Bọ Trĩ Hoa Hồng: Tác Hại & Cách Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả Nhất
Để hoa hồng có thể phát triển và sinh trưởng một cách tốt nhất, người trồng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng và phòng sâu bệnh cho cây. Đặc biệt là bệnh bọ trĩ hoa hồng. Đây luôn là nỗi ám ảnh mà những người trồng hoa thường nhắc đến. Cùng Rosava tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé!
Bọ trĩ có tên tiếng anh là Rice Thrips, thuộc Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera. Dân gian thường gọi bọ trĩ gây hại này với một cái tên khác là bù lạch. Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 1mm, có đặc tính sinh trưởng khá nhanh chỉ trong 2 tuần.
Chúng có vòng đời sinh trưởng gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng thất và trưởng thành. Bọ trĩ phát triển bằng việc ăn và hút nhựa cây từ chồi non của lá, hoa. Với đặc điểm sinh trưởng và phát triển này nên hoa hồng rất dễ bị bọ trĩ tấn công. Khả năng lây lan bệnh bọ trĩ hoa hồng cũng khá nhanh và rất khó để kiểm soát.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Cách chăm bón hoa hồng1. Dấu hiệu nhận biết hoa hồng bị bọ trĩ
Với kích thước nhỏ, người trồng khó có thể nhận biết bằng mắt thường khi bọ trĩ bắt đầu tấn công lây lan bệnh cho cây. Để nhận biết bệnh bọ trĩ hoa hồng, bạn có thể lưu ý một số các dấu hiệu sau đây:
- Bọ trĩ thường tập trung trú ngụ ở mặt dưới của lá và làm lá bị xoăn lại gây nên các bệnh hoa hồng.
- Bọ trĩ sinh trưởng bằng cách hút nhựa non ở lá trưởng thành, đọt non, lá non, nụ hoa và cả hoa mới nở. Có thể dễ dàng nhận thấy khi hoa hồng bị bọ trĩ tấn công sẽ có các đọt non bị cụt đọt hay lá nụ bị xăm hoặc đứt cánh
- Hoa nở bé, mau tàn và có màu sắc nhạt, kém sắc hơn so với thông thường
- Nụ hoa không thể nở hoặc nở chậm. Các đóa hoa thường sẽ bị lệch, không được tròn đều
- Mặt trên của lá sẽ xuất hiện những quầng màu sậm loang lổ tạo ra các đốm lá
- Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng tìm cách chữa bệnh cho cây để tránh bệnh bị lây lan và phát tán sang những bụi hoa hồng khác.
Chat ngay với chuyên gia
2. Điều kiện phát sinh bọ trĩ hại hoa hồng
Vào thời gian xuân hè, loài bọ trĩ này sẽ có mật độ sinh trưởng và tốc độ phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Điều này cũng thể hiện đây là mùa mà bọ trĩ sẽ dễ gây hại cho hoa hồng nhất. Trước khi thời điểm này bắt đầu, bạn cần chuẩn bị những phương pháp bảo vệ hoa hồng.
Có như vậy thì hoa hồng mới được bảo vệ và đảm bảo được phát triển một cách an toàn. Ngoài ra, người trồng cũng nên chú ý không nên trồng hoa hồng với mật độ quá dày. Bởi đây cũng là điều kiện thuận lợi khiến cho bọ trĩ xuất hiện và làm hại cây trồng.
>>>> THAM KHẢO THÊM: Cách trồng hoa hồng trong chậu3. Tác hại nghiêm trọng khi hoa hồng bị bọ trĩ
Đặc tính sinh trưởng và phát triển của bọ trĩ có tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống của cây. Bọ trĩ khi đến mùa sinh sản và phát triển chúng sẽ liên tục hút nhựa cây từ hoa hồng. Điều này sẽ gây ra những tổn thất và tác hại nghiêm trọng. Những tác hại không thể không nhắc đến đó là:
- Làm giảm số lượng và chất lượng của hoa
- Cây bị suy giảm dinh dưỡng và kém phát triển
- Cây bị hư lá (lá non, lá trưởng thành) và đọt non không thể phát triển
- Cây sẽ bị tàn lụi, chết cây hoặc gây ủ mầm gây hại cho những mùa tiếp theo nếu bị bọ trĩ tàn phá nặng nề
- Bệnh bọ trĩ hoa hồng có mức độ lây lan nhanh nên không ngăn chặn cho làm hư hại cho những cây hay bụi hồng khác.
4. Cách phòng trừ và diệt bọ trĩ hoa hồng
So với bệnh hoa hồng bị cháy lá, bọ trĩ trên hoa hồng là một bệnh khó chữa và kéo dài dai dẳng. Bên cạnh đó, bọ trĩ là loài có khả năng kháng thuốc cao nên dễ bị nhờn thuốc. Vậy nên, để tránh bệnh cho cây thì người trồng cần có biện pháp phòng trừ cho cây thường xuyên. Khi cây đã mang bệnh thì cách diệt bọ trĩ cũng cần ưu tiên sử dụng những phương pháp nhanh nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
4.1. Cách phòng trừ bệnh
Để phòng trừ bệnh hiệu quả thì việc bạn cần làm chính là cần tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho cây và hạn chế tối đa khả năng tiếp cận hoa hồng của bọ trĩ. Chi tiết các cách phòng trừ bệnh như sau:
- Cung cấp đủ nước cho cây vào thời điểm mùa hè. Đây là thời điểm nhiệt độ tăng cao cũng là lúc bọ trĩ có cường độ phát triển và sinh trưởng phát triển nhất. Do đó, cung cấp đủ nước sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và tăng được sức đề kháng.
- Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho cây tốt hơn, người trồng có thể phun các sản phẩm thuốc hay các chế phẩm sinh học giúp cây có thêm dinh dưỡng và ngăn ngừa bọ trĩ.
- Nên thường xuyên phun phòng bệnh cho cây theo định kỳ. Chu kỳ thông thường là 10 ngày/lần
- Nên bón phân tập trung để kích thích lộc non ra đều
- Nên trồng cây với mật độ hợp lý giúp cây có khoảng không gian phát triển. Mật độ cây trồng lý tưởng nhất là 0.5 - 1m.
- Cắt tỉa thường xuyên các cành lá khô hay hoa tàn úa cũng giúp hạn chế sự trú ngụ của bọ trĩ
- Nên phun thuốc ngăn ngừa bệnh khi cây ra búp, nụ hay chuẩn bị nở. Đặc biệt nên sử dụng những chế phẩm, thuốc có nguồn gốc sinh học không gây độc cho hoa giúp ngăn ngừa bọ trĩ hiệu quả. Khuyên dùng những sản phẩm có thành phần như: Abamectin, Emamectin Benzoate, Acetamiprid+ Dvprofezin, Azadirachtin + E. benzoate.
Trên đây là một số cách thông dụng và hiệu quả mà bạn dễ dàng có thể thực thi phòng tránh trị trĩ hoa hồng.
4.2. Cách diệt bọ trĩ trên hoa hồng
Với tình hình bệnh trĩ hoa hồng trở nặng, để diệt trừ tận gốc không phải là dễ. Tuy nhiên, nếu bạn không bắt đầu làm gì đó thì các bụi hồng của bạn sẽ chết dần do bị hút cạn nhựa sống. Tham khảo ngay một số cách diệt bọ trĩ hiệu quả dưới đây nhé!
Chat ngay với chuyên gia
4.2.1. Bio Neem - Hoa hồng bị trĩ thì phun thuốc gì?
Bio Neem là một sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học với 71% tinh dầu Neem giúp phòng trừ các loại sâu bệnh hại cho cây. Để giúp trị trĩ hoa hồng, sản phẩm này sẽ cực kỳ an toàn cho cây và an toàn với sức khỏe con người. Ngoài ra, khi sử dụng sản phẩm này cho hoa hồng còn giúp cây hạn chế được những bệnh hại khác như bệnh đốm đen, phấn trắng, sương mai…
Khi sử dụng nên pha 100ml chế phẩm với khoảng từ 16 đến 20 lít nước. Thời gian phun cách 2 đến 3 ngày phun một lần. Hoặc bạn cũng có thể phun đổi phiên với sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học khác. Chỉ với 3 lần phun, bệnh trĩ trên hoa hồng sẽ giảm thiểu nhanh chóng.
>>>> MUA NGAY: Chế phẩm Bio Neem4.2.2. Dung dịch từ ớt và tỏi, gừng
Sử dụng các dung dịch tự pha phun cho cây thay vì sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu cũng là cách hay để hạn chế được bọ trĩ cho cây. Bạn có thể sử dụng ½ chén ớt, ½ chén tỏi và 500ml nước ấm mang xay nhuyễn để tạo dung dịch.
Sau đó phơi nắng dung dịch này trong 24h. Sau đó, sử dụng rây lọc để lọc bỏ phần bã. Dung dịch lọc được sử dụng các bình đã qua tiệt trùng để đựng và phun lên cây. Để phòng ngừa hiệu quả, nên thực hiện phun dung dịch này cho cây từ 2 đến 3 lần trên tuần.
4.2.3. Thu hút và nuôi các loài thiên địch ăn bọ trĩ
Dựa vào mối quan hệ theo chuỗi thức ăn trong quần thể mà bạn có thể hạn chế được mức độ phát tán của bọ trĩ. Bạn có thể sử dụng các loài thiên địch ăn bọ trĩ để diệt trừ dần dần, phòng ngừa bệnh cho cây. Ứng dụng điều này trong quá trình trồng và nuôi dưỡng cây sẽ giúp cây hạn chế được tối đa các bệnh trĩ cho hoa hồng hiệu quả.
Các loài thiên địch ăn bọ trĩ lại ít gây hại mà người trồng có thể lưu ý là: bọ rùa, bọ trĩ, ong Trichogramma. Để thu hút các thiên địch này ở lại vườn nhà bạn, bạn có thể trồng các loại cây có mùi phấn hoa như hoa vạn thọ, thìa là hay rau ngò để giữ chân chúng.
4.2.4. Dầu khoáng nông nghiệp
Dầu khoáng có khả năng loại trừ sâu bọ và cả trứng sâu mà không làm khô cháy cây. Đây cũng là chất lòng an toàn với sức khỏe người. Bên cạnh đó, sử dụng dầu khoáng còn có tác dụng cực kỳ hiệu quả lại không gây ô nhiễm môi trường. Để làm dung dịch dầu khoáng nông nghiệp, lời khuyên cho bạn là nên pha 5-10 ml dầu khoáng với 1 lít nước sạch.
Như vậy dung dịch sẽ không quá đặc làm ảnh hưởng đến cây. Khuấy đều dung dịch rồi phun ướt lên toàn bộ mặt lá. Một lưu ý nhỏ cho người trồng là không nên phun dầu khoáng trong giai đoạn cây ra hoa hoặc dưới trời nắng nóng. Điều này sẽ không tốt cho cây cũng như làm giảm khả năng diệt bọ của dầu khoáng.
4.2.5. Sử dụng dầu thực vật và xà phòng
Chỉ cần sử dụng 1 muỗng canh xà phòng cùng 1 cốc dầu thực vật khuấy đều. Sau khi hai nguyên liệu này đã hòa quyện với nhau. Bạn hãy pha hỗn hợp trên với nước và phun cho 2 mặt lá. Liều lượng khuyên dùng là nên sử dụng 15ml hỗn hợp đã tạo pha đều cùng với 250ml nước.
Khi chuẩn bị nguyên liệu xà phòng, bạn cần lưu ý không sử dụng các loại chống vi khuẩn thơm vì nó không tốt cho cây trồng. Khi dùng chỉ cần pha 15ml hỗn hợp trên với 250ml nước và phun cho 2 mặt lá. Trong quá trình phun dung dịch cho cây cần thường xuyên kiểm tra lá cây để chắc chắn dung dịch chứa xà phòng không làm bỏng lá cây.
4.2.6. Hoa cúc - Cách trị bệnh bọ trĩ cho hoa hồng
Thành phần pyrethrum trong hoa cúc là nguyên liệu tạo nên các chế phẩm thuốc sinh học diệt bọ sinh học. Thành phần này có trong hoa cúc có thể làm tê liệt và hạn chế các loại côn trùng gây hại.
Cách làm dung dịch diệt trĩ cho hoa hồng như sau:
- Sử dụng 113 gram hoa hồng cùng 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho nước và hoa vào nồi và đun sôi.
- Sau khi đã tắt bếp chờ cho dung dịch nguội thì có thể cho vào bình xịt và xịt lên lá của cây.
4.2.7. Phòng trừ bọ trĩ bằng vỏ quả cam
Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thì bạn có thể sử dụng dung dịch được làm từ vỏ quả cam. Để tạo được dung dịch này thì bạn nên chuẩn bị 1,5 thìa vỏ cam xay nhuyễn hoặc 15ml dầu cam hay vỏ cam khô để thay thế.
Sau đó cho cho nguyên liệu vỏ cam vào bình thủy tinh, đổ vào 500ml nước sôi. Tiếp theo bạn nên lưu trữ dung dịch này trong 24 giờ tiếp theo ở nhiệt độ ấm. Sau 24 giờ bạn đã có thể sử dụng dung dịch này để phun lên lá. Để sản phẩm này hiệu quả hơn, trước khi phun, bạn nên cho thêm một chút xà phòng nhẹ.
4.2.8. Sử dụng xà phòng
Dung dịch diệt bọ trĩ hoa hồng từ xà phòng là sản phẩm dễ làm lại rất hiệu quả. Bạn có thể pha 2 -3 muỗng cà phê xà phòng với khoảng 4 lít nước. Sau đó, bạn có thể sử dụng luôn dung dịch này và xịt đều lên hai mặt lá. Lưu ý khi sử dụng xà phòng bạn nên lưu ý lựa chọn những loại xà phòng nhẹ. Đặc biệt cần tránh sử dụng những loại xà phòng chống vi sinh vật và có mùi hương.
Khi thực hiện phun đều dung dịch xà phòng cho cây thì nên theo dõi kỹ xem lá có bị héo hay đổi sắc không. Điều này sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ pha dung dịch diệt trĩ cho hoa hồng đồng thời tránh làm cho cây bị héo úa.
Chat ngay với chuyên gia
4.2.9. Trị trĩ cho hoa hồng bằng thuốc lá
Thuốc lá cũng là một trong những nguyên liệu được dùng để trị trĩ cho hoa hồng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 250gram thuốc lá và 4 lít nước. Cho các nguyên liệu hòa trộn với nhau sau đó ngâm dung dịch có được dưới ánh nắng trong vòng 24 giờ.
Sau đó, kiểm tra màu của dung dịch thành phẩm có được. Nếu như dung dịch có màu nhạt như màu của một loại trà nhẹ thì có thể thêm vào 45ml xà phòng và tiến hành phun cho cây. Tuy nhiên nếu dung dịch có màu đậm thì bạn nên cân nhắc pha thêm nước. Hoặc nếu màu quá nhạt thì bạn nên tăng thời gian ngâm để thành phẩm tạo thành đảm bảo đủ công năng sử dụng.
Hy vọng bài viết trên đây của Rosava đã mang đến những thông tin hữu ích nhất với bạn. Với các phương pháp phòng và chống bọ trĩ hoa hồng trên, mong rằng bạn đã tìm được giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất. Chúc bạn sẽ có những chậu hồng khỏe mạnh và cho sai hoa đẹp nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM:
- Lá cây bị đốm đen: Dấu hiệu & cách trị bệnh hoa hồng hiệu quả
- Hoa hồng bị khô cành: Nguyên nhân & cách trị bệnh hiệu quả
Từ khóa » Bọ Trĩ Hại Hoa Hồng
-
Bệnh Bọ Trĩ Hoa Hồng Và Cách Khắc Phục - Happy Trees
-
Bọ Trĩ Hoa Hồng - Tác Hại & Cách Phòng Trị Hiệu Quả An Toàn
-
Diệt Trừ Bọ Trĩ Gây Hại Cho Cây Hoa Hồng - Vườn Vân Loan
-
Những Thời điểm Phun Trị Bọ Trĩ Hiệu Quả Nhất Không Cần Cắt Bỏ Hoa ...
-
NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỌ TRĨ - NỖI ÁM ẢNH CỦA ...
-
Tips 09 Cách Trị Bọ Trĩ Không Dùng Thuốc Cho Hoa Hồng
-
Cách Trị Bệnh Trĩ - Nhện - Rệp Cho Người Mới Chơi Hồng
-
Top 03 Loại Thuốc Trị Bọ Trĩ Trên Hoa Hồng Hiệu Quả Nhất | Nông Nghiệp
-
Bọ Trĩ Hoa Hồng đừng Lo Lắng Nay đã Có Thuốc đặc Trị
-
Cách Diệt Bọ Trĩ, Trả Lại Vẻ đẹp Cho Hoa Hồng | VTC16 - YouTube
-
Bọ Trĩ Hoa Hồng - Dấu Hiệu Nhận Biết Và điều Trị - Docneem
-
Mẹo Diệt Bọ Trĩ Hoa Hồng Tận Gốc Tại Nhà - Bác Sĩ Cây Xanh
-
Diệt Trừ Bọ Trĩ Trên Cây Hoa Hồng Bằng Thuốc Và Một Số Mẹo Hay