Bọ Trĩ Hoa Hồng - Tác Hại & Cách Phòng Trị Hiệu Quả An Toàn

Trong thời gian gần đây, chơi hồng đang trở thành niềm đam mê của nhiều người yêu hoa. Bởi hoa hồng có đa dạng màu sắc, dáng hoa đẹp, lại cực kỳ phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, để trồng được một chậu hoa hồng khỏe và đẹp, người trồng phải đối diện với khá nhiều loại sâu bệnh hại. Trong đó, bọ trĩ là loại côn trùng thường xuyên gây hại và để lại hậu quả nặng nề cho cây. Vậy hôm nay, hãy để SFARM mách bạn những mẹo nhỏ đánh bay bọ trĩ hoa hồng nhà mình nhé!

  1. 1/ Bọ trĩ là gì?
  2. 2/ Điều kiện phát sinh
  3. 3/ Dấu hiệu nhận biết khi cây bị bọ trĩ tấn công hoa hồng
  4. 4/ Tác hại nghiêm trọng mà bọ trĩ gây ra cho hoa hồng
  5. 5/ Phòng và trị bọ trĩ hoa hồng an toàn
    1. 5.1 Phòng bệnh
    2. 5.2 Trị bệnh

1/ Bọ trĩ là gì?

Bo Tri Hoa Hong

Bọ trĩ có tên tiếng anh là Rice Thrips, tên dân gian thường gọi là Bù lạch, tên khoa học là Stenchaetothrips biformis, thuộc Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera.

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1 mm, đôi khi chúng ta khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường và không dễ dàng phát hiện khi chúng tấn công hoa hồng.

Đây là loại côn trùng có vòng đời sinh trưởng ngắn, thường chỉ vào khoảng 2 tuần. Trong đó gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng thật và trưởng thành.

Bọ trĩ trưởng thành có khả năng bay xa theo hướng gió nên có mức độ lây lan và phát tán nhanh. Chúng sống dựa vào việc hút nhựa non của lá, chồi và nụ hoa.

2/ Điều kiện phát sinh

Bọ trĩ thường xuất hiện và bùng phát mạnh vào thời điểm Xuân – Hè, thời tiết nhiều nắng và nóng sẽ là điều kiện lý tưởng cho bọ trĩ phát triển.

Vườn trồng quá dày, có mật độ trồng kém hợp lý, nhiều tàn dư thực vật không được dọn dẹp sẽ là điều kiện tốt để phát sinh và lây lan bọ trĩ.

3/ Dấu hiệu nhận biết khi cây bị bọ trĩ tấn công hoa hồng

Vì bọ trĩ rất nhỏ, đôi khi ta khó nhận thấy sự xuất hiện của chúng, vì vậy cần thường xuyên chú ý các đặc điểm trên lá và hoa như:

  • Bọ trĩ thường tấn công vào lá trưởng thành, lá non, đọt non, nụ hoa và cả hoa đã nở.
  • Thường tập trung ở mặt dưới của lá và làm lá xoăn lại
  • Gây hại ở đọt non làm cụt đọt
  • Nụ hoa chậm hoặc không thể nở, nếu nở hoa cũng không tròn đều, thường bị lệch
  • Hoa nở bé, màu sắc kém, mau tàn hơn so với thông thường.
  • Các lá trưởng thành, mặt trên lá sẽ xuất hiện quầng màu nâu sậm loang lỗ

Bo Tri Hoa Hong (4)

4/ Tác hại nghiêm trọng mà bọ trĩ gây ra cho hoa hồng

Bọ trĩ là một trong những loại côn trùng gây hại nghiêm trọng và làm người trồng hồng lo lắng bởi việc trị chúng cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian. Chúng không tha cho bất kỳ loại hồng nào dù là hồng ngoại hay các loại hồng cổ. Bọ trĩ sẽ gây ra tổn thất lớn như:

  • Hư bộ lá của cây bao gồm cả lá trưởng thành và lá non, đọt non không thể phát triển
  • Giảm cả chất lượng và số lượng hoa rõ rệt.
  • Cây suy giảm dinh dưỡng do bị bọ trĩ hút, cây dần kém phát triển
  • Bệnh lây lan nhanh, nếu không ngăn chặn được sẽ ảnh hưởng đến những cây hồng khác hoặc cả vườn.
  • Khi gây hại nặng, cây sẽ tàn lụi và ủ mầm gây hại cho những mùa sau.

Bo Tri Hoa Hong (2)

5/ Phòng và trị bọ trĩ hoa hồng an toàn

Bọ trĩ là loại có khả năng kháng thuốc cao, thậm chí còn có hiện tượng nhờn thuốc. Bệnh này khó chữa, chữa dai dẳng, không phải loại thuốc nào cũng có thể chữa được nên ta hãy “phòng bệnh hơn trị bệnh”

bo-tri-hai-hoa-hong

5.1 Phòng bệnh

  • Bệnh thường phát sinh vào thời điểm nắng nóng, nên ta cần cung cấp đủ lượng nước cho cây.
  • Nếu được nên có mái che bằng lưới cho hoa
  • Sau những cơn mưa, nên phun một số loại thuốc để ngăn ngừa và tăng sức đề kháng cho cây
  • Thường xuyên cắt tỉa các cành lá vô hiệu và hoa tàn để hạn chế nơi trú ẩn của bọ trĩ
  • Bố trí nơi trồng với mật độ hợp lý. Mật độ trồng hợp lý thường có cây cách cây từ 0,5 – 1 m.
  • Phun phòng bệnh trước theo định kỳ 10 ngày/lần
  • Không nên bón phân lai rai, phải bón tập trung để cho lộc non ra đều. Từ đó khi phun thuốc sẽ giảm được số lần phun.
  • Từ khi cây ra búp, ra nụ và chuẩn bị nở thì nên sử dụng một số loại thuốc có thành phần: Abamectin, Emamectin Benzoate, Acetamiprid + Dvprofezin, Azadirachtin + E. benzoate. Đây là những loại thuốc có nguồn gốc sinh học có hiệu quả và ít độc hại hơn giúp phòng bệnh bọ trĩ hiệu quả cho hoa hồng.

5.2 Trị bệnh

Dùng dầu neem trị bọ trĩ

Dầu Neem là sản phẩm được chiết xuất từ ​​100% chất hữu cơ: từ lá cây neem (cây sầu đâu và cây neem) mọc rộng rãi ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Nó kiểm soát tốt bọ trĩ trên hoa hồng và hoa trang trí. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để điều trị nhện đỏ, tuyến trùng, nấm và các loại sâu bệnh khác. Bo Tri Hoa Hong (5) + Dùng để phòng trừ nhện đỏ, bọ trĩ, rệp, cả nấm gây hại trên hoa hồng. Pha 20 ml dung dịch với 4 lít nước và phun lên lá 1 lần / tuần. + Nó được sử dụng để điều trị, và liều lượng trên được lặp lại hai lần một tuần. + Lắc kỹ trước khi xịt. + Nếu bạn phun nhiều hơn, hãy nhân lên tương ứng, ví dụ 8 lít nước sẽ tăng gấp đôi. + Mỗi tuần phun 2-3 lần, vào chiều tối hoặc sáng sớm (khi trời râm mát) Khi hết bệnh chuyển sang phun phòng.

Dung dịch từ ớt và tỏi, gừng

Ớt cay, tỏi, gừng… chứa tỷ lệ axit lớn sẽ tác động vào nội tạng và tiêu diệt bọ trĩ. Để làm dung dịch này, mọi người cần thái nhỏ ớt cay, tỏi và gừng theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó cho khoảng 3 lít rượu vào trộn đều và để ngâm trong vòng 15 ngày. Khi phun, bà con pha dung dịch ngâm nước theo tỷ lệ 200 ml tỏi, gừng, ớt cay với 12 lít nước. Dung dịch tỏi, gừng và ớt cay này có thể giữ được đến 4-5 tháng và thích hợp cho những khu vườn có ít cây trồng như hoa cảnh, hoa mai, hoa hồng, bí ngô tự trồng, v.v. Đó là chiết xuất từ ​​tỏi, gừng và ớt cayenne được lên men và rắc lên cây nếu bạn không có thời gian chuẩn bị.

Thu hút và nuôi các loài thiên địch ăn bọ trĩ

Thiên địch là những sinh vật có ích trong tự nhiên ăn hoặc gây bệnh cho côn trùng có hại cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi hệ sinh thái canh tác đều chứa các nhóm thiên địch khác nhau, có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của các quần thể côn trùng gây hại.

bo rua thien dichBọ rùa diệt bọ trĩ, hàu, ruồi trắng, ve và bọ chét. Các loại cây thu hút bọ rùa: thì là, bồ công anh, dương xỉ vàng, cúc tây, cây dương…

Dầu khoáng nông nghiệp

Dầu khoáng có tác dụng bít lỗ thở, làm sâu chết ngạt, làm trứng sâu ung không nở thành sâu non… Chúng kiểm soát nhiều loài gây hại. Đặc biệt bọ trĩ, rầy xanh, nhện đỏ hại chè, rệp sáp hại cà phê. Phun với 0,5% dầu khoáng làm giảm cường độ của bùa hơn 70%. Hiệu quả diệt rầy đạt trên 90%, cao hơn nhiều loại thuốc hóa học khác.

Để làm dung dịch dầu khoáng diệt bọ trĩ, các bạn pha theo tỉ lệ: 5-10 ml dầu khoáng + 1 lít nước sạch

Sử dụng dầu thực vật và xà phòng

Phương pháp điều chế: xà phòng 15 ml, dầu thực vật 250 ml. Cách làm: Với cách làm thuốc diệt côn trùng tự chế này, bạn cho dầu ăn và xà phòng vào chén rồi dùng đũa / thìa khuấy đều hỗn hợp. Khi hai thành phần đã trộn đều, bạn sẽ trộn dung dịch thu được với nước theo tỉ lệ 15 ml dung dịch, 250 ml nước. Tiếp theo, bạn lắc đều dung dịch vừa pha lên rồi cho vào bình xịt lên lá để diệt bọ trĩ. Chú ý không chọn những loại xà phòng thơm diệt khuẩn để đảm bảo an toàn cho cây trồng.

Hoa cúc – Cách trị bệnh bọ trĩ cho hoa hồng

Phương pháp này được nhiều người trồng hoa áp dụng, vừa để ngắm hoa vừa giúp đuổi bọ trĩ. Thông thường, chúng ta sẽ trồng cúc vạn thọ, hoa cúc hoặc một số loại hoa có phấn khác vì hai lý do chính: mùi hương (chứa tinh dầu) khiến bọ trĩ rất khó chịu và phấn hoa thu hút bọ rùa – một loại thiên địch có khả năng ăn trứng. và bọ trĩ. Nếu thuận tiện, hãy trồng vài bông hoa phấn cùng với hoa hồng, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả bất ngờ trong việc trị bọ trĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dịch hoa cúc để trị bọ trĩ như sau:
  • Sử dụng 113 gram hoa hồng cùng 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho nước và hoa vào nồi và đun sôi.
  • Sau khi đã tắt bếp chờ cho dung dịch nguội thì có thể cho vào bình xịt và xịt lên lá của cây.

Phòng trừ bọ trĩ bằng vỏ quả cam

Chuẩn bị: 1,5 thìa vỏ cam xay nhuyễn, 500 ml nước sôi, xà phòng loãng Cách làm: Cho phần vỏ cam đã xay và nước sôi vào bình và ủ trong một ngày, sau đó lọc qua rây để loại bỏ phần còn sót lại của vỏ cam. Tiếp theo, cho xà phòng vào lắc đều rồi dùng dung dịch thu được để xịt lên lá. Thuốc trừ sâu sinh học Tripcid cũng có tác dụng diệt gián và kiến, bạn có thể thử sử dụng nếu cần thiết. Bo Tri Hoa Hong (7)

Sử dụng xà phòng

Phương pháp pha chế: 3 lần xà phòng và 4 lít nước. Cách làm: Đem xà phòng hòa với nước để tạo thành hỗn hợp cuối cùng. Sau đó, bạn có thể sử dụng dung dịch thu được trong chai để xịt lên lá. Bo Tri Hoa Hong (6) Nên chọn những loại xà phòng có mùi thơm nhẹ để không gây cảm giác khó chịu trong quá trình thoa. Chú ý phun thuốc vào những ngóc ngách, nơi bọ thường sinh sống.

Trị trĩ cho hoa hồng bằng thuốc lá

Phương pháp chuẩn bị: 250 gam thuốc lá – 4 lít nước – 45 ml xà phòng. Cách làm: Với phương pháp diệt bọ trĩ bằng phương pháp sinh học này, bạn có thể cho thuốc vào nước và ngâm trong một ngày. Tiếp theo, bạn đợi đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt như màu nước chè thì có thể dùng được. Nếu dung dịch quá đậm, hãy cho thêm nước trước khi sử dụng. Bạn pha dung dịch thu được với 45 ml xà phòng rồi lắc đều, sau đó xịt lên hai mặt lá. Bo Tri Hoa Hong (8)

Một số việc cần có để phòng trị bọ trĩ hiệu quả

  • Ngưng ngay việc bón phân, kể cả phân bón lá vì nguồn dinh dưỡng này chỉ làm tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho bọ trĩ gây hại
  • Cắt tỉa toàn bộ hoa đang và sắp nở trên cây, cắt tỉa lá già. Dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh để hạn chế tối đa nơi ẩn nấp của bọ trĩ (nên đốt sạch rác sau khi dọn)
  • Đối với những cây hoa hồng chưa sử dụng thuốc trị bọ trĩ lần nào bạn có thể sử dụng Radian với liều lượng như trong hướng dẫn sử dụng.
  • Đối với những trường hợp bị bọ trĩ nặng hơn, nên sử dụng kết hợp 2-3 loại thuốc như: Radian, Marshal, Confidor, Ascend,… Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc một cách hợp lý và liều lượng thích hợp, tránh phun quá nhiều lần liên tiếp sẽ dễ làm bọ trĩ kháng thuốc.
  • Khi phu thuốc cho cây nên phun kỹ cả hai mặt của lá và sử dụng thêm thuốc bám dính để tăng tác dụng
  • Nên phun thuốc vào chiều mát hoặc sáng sớm, nhưng nếu là sáng sớm nên lưu ý phun khi không còn sương.

Đây là loại côn trùng gây hại nghiêm trọng và để lại nhiều tổn thất cho cây hoa hồng. Hãy thường xuyên quan sát, theo dõi tình trạng của cây, sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế để tăng sức đề kháng tự nhiên cho cây. Với phân trùn quế, hoa hồng của bạn sẽ có đầy đủ dinh dưỡng, sai hoa, đặc biệt là phát triển hệ rễ và sức đề kháng một cách mạnh mẽ.

Tìm hiểu thêm về tác dụng của phân trùn quế cho hoa hồng tại đây.

Hi vọng, với những thông tin trên, các bạn sẽ có sự phòng tránh bọ trĩ hoa hồng hợp lý nhất. Chúc các bạn thành công!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Kinh nghiệm cắt tỉa hoa hồng đúng lúc và đúng cách
  • 5 bước để có chậu hoa hồng khỏe mạnh
  • Làm thế nào để bảo vệ hoa hồng khỏe mạnh trong mùa mưa
  • Phòng trị rệp vảy – khắc tinh gây chậm lớn trên hoa hồngg
  • Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 5/5 - (21 bình chọn)

Từ khóa » Bọ Trĩ Hoa Hồng