Bố Trí Khoảng Cách Giữa Hai Trụ điện Hợp Lý - Trạm Bê Tông Tươi

Nội dung

Toggle
  • Khoảng cách giữa hai trụ điện chính xác là bao nhiêu?
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai trụ điện
    • Chiều cao của cột đèn
    • Không gian cần cung cấp ánh sáng
    • Cách bố trí đèn
      • Bố trí đèn kiểu so le
      • –    Theo cách này đèn sẽ được bố trí so le nhau ở hai bên đường. Cách bố trí này phù hợp cho khu vực nhiều cây xanh dễ che khuất ánh sáng hoặc những con đường có độ rộng lớn hơn 7,5m.
      • Bố trí theo dải phân cách
      • Bố trí đèn ở một bên đường
      • Bố trí đèn theo kiểu song song
  • Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai trụ điện
  • Cột điện bê tông ly tâm
    • Cột điện bê tông ly tâm là gì
    • Bảng báo giá cột bê tông ly tâm
  • Giải đáp thắc mắc những thông tin về xây dựng
    • Thế nào là ép cọc bê tông cốt thép?
    • Các thành phần có trong bê tông
    • Thời gian đông kết của bê tông là bao lâu?
    • Kinh nghiệm đổ mái bê tông.
  • Trambetongtuoi.com – Đơn vị cung cấp bê tông tươi uy tín, chất lượng

Để đạt được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất thì ngay từ khi thiết kế phải xác định và tính toán khoảng cách giữa các trụ điện sao cho hợp lý. Hãy cùng Trạm bê tông tươi đi tìm hiểu chi tiết về cách bố trí khoảng cách giữa hai trụ điện để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Khoảng cách giữa hai trụ điện chính xác là bao nhiêu?

Khoảng cách giữa hai trụ đèn đường sẽ phụ thuộc vào vị trí và không gian lắp đặt chúng.

Bố trí khoảng cách giữa hai trụ điện hợp lý
Bố trí khoảng cách giữa hai trụ điện hợp lý

–    Theo tiêu chuẩn chiếu sáng của Việt Nam khoảng cách giữa hai trụ điện phải tuân thủ các tiêu chí sau:

  • Vị trí thi công: Có thể thi công tại các mặt đường, mặt ruộng, trong các ngõ ngách, các dải phân cách,…
  • Khu vực thi công: Các khu vực đô thị đặc biệt, khu vực nông thôn
  • Tính chất: Là các khu vực có dân cư sinh sống, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,…

–    Đối với các trụ đèn chiếu sáng ở các khu đô thị, quảng trường,…khoảng cách giữa các trụ đèn là từ 33-36m cho đường lớn và 25-30m cho đường nhỏ.

–    Đối với các khu vực có vị trí thi công nhỏ hẹp như các khu hẻm phố, ngõ ngách,… cần thu ngắn khoảng cách giữa hai trụ đèn để tập tủng được lượng ánh sáng nhiều hơn.

–    Ngoài ra các yếu tố vị trí thi công, chiều cao trụ đèn, công suất đèn,… cũng ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai trụ đèn.

–    Việc tính toán chính xác khoảng cách giữa 2 trụ đèn đường giúp tiết kiệm tối đa chi phí thi công.

Xem thêm những thông tin về dịch vụ ép cọc bê tông

Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai trụ điện

Chiều cao của cột đèn

–    Hiệu quả chiếu sáng của đèn tốt hay không phụ thuộc vào chiều cao của cột đèn.

–    Nếu cột đèn cao, độ tỏa của đèn sẽ rộng hơn từ đó khoảng cách của các cột đèn cũng sẽ xa hơn. Tuy nhiên độ tỏa rộng đồng nghĩa với việc ánh sáng chiếu xuống sẽ không được rõ so với các cột đèn thấp.

Bố trí khoảng cách giữa hai trụ điện hợp lý
Bố trí khoảng cách giữa hai trụ điện hợp lý/em>

–    Ngược lại cần bố trí đèn ở những khoảng cách ngắn đối với các cột đèn thấp do có độ rọi, tỏa nhỏ hơn.

Lưu ý: Nếu cột đèn có không cao mà lại bố trí quá gần nhau thì có thể gây chói mắt và lãng phí. Chính vì thế, cần phải xem xét, tính toán kỹ càng độ cao của các cột đèn để bố trí trong một khoảng cách vừa đủ.

Không gian cần cung cấp ánh sáng

Không gian cần chiếu sáng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí giữa các cột đèn.

Với những không gian như quảng trường, công viên, đường lớn, sân vận động rộng lớn,… thì có thể đặt khoảng cách giữa các trụ đèn xa hơn. Ngược lại nên thu ngắn lại khoảng cách giữa các trụ đèn ở những khu vực nhỏ, hẹp.

Cách bố trí đèn

Khoảng cách lắp đặt giữa hai trụ điện tiêu chuẩn phụ thuộc vào cách bố trí các trụ đèn ra sao. Cần xem xét cách bố trí và khoảng cách các đèn để tiết kiệm chi phí khi thi công. Có thể tham khảo các cách bố trí đèn sau đây:

Bố trí đèn kiểu so le

–    Theo cách này đèn sẽ được bố trí so le nhau ở hai bên đường. Cách bố trí này phù hợp cho khu vực nhiều cây xanh dễ che khuất ánh sáng hoặc những con đường có độ rộng lớn hơn 7,5m.

–    Cách bố trí này ánh sáng sẽ được chiếu đan xen nhau, đảm bảo đủ độ sáng.

Đèn bố trí theo kiểu so le
Đèn bố trí theo kiểu so le

Bố trí theo dải phân cách

–    Cách bố trí này thường được bố trí trong các khu đô thị, đường cao tốc,… Đèn sẽ được lắp ở các dải phân cách giữa lòng đường và tỏa đều. Hiện nay đa số đèn bố trí theo cách này thường có chung một trụ điện và lắp đèn về hai phía để chiếu sáng được cho cả hai làn đường.

–    Bố trí theo cách này giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được độ sáng cần thiết.

Đèn bố trí theo dải phân cách
Đèn bố trí theo dải phân cách

Bố trí đèn ở một bên đường

–    Cách này chỉ bố trí đèn ở duy nhất một bên đường. Cách này phù hợp với những khu dân cư, đường một chiều hoặc đường có độ rộng nhỏ hơn 7,5m. Bố trí theo cách này vừa tiết kiệm chi phí mà hệ số sử dụng vẫn cao.

–    Tuy nhiên ở một số khu vực nhiều cây xanh cao lớn vẫn gây ảnh hưởng đến độ chiếu sáng.

Đèn được bố trí ở một bên đường
Đèn được bố trí ở một bên đường

Bố trí đèn theo kiểu song song

–    Cách bố trí này hiện nay vô cùng phổ biến, được áp dụng rộng rãi ở nhiều khu vực. Khi bố trí theo cách này, đèn sẽ được lắp đối diện nhau và song song cho đến khi hết đường.

–    Trong các khu vực rộng lớn như đường cao tốc, đại lộ hoặc các khu phố cao cấp thường lắp đặt đèn theo kiểu này. Toàn bộ ánh sáng sẽ được chiếu rọi vào lòng đường, đảm bảo cung cấp tối đa ánh sáng. Tuy nhiên cách này lại gây tốn kém khi thi công lắp đặt và quá trình bảo dưỡng đèn sau này.

Đèn được bố trí song song
Đèn được bố trí song song

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai trụ điện

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình chiếu sáng” theo QCVN 07-7:2016/BXD được soạn thảo bởi Hội Môi trường xây dựng Việt Nam , Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, thẩm định bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, và được Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016.

Xem thêm những thông tin về hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông

Cột điện bê tông ly tâm

Cột điện bê tông ly tâm là gì

Cột điện bê tông ly tâm hay còn được gọi là cột điện bê tông cốt thép ly tâm là loại cột điện được sản xuất theo tiêu chuẩn mới TCVN 5847:2016. TCVN 5847:2016 ra đời và thay thế cho TCVN 5847:1994 và TCVN 5846:1994.

Bảng báo giá cột bê tông ly tâm

Dưới đây là bảng báo giá cột bê tông ly tâm, mời quý khách hàng theo dõi

Bảng báo giá cột bê tông ly tâm
Bảng báo giá cột bê tông ly tâm

Giải đáp thắc mắc những thông tin về xây dựng

Thế nào là ép cọc bê tông cốt thép?

Ép cọc bê tông cốt thép là phương pháp thi công được sử dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Phương pháp này sử dụng các loại máy ép cọc như máy neo, robot,… để đưa cọc bê tông đến một độ sâu nhất định rồi dừng lại. Hiện nay, có 2 loại cọc bê tông cốt thép chính: cọc tròn ly tâm, cọc vuông cốt thép.

Các thành phần có trong bê tông

Bê tông tươi hiện đang được sử dụng rất nhiều tại các công trình xây dựng nhà ở. Nguyên nhân chủ yếu là vì vật liệu bê tông có kết cấu bền vững và tuổi thọ được kéo dài. Tính năng ưu việt của sản phẩm đến từ cấu tạo vô cùng đặc biệt. Sau đây là Các thành phần có trong bê tông:

  • Cốt liệu
  • Chất kết dính
  • Phụ gia
  • Nước

Thời gian đông kết của bê tông là bao lâu?

Bê tông sẽ được bảo vệ trong những tấm cốp pha cho đến khi nào bê tông được đông kết lại. Khi bê tông khô và đủ chắc chắn thì chúng ta sẽ tiến hành dỡ cốp pha ra. Xác định được thời gian đông kết của bê tông sẽ giúp cho bạn biết được khi nào thì cần dỡ cốp pha.

Nếu như dỡ cốp pha quá sớm hay quá muộn đều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông bên trong. Việc thời gian đông kết của bê tông nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như: nhiệt độ môi trường, không khí, nước, độ ẩm,…

Kinh nghiệm đổ mái bê tông.

Những kinh nghiệm đổ mái bê tông được chúng tôi đúc kết lại như sau:

Bạn dùng ngón tay ấn lên bề mặt bê tông đã đổ, nếu thấy vết lõm ướt thì có thể tiến hành đầm. Nếu thấy dính không có vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì chưa đủ điều kiện để đầm được. Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc không thấy vết lõm, thì bê tông đã se lại và không đầm được.

Khi trời nắng thì sau khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu bạn có thể đầm lại. Trời râm mát thì sau khoảng 4 giờ bạn có thể đầm lại. Khi nước nổi lên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho phẳng. Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước.

Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng, nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng.

Trambetongtuoi.com – Đơn vị cung cấp bê tông tươi uy tín, chất lượng

Trên đây là toàn bộ thông tin về khoảng cách giữa hai trụ điện mà chúng tôi muốn gửi đến  các bạn. Mong rằng bài chia sẻ này phần nào cung cấp cho bạn những thông tin có ích.

Trambetongtuoi.com là đơn vị gia nhập ngành xây dựng đã nhiều năm. Với kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư am hiểu chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí.

Website:Trambetongtuoi.com

Hotline: 082 555 0 555

Email: betongtuoi258@gmail.com

Từ khóa » Cách đúc Trụ điện