong bài Việt Nam ta viết chữ HánTrang 23nào? ông cho rằng người Việt Nam ta viết được chữ Hán từ thời Hồng Bàng, cho nênchữ Nôm cũng có từ đời đó (năm 2879 – 258 TCN).- Theo Văn Đa Cư Sĩ (Nguyễn Văn San) tác giả Đại Nam quốc ngữ và PhápTính cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp.- Theo Lê Văn Quán trong Nghiên cứu về chữ Nôm thì ông căn cứ vào cứ liệungữ âm lịch sử, so sánh mối tương quan giữa âm tiết Hán và Hán – Việt thể hiện ở bamặt: âm đầu, vần và thanh điệu rồi đi đến kết luận là âm Hán - Việt của chúng ta ngàynay hình thành cuối đời Đường. Chính vì vậy mà chữ Nôm của cúng ta hiện nay cũngkhông thể xuất hiện trước mốc thời gian ấy (thời điểm nước ta bị Trung Quốc đô hộ).- Một số học giả khác như: Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố căn cứ vào tônhiệu Phùng Hưng để cho rằng chữ Nôm đã có vào cuối thế kỉ thứ VIII. Dựa vào cứliệu lịch sử là ông Phùng Hưng dưới thời thuộc Đường đã lãnh đạo nhân dân giànhchính quyền (766 – 791), sau khi ông mất con là Phùng An phong ông là Bố Cái ĐạiVương. Bố và Cái là hai chữ trong tiếng Hán không có nghĩa là bố mẹ nhưng ở đây nóđược dùng để chỉ bố mẹ. Vậy chữ Nôm có từ thế kỷ VIII.- Trong Nghiên cứu về chữ Nôm, Lê Văn Quán cũng đã nhấn mạnh vào thế kỉXII chữ Nôm mới thực sự thịnh hành trong các văn bản ở Việt Nam (trong các văn biathời nhà Lý đã xuất hiện chữ Nôm).- Đào Duy Anh trong Chữ Nôm: Nguồn gốc – Cấu tạo – Diễn biến cho rằng:Quá trình ổn định của âm Hán Việt có thể bắt đầu ngay từ khi họ Khúc dấy nghiệp(905) và tiếp diễn trong thời gian đầu của thời tự chủ. Nhưng âm Hán Việt bắt đầu ổnđịnh không có nghĩa là chữ Nôm đã xuất hiện ngay từ đấy… Do yêu cầu mới của xãhội từ sau cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh, Lê, và đầu Lý chữ Nôm đãxuất hiện [1; tr. 52 – 53].Vận dụng tất cả các cứ liệu cần thiết để đưa ra giả thuyết, Bửu Cầm trong bàiviết Nguồn gốc của chữ Nôm cho rằng chữ Nôm đã manh nha vào cuối thế kỷ VIII,đầu thế kỷ X rồi hình thành vào triều đại nhà Lý và thịnh hành vào triều đại nhà Trần.2. Diễn biến của chữ Nôm [13; tr. 3].Chữ Nôm khi mới hình thành chỉ được dùng với mục đích ghi lại những kí tựngắn gọn như: tên người, tên đất, tên động - thực vật… nhưng về sau đến đời Lý(10101 – 1125), đời Trần (1125 – 1400) mới phát triển. Mặc dù vậy, địa vị chữ Nômvẫn rất thấp so với chữ Hán lúc bấy giờ.Trang 24Đầu đời Ngô (939 – 967), Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009) có lẽ do nềnđộc lập của nước nhà chưa ổn định nên các triều đại chưa có thời gian để chăm lo, pháttriển thứ văn tự này. Đến mãi thế kỉ XIII, đời Trần mới có bài văn tế viết bằng chữNôm do Nguyễn Thuyên làm. Sau Nguyễn Thuyên cũng có một số người làm thơ bằngchữ Nôm như: Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An, …Đến đời Hồ Quý Ly (1400 – 1407), địa vị chữ Nôm mới được khẳng định, đượccoi trọng. Lúc này, chữ Nôm được coi như một thứ văn tự chính thức trong việc soạnthảo chiếu chỉ, công văn và được khuyến khích trong việc sáng tác văn thơ, dịch thuậtthay thế cho địa vị chữ Hán trước đó.Đến đời Lê (1428 – 1527), chữ nôm cũng được coi trọng nhưng vẫn xếp sauchữ Hán. Mặc dù vậy, vua quan thời này cũng đã dùng chữ Nôm để làm thơ như: HồngĐức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.Đến triều Tây Sơn (1788 – 1802), vua Quang Trung cũng chủ trương phát triểnchữ Nôm, muốn đưa chữ Nôm lên làm thứ văn tự chính thức của dân tộc nhưng rất tiếctriều đại này tồn tại không được bao lâu nên nhìn chung chữ Nôm vẫn chưa có cơ hộiđể phát triển và trở thành thứ văn tự chính thức.Đến cuối triều Lê đầu triều Nguyễn (1802 – 1945), chữ Nôm ngày càng đượcphát triển mạnh hơn. Thời kì này xuất hiện một số tác phẩm nổi tiếng viết bằng chữNôm như: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của ĐặngTrần Côn và Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du.Chữ Nôm tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa –kinh tế – xã hội cho đến khi có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ ra đờivới tính ưu việt của nó cộng thêm sự bảo hộ của Thực dân Pháp mà ngày càng pháttriển mạnh mẽ, dần chiếm ưu thế độc tôn trong xã hội.Có thể nói, từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ thì địa vị, vai trò của chữ Hán và chữNôm ngày càng giảm mạnh và ngày nay gần như trở thành một từ ngữ. Chữ Nôm chỉcòn tồn tại trong thư tịch mà thôi.3. Vai trò của chữ Nôm.Thứ nhất, chữ Nôm ra đời nhằm thỏa mãn các nhu cầu ghi chép ngày càng đadạng và phức tạp mà nhiều khi chữ Hán chưa thể đáp ứng một cách triệt để. Cùng vớichữ Hán, chữ Nôm thường xuyên được sử dụng để ghi các loại sổ sách, văn tự, khếước, gia phả…, có khi còn được dùng trong cả lĩnh vực hành chính.Trang 25
Tài liệu liên quan
- Loại bỏ thư mục SkyDrive trong Windows 8.1 Explorer docx
- 5
- 265
- 0
- Báo cáo " Một số điểm cần được nhìn nhận lại trong cấu tạo từ tiếng Việt" ppt
- 12
- 680
- 0
- Chương 4 ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT NHÓM TRONG CẤU TẠO CHẤT pot
- 38
- 2
- 20
- Giáo trình hướng dẫn phân tích ứng dụng trong cấu tạo nhiễm khuẩn da có mũ đặc hiệu cho gia súc hiện nay p3 ppt
- 5
- 335
- 0
- Giáo trình hướng dẫn phân tích ứng dụng trong cấu tạo nhiễm khuẩn da có mũ đặc hiệu cho gia súc hiện nay p1 doc
- 5
- 548
- 0
- Sự phù hợp trong cấu tạo và tập tính ăn của cá potx
- 22
- 949
- 3
- Phương pháp nghiên cứu phần tử chuẩn là nền tảng trong cấu tạo của ổn áp đa chiều p10 ppt
- 7
- 310
- 0
- Phương pháp nghiên cứu phần tử chuẩn là nền tảng trong cấu tạo của ổn áp đa chiều p9 pptx
- 7
- 276
- 0
- Phương pháp nghiên cứu phần tử chuẩn là nền tảng trong cấu tạo của ổn áp đa chiều p8 pptx
- 6
- 293
- 0
- Phương pháp nghiên cứu phần tử chuẩn là nền tảng trong cấu tạo của ổn áp đa chiều p7 docx
- 7
- 320
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(800.46 KB - 70 trang) - bộ thủ chữ hán trong cấu tạo chữ nôm Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Các Bộ Thủ Trong Hán Nôm
-
Bộ Thủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán Trong Tiếng Trung: Ý Nghĩa, Cách Học Siêu Nhanh
-
50 Bộ Thủ Thường Dùng Trong Chữ Hán (Trung) - ToiHocTiengTrung
-
TỰ HỌC 214 BỘ THỦ HÁN NÔM - Bài 1 - YouTube
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán (có File Download) - SHZ
-
Ý Nghĩa 214 Bộ Thủ Tiếng Trung | Cách đọc & Cách Viết
-
214 Bộ Thủ Chữ Hán – Cách Học Các Bộ Thủ Tiếng Trung Dễ Nhớ
-
Trong đó Thành Tố Biểu âm Có Thể Là Chữ Cân
-
214 Bộ Thủ - Cổ Hán Văn 古漢文
-
Full 214 Bộ Thủ Tiếng Trung: Ý Nghĩa Và Cách Học Dễ Nhớ
-
Cách Nhớ 214 Bộ Thủ Tiếng Trung Thông Qua Thơ Văn – Diễn Ca Bộ ...
-
Bộ Thủ Là Gì? Ý Nghĩa 214 Bộ Thủ Tiếng Trung Chi Tiết
-
Tra Từ: Thủ - Từ điển Hán Nôm