** Bố trí thép sàn 2 lớp? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Bố trí thép sàn 2 lớp? các bác cho tôi hỏi 1 câu ngớ ngẩn 1 chút với : tại sao khi bố trí thép sàn 2 lớp lại phải bố trí so le nhau cảm ơn các bác nhiều Có 58 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu mặt tiền nhà phố 5m được bình chọn nhiều nhất |
| Thường thì L/4 là đủ thép rồi (cho thép mo men âm) -> thi công thực tế thì kéo luôn cho nó nhanh mà lại tiện. Còn làm đồ án thì kéo so le, thực tế sàn 2 lớp kéo thép để đảm bảo co ngót cho bê tông khối lớn. | tungch46 | |
| hjhj. Sắp bảo vệ chắc loạn hết lên rồi sao mà hỏi câu ngớ ngẩn thật. Tôi nghĩ có 2 lý do: 1. Về mặt chịu lực việc bố trí so le nhằm tăng số tiết diện chịu lực lên so với trường hợp bố trí 2 lớp đè lên nhau. Đè lên nhau thì tại cùng một vị trí sẽ có lợi hơn. 2. Về mặt thi công, nếu sàn nhà có chiều cao nhỏ, bố trí so le sẽ dễ cho việc thi công hơn (dễ đổ bê tông hơn, đảm bảo lớp bảo vệ) .......... có ai có ý kiến khác không??? | profillinkmuoihai12 | |
| Hai lớp kéo so le( 1 cây cắt 1 cây kéo suốt) nhằm mục đích chống nứt bề mặt đấy mà.>>> | williamcuong | |
| hay là tiết kiệm thep anh | levantrai | |
| hì tại hôm nay thầy lộc hỏi tên bạn câu đó, ngớ người ra,chẳng biết là thế nào mới đúng hỏi mấy tên cũng ko ai bit câu hỏi là: bố trí 2 lớp phi8 có tính toán ko?? tại sao bố trí 2 lớp so le, có tác dụng j, bố trí song song có đc ko hihi , maimoiws tới lượt tôi lên thớt hôm nay lên nghe ngóng xem sao | profillinkmuoihai12 | |
| Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá. | Luckyman | |
| tính ra rồi mới bố trí, tiết kiệm j chứ??? | thatgia | |
| Bạn Chương cho một cái hình, tôi đọc nhưng thực sự chưa hiểu ý so le là thế nào. | thanhthanh | |
| nghĩa là khi bố trí thì bố trí cái thép chịu momen âm và thép chịu momen dương so le với nhâu ấy ạ | nguyentrungata | |
| Chẳng hiểu gì cả. Bạn vui lòng cho xem cái hình đi. Nghe rồi đoán thấy loạn xị ngầu hết cả. | hyutars | |
| Về vĩ mô thì nó chẳng làm sao cả đâu. Về thi công thì khó hơn tí vì phải căn căn chỉnh chỉnh kẻo TVGS dòm ngó. Tại thầy nhìn thấy bản vẽ của bạn "sáng tạo" thế nên hỏi xem tại sao bạn lại "sáng tạo" ra như vậy. | deptrainhatnha | |
| Tôi cũng làm thiết kế một thời gian, cũng tham khảo nhiều bản vẽ sàn của các đơn vị tư vấn có tiếng làm, nhưng chưa thấy trường hợp nào thế này cả. | fordthudo1 | |
| Bật mí với các bác là dân thi công...thường hay bố trí kiểu đó để tư vấn giám sát nhìn trông thép trông dày hơn để ăn cắp khoảng cách các thanh thép...đánh lừa con mắt thôi chứ có gì đâu. | thanhthanh | |
| đây nữa nè hì | Edwandhext | |
| So le kiểu này chưa gặp bao giờ! Chỉ so le thép trên (chịu mô men âm) chứ thép dưới phải kéo dài liên tục -> vì thép dưới chịu lực chủ yếu! | KennethOt | |
| Hình bác chụp rất đẹp, làm sao đánh lừa được TVGS cơ chứ? nhìn cái là biết chỗ nào thiếu ngay mà?> | Charlesquew | |
| thầy lộc hay hỏi những câu, mà không bít trả lời sao luôn??? tôi nghĩ là thế này... | deptrainhatnha | |
| đề nghị bác bỏ cá avatar đi, cứ làm tôi nhìn cái avatar mãi...híc. | Stephenon | |
| theo tôi nghĩ bố trí thép so le để giảm thiểu số điểm nối thép trên một mặt cắt tiết diện. Trước đây tôi toàn làm thế mà | sieunhangiambeo | |
| cho tôi hỏi các bác vậy chứ,bố trí song song với so le thép chịu lực có khác nhau o ?,theo tôi bố trí so le tốt về chống nứt bê tông ?nhưng về chịu lực thì sao ? ? ? | nguyentrungata | |
| Chịu lực không nỗi khi bố trí so le à. Bạn tính toán chi tiết cụ thể hay đó là cảm nhận vậy! | WeksizzySl | |
| tôi chỉ hỏi2 cách để có khác về cách chịu lực o?.nếu o .thì để so le cho nó ngầu... | hiepsitayto | |
| thường thì phần chịu lực của dầm và sàn kém nhất là ở các phần nối thép, giả sử tất cả các mối nối mà trùng nhau tại 1 mặt phẳng thì khi dầm hay sàn làm việc tại vị trí đó khi chịu mô men quá lớn sẽ gây ra nứt, gãy toàn bộ trên mặt phẳng đó, vì thế người ta đặt so le để tăng khả năng chịu lực cho vùng nối, giống như bạn nối 2 que đũa cùng 1 mặt phẳng vẫn bẽ dễ hơn là nối 2 cây so le nhau, vì có 1 cây nguyên nó chịu lực cùng mối nối kia , tôi nghĩ thế, có gì các bác góp ý | RaymondEr | |
| ở đây nói đặt thép sàn so le là. a 200, đăt so le lớp trên và dưới thì còn a100, chứ o phải nối thép so le. | BarbaraEr | |
| À, lớp dưới sàn làm việc nhiều hơn hay là chịu mô men lớn hơn nên cần đặt a dầy hơn lớp trên, lớp trên bạn muốn đặt a 100 cũng đc nhưng như thế thì tốn thép | Alvarogime | |
| ở đây tôi hỏi đặt 2 lớp xong xong và 2 lớp so le thì sơ đồ chịu lực có khác nhaú o .hay cũng vậy. | sukem13579 | |
| Thép âm và thép dương đặt so le nhau à? Tôi chưa thấy bản thiết kế nào làm vậy cả. Cái này không có tác dụng gì về mặt chịu lực cũng như thi công. Còn thép âm đặt so le nhau ( cắt 1/2 và 1/2 chạy suốt), 1/2 số thanh chạy suốt có tác dụng chính là phân phối tải trọng tập trung đều hơn lên sàn (VD các sàn có xây tường). Một số trường hợp, khi có sàn xây trên tường, dưới chân tường còn rải lớp thép fi6a300 có tác dụng tương tự. Ngoài ra còn để chịu những tác động bất thường khác. | profilmuoibon14 | |
| bạn xem hình up lên của bác Trantruongxd vàTrandinhninh, thì hiểu về cách để thép tôi hỏi?.có khác nhau về cách chịu lực o.? | hiepsitayto | |
| Các bạn đã học về sàn sườn toàn khối rồi còn gì. Cắt 1m bề rộng bản để tính cốt thép. Vậy chuyện so le với không so le thì có cần bàn nữa không. Chưa tiêu chuẩn hay yêu cầu cấu tạo nào đề cập hay nghiên cứu về vấn đề này. Vì...tôi cũng không biết nữa | Charlesquew | |
| về thép sàn trải vuông hay tréo thì chịu lực như nhau....còn thép đặt 2 lớp trên dưới x x hay so le thì?? chịu lực như nhau???? | michaelyork | |
| Tôi bảo rồi mà. Thằng trên hay thằng dưới làm hai nhiệm vụ khác nhau. Về bản chất ( như tôi được học ) thì cũng gói gọn trong 1 m bề rộng bản sản mà thôi. Chuyện so le hay không chưa có ai chứng minh là tốt hơn đặt không so le cả. Tôi đã bảo rồi mà. Cách ấy chỉ để đánh lừa con mắt nhìn trông thép dày hơn để ăn bớt khoảng cách thôi. Vì...ngày xưa tôi toàn làm vậy. Nhưng chưa có cái sàn nào bị nứt cả. Chắc đặt so le tốt hơn. Ăn may thế chứ. | casinomkw | |
| Tui nói về 2 loại thép khác nhau tất nhiên là sẽ khác nhau. Mẫu thuẫn gì đâu tiền bối > Thép âm và dương bố trí sole nhau ko có mục địch gì hết. Còn thép âm kéo dài bố trí sole với thép âm cắt ngắn để phân phối đều tải trọng. | SpencerJalf | |
| Hi, có vẻ loạn xị ngậu lên nhỉ. Chú Chương chỉ hỏi về thép âm và dương đặt so le nhau thôi, mà mọi người cứ nhảy vào cắt với chả xén, có ai cắt đâu mà bàn. Theo tôi bố trí thép trên và dưới so le chẳng ảnh hưởng nhiều đến tính toán hay chịu lực, vì khi tính thép dương các bác không kể thép âm vào, khi tính thép âm thì cũng vậy. Mà đã ko kể vào có nghĩa là có thể bỏ qua. Tôi nghĩ đặt thép âm và dương so le ở đây nhằm mục đích tăng chiều dày lớp bê tông làm việc lên tại mỗi tiết diện, tránh cho 2 lớp thép quá gần nhau, thực tế với những sàn mỏng 10, 12cm mà đặt 2 lớp thép thế này thì khoảng cách 2 lớp thép là rất gần. Bên ngoài không thấy đặt thép so le nhiều, có thể là do không quen. Hoặc nó không tốt (Cái này để bác khác ý kiến) P.S Nhân thể hỏi các bác, với nhà dân thì nên đặt thép 2 lớp hay đặt thép mũ? tại sao? (Theo thực tế các bác đã từng thi công hoặc xem thi công) | Renatosymn | |
| - Chính xác là bố trí so le trông thép sẽ dày hơn, tất nhiên là ko ăn bớt số thanh, tôi thường cho công nhân làm như vậy đối với các ô sàn nhỏ( sàn vs, hành lang, bản thang..), còn ô sàn lớn thì ko làm vậy vì nhìn ko đẹp và khó chống ngựa cho lớp trên | noithatchangson | |
| trong tính toán mổi lớp chịu lực khác nhau .tr. dưới, âm duơng giao ông thi công ,thì ổng trải 2 lớp xen kẻ(nhà dân đều làm thế nầy)cho chủ đầu tư thấy thép đặt khít.nhiều.Thế bác nào tính coi để kiểu nào Tốt.Dể. Hợp Lý.?? | Stephenon | |
| Chẳng cần phải tranh cãi nếu ta mở sách đồ án bê tông 1 ra, đến phần tính toán thép sàn thì nhìn vào bản vẽ thể hiện lý luận tính toán là biết ngay. | profillinkmuoimot11 | |
| Bố trí so le chỉ có hại mà không có lợi. (về mặt kinh tế), về kỹ thuật thì không vấn đề gì | muaxanh | |
| Các bác tranh luận rầm rộ thế! Theo tôi nghĩ, về mặt chịu lực thì bố trí so le hay không so le chẳng khác gì, miễn sao đủ số thanh thép là được. Tôi đồng ý với ý kiến của bác nào bên trên nói rằng để đánh lừa con mắt của TVGS. Nhưng không lừa được đâu! | Alvarogime | |
| Thứ nhất về việc bố trí trên bản vẽ mất thời gian hơn, thống kê mất thời gian hơn, nhìn bản vẽ rối hơn một chút thằng thi công cũng tức thằng thiết kế hơn thứ hai về mặt kinh tế anh tôi thiết kế không mất gì không được gì thứ ba về mắt kinh tế tốn kém công thợ bù vào tiền mấy m thép phi 8 hay phi 10 liệu có chênh nhiều không ( thợ bây giờ là 170k/1 công ) | tungch46 | |
| Thứ nhất mâu thuẩn với thứ hai .?1. Bố trí bản vẽ mất thời gian ,thống kê mất thờigian hơn.? anh tôi thiết kế o mất gì à ??? 2.Thứ ba tôi o hiểu, thép phi 8 ..phi 10 ???? | RobbertooWig | |
| Túm lại là dư thế lào đây các bác ơi. Bác nào bro vào giúp với nhỉ. Cái này tôi gặp nhiều. Toàn đặt so le cho nó đẹp (có vẻ dày hơn) Còn lại, tôi thấy ý kiến: Đảm bảo chiều dày của bê tông là hợp lý đấy. Sàn dày 12cm. 2 lớp D10, còn lại 10cm be tông, Khác với 11 cm bê tông. | Vimcentcow | |
| E nghĩ bố trí sole để loại bỏ xác xuất làm ẩu của mấy ông công nhân, đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 lớp cốt thép. | thanhvu | |
| hâm nóng cái topic nay lại tý đi mọi người ơi. sao cung chưa có ai đưa ra câu trả lời thõa đáng cả. | profiltam | |
| theo tôi bố trí sole nhìn vào sẻ thấy thép sàn dày hơn, dể thi công, 2 lớp thép ko trùng nhau tránh đè lên nhau và đổ bê tông đá dể lọt vào thép hơn. | DonaldMi | |
| tôi cũng đồng ý với ý kiến bố trí sole thì đảm bảo hơn khoảng hở giữa 2 lớp thép, còn khả năng chịu lực thì không ảnh hưởng gì vì h0 tính từ trọng tâm thép chịu kéo ra đến mép bê tông chịu nén mà, | Bernardmt | |
| Các sư huynh,em thấy bố trí như hình dưới tiết kiệm Thép lắm lắm nè. Sàn dày 200mm Thép mũ cắt 1/4 nhịp, không chạy suốt. Thép cấu tạo mũ chỉ có duy nhất 1 cây ở mút đầu thép mũ. Mấy Sư huynh cho tôi ý kiến với... > | Donaldsor | |
| không ai commet hết, buồn quá ah,... | GeorgeEr | |
| 1. Thép mũ cắt 1/4 nhịp ---> phình phường 2. Thép cấu tạo chỉ có 1 thanh ở đầu mút thép mũ ----> sai trong một số trường hợp | Stephenon | |
| Nhịp ô sàn: 7.3m x 10.2m Sàn tầng hầm, xe chạy rất nhiều, anh " trungql " nói rõ sai trong trường hợp nào được ko a? Cám ơn anh. | Freddievaw | |
| nếu chỉ có 1 thanh thép giá ở phía ngoài như hình bên trên thì khi đổ bê tông cốt thép rất khó ở đúng vị trí thiết kế. theo tiêu chuẩn thì đặt max là 3 thanh/ 1m dài. thường hay đặt phi 8 a200 - 250. | StevenKl | |
| "khi đổ bê tông cốt thép rất khó ở đúng vị trí thiết kế" Cám ơn anh anhvuong01 Thực tế thì bên Thi công vẫn đảm bảo được, dù khó hơn, nhưng không phải không làm được. Ý tôi là muốn mấy sư huynh phản biện xem, nếu như mấy sư huynh gặp thực tế như ctr em, thì ý kiến ra sao đó mà... | Enriquecem | |
| Thép gai nên có thể giảm nhưng nên thêm 1 thanh vào giữa mũ ( giữa sắt dầm và đầu mỏ ). Thực tế có đảm bảo : bắt công nhân phụt bê tông vào trước tạo chỗ đứng rồi mới dẫm lên không? Tổ đội bê tông thường cũng phải 10 người trở lên, và tỉ lệ thuận với số kĩ thuật hiện trường phải có mặt. | sukem13579 | |
| A nói rất có lý, Thi công thực tế mới thấy, Thanks "a various" | deptrainhatnha | |
| Lại tiết diệm mấy cây fi6 hả bác . TVGS có nghiệm thu cho không? | lightzar | |
| lúc tôi thi công công trình cao ốc vp siêu thị Huế số 4 đường hà nội ( gần vtv huế thì thép sàn bố trí hai lớp thép fi 12, lớp dưới và lớp trên bố trí ngược nhau. các bác thấy thế nào trong trường hợp nầy | hyutars | |
| Ô sàn dày mới bố trí 2 lớp, ô mỏng thì đặt theo mômen thôi 2 lớp làm gì. Bề dày sàn lớn , bê tông dày, đặt thép 2 lớp để tăng khã năng làm việc bê tông- cốt thép. Chống nứt, rung sàn. | tontai | |
| Đúng là rất tiết kiệm thép nhưng mà có đảm bảo được là công tác bảo dưỡng bê tông sẽ làm tốt để không nứt sàn khi sàn dày tới 200 còn chuyện phụt bê tông lên lấy chỗ đứng thì tôi nghĩ bên bơm người ta cũng không tốt đến mức ấy đâu | thuymo | |