Bố Trí Thép Trong đài Cọc? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây Dựng

Hỏi đáp / Thiết kế móng cọc
  • Bí quyết thiết kế shop đẹp cực hút khách!!
Bố trí thép trong đài cọc? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Bố trí thép trong đài cọc? Các Bác cho tôi hỏi: Trong bản vẽ thiết kế móng: thép đài móng theo phương cạnh dài nằm phía dưới, còn thép theo phương cạnh ngắn nằm trên (kích thước đài móng 2.1x0.7x0.7) Nhưng bên đơn vị thi công thi công ngược lại Mà toàn bộ cốt thép (đài móng, dầm dọc, dầm ngang công trình đã hoàn chỉ còn còn đợi đổ bê tông thôi. Bây giờ giám sát yêu cầu phải sửa lại đúng thiết kế. Vậy theo các Bác nếu đài móng không sửa lại thì có ảnh hưởng gì không? và như thế nào. Thanks Có 38 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Chiêm ngưỡng mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp khiến ai cũng phải ngoái nhìn!!
plantandzombi 1. Thép cạnh dài nằm dưới do thép đó tính toán mà có, còn cái thép cạnh ngắn đôi khi chỉ là bố trí theo yêu cầu về cấu tạo. 2. Đơn vị thi công làm ngược lại nghĩa là đã thi công sai so với bản vẽ 3. Có ảnh hưởng chứ, cứ sai so với thiết kế đã là ảnh hưởng rùi, sửa lại hay không thì còn phải xem độ nhượng bộ của bên giám sát với thi công ra sao , và phụ thuộc vào kinh nghiệm của đơn vị thi công Thân !
plantandzombi
EfrainKl . Thì tôi biết bên thi công sai nhưng tôi hỏi nếu không sửa lại thì công trình có ổn định không? Công trình này dạng nhà phố 3 tấm (có 3 tim cọc trong móng)
EfrainKl
greent ??? thép đài fi ?? Đài cao bao nhiều? -> dùng bài toán kiểm tra, có thép có chiều dày bảo vệ mới thì tính ra đủ hay ko biết liền.
greent
trytrytr tr453434 Thép theo phương cạnh dài là phương chịu lực chính trong đài. Mà phương chịu lực chính thì cốt thép đặt phía ngoài để tăng chiều cao làm việc ho. Đấy là đúng bài vở. Tuy nhiên nếu thiết kế bố trí nó vào phía trong thì cũng chỉ kết luận là chưa hợp lý chứ không phải là sai, vì nó giảm ho đi 1 tí xíu, thiên về thiếu an toàn 1 tí xíu. Bên thi công làm sai bản vẽ thiết kế là sai rồi, nhưng sai đến mức nào và khắc phục ra sao thì phần lớn dựa vào quan hệ và sự hợp tác giữa nhà thầu và TVGS
trytrytr tr453434
Happyspringla2007 cạnh dài làm việc nhiều hơn cạnh ngắn, momen sẽ lớn hơn do cánh tay đòn dài hơn, miễn thép phương dài đủ khả năng chịu lực là ok TVGS nắm quyền mà, sửa lại vừa đúng vừa dễ nghiệm thu sau này, có gì đỡ phiền phức sau này
Happyspringla2007
nongdan Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003
Luckyman
nongdan Em đang học năm 4 nhưng những gì được biết cũng to gan lớn mật phát biểu. Nói chung là khi thi công đặt như thế thì chiều cao làm việc ho giảm đi, nếu kiểm tra lại mà vẫn thỏa mãn thì đó chỉ còn là thỏa thuận giữa các bên, sao cho cả hai đều chấp nhận được như các bác đã nói
nongdan
profil7 Đôi khi máy móc hoặc là không biết thì cảm thấy sợ thôi, vấn đề đó cũng không quan trọng. Tính lại bao giờ chẳng đạt. Thiết kế khi tính toán cũng đã chọn số đẹp rồi... Anh tôi cứ yên tâm đi. Trong khi các hệ số an toàn cũng là tương đối rồi...Cảm thấy vẫn chưa yên tâm thì tính ra. Có mấy phép tính đơn giản thôi mà.
profil7
AnthonyGape 1 phát hiện mới rất thú vị
AnthonyGape
duancuacuon tôi thấy kích thước móng 2,1x0.7x0.7 thì tôi đoán móng này làm việc lệch tâm, sẽ có dầm móng liên kết 2 móng theo phương ngang nhà. Lúc này mà bạn bố trí thép cạnh ngắn nằm phía dưới là chưa chính xác. Bạn mô hình móng và dầm móng làm việc đồng thời sẽ rõ.
duancuacuon
StevenKl một kinh nghiệm để đời đi thi công
StevenKl
ngoctrinh đùng rồi!!! kinh ngiêm để đời
ngoctrinh
ClintomEa Cứ như thế này mà làm thôi.
ClintomEa
nongdan Chào diễn đàn, lâu lâu mới có dịp lên để tham khảo mọi người về kết cấu, phần vì kiến thức có hạn, phần vì lâu không đụng đến nên quên: Tôi có cái đài cọc như cái file tôi đính kèm, muốn hỏi các bạn: 1, trường hợp này có phải móng lệch tâm không? 2, cốt thép lớp trên (thanh số 3) có là thanh chịu lực không? Hay lớp dưới mới là thanh chịu lực 3, Sơ đồ tính của đài như thế nào, phải chăng cứ phải dùng safe mới cho kết quả chính xác ? Mọi người cho ý kiến nhé, tôi xin cảm ơn
nongdan
AlbertDOB Theo tôi thì : 1 . Trường hợp này là móng đứng tâm. 2 . Lớp thép dưới là thép chịu lực chính (thanh 1 ) vì chịu kéo. 3. Còn sơ đồ tính thì tôi cũng chịu . Mong các bác chỉ giáo !
AlbertDOB
duancuacuon 1. Tâm lực lệch tâm nhóm cọc - là lệch tâm. 2. Trường hợp này thì 3 và 4 đều phải chịu. 3. Đây như cái cục BTCT chứ có còn là đài nữa đâu, nên dùng soft có mô hình hóa dạng solid. Dạng Shell thì có lẽ không còn đúng. Cái này là cái bác đang thi công?
duancuacuon
thanhtruc sao lại đúng tâm được nhỉ? Cột lệch hẳn ra biên thế này. Chưa kể nếu cột đứng ở tâm mà cột có mô men thì vẫn móng vẫn chịu mô men uốn truyền từ trên xuống. Nội lực đầu cọc không đều nhau. Thanh 1,2,3,4 đều có thể chịu lực, tùy vào lực truyền xuống.
thanhtruc
trannguyen1602 3, 4 đều phải chịu nhưng là chịu một cái khác chứ không phải chịu kéo đâu bác nhỉ ?
trannguyen1602
Charlesquew Chính xác là móng này chịu tải lệch tâm. Như hình vẽ thì móng này có ai đó bốc thuốc chứ không tính toán thì phải? Làm gì có chuyện thép 2 phương, lớp trên, lớp dưới như nhau được? Theo ngu ý của tôi thì Thép số 2 là thép chịu lực chính, thép số 3,4 (thậm chí cả thép số 1 vì mômen theo phương kia quá bé) chỉ là thép cấu tạo
Charlesquew
greent 3, 4 làm việc như thế nào còn tùy nhiều vấn đề, có thể quan trọng, có thể cấu tạo, có thể không cần và có thể là rất quan trọng, thép 2 phương thì đúng đấy
greent
53caugiay Đề nghị anh trongtri nói rõ hơn được không? Nói rõ từng trường hợp luôn chứ nói như thế khó hiểu quá? Thép lớp dưới 2 phương là tôi đồng ý nhưng thép số 1 sẽ bé hơn thép số 2 (vì mô men bé hơn)
53caugiay
controlledpills Ai phán lệnh tâm hay đúng tâm đều không có cơ sở mặc dù nhìn qua thì có vẻ "giống" lệch tâm. Đúng như Cmengenie nói, khi tâm lực lệch với tâm nhóm cọc thì là lệch tâm. Nhưng tâm lực ở đây là chưa biết, do tâm lực-tâm của hợp lực toàn bộ tải trọng đặt lên nhóm cọc là chưa xác định. Các tải trọng đặt lên nhóm cọc bao gồm lực dọc tại chân cột, moment tại chân cột, moment phát sinh do chênh khối lượng đất ở 2 bên đài...v.v. Hợp lực đặt tại tâm nhóm lực là một lực thẳng đứng, như vậy phải dời điểm đặt lực sao cho triệt tiêu được moment. Trong trường hợp này tâm lực không phải là ở chân cột nữa, vì cột nào mà chả có moment, chưa kể các loại moment phát sinh khác. Về phương pháp tính toán theo tôi có thể áp dụng mô hình giàn ảo mà GS Vũ Công Ngữ có hướng dẫn trong 1 tài liệu chuyên môn.
controlledpills
AlbertDOB Khi dùng phương pháp dàn ảo thì nên thận trọng vì phương pháp này áp dụng với trường hợp khi đã phán đoán khá tốt các trường ứng suất trong vật liệu, từ đó mô hình hóa thanh liên kết mới đúng được.
AlbertDOB
Philipboxy đây là phưong pháp dựa trên nhiều thực nghiệm và thí nghiệm cộng thêm vài nguyên lí tính toán nữa và khi tính toán người ta rút ra cho cái đài cọc này + thép số 1,2 chịu kéo + thép số 3,4 tùy tải trọng, tùy chiều cao vùng nén và độ cứng nút tại đó để bố trí hợp lí nhưng nó chịu nén chứ không chịu kéo
Philipboxy
tontai 1. Chân cột và 2 dầm cùng phương cùng đặt lệch tâm với đường trục 2 cọc->khả năng móng lệch tâm và có thể được cân bằng bởi dầm vuông góc. 3. Sơ đồ tính có thể coi đài như dầm liên tục với 2 dầm cùng phương và dầm vuông góc sẽ đóng vai trò quan trọng là cân bằng lệch tâm trong đài cọc. 2. =>Đặt thép cấu tạo kiểu này là bốc... chứ không phải bốc thuốc. Nếu bốc thuốc theo "ông già lười" nên là: Thanh số 1 và thanh số 3 là 1 đai đóng kín và đặt ngoài cùng, đai này sẽ chịu cắt, uốn-liên tục thép với dầm vuông góc và xoắn do hệ quả của lêch tâm. Thanh số 4 chịu kéo do mômen âm liên tục với dầm cùng phương, thanh số 2 chịu mômen do tải trọng đứng của cột (thanh kéo trong sơ đồ dàn ảo). Cả 3 (4) thanh đều cùng tham gia chịu lực chính và phụ (phân phối cho nhau)... tùy theo yêu cầu "bệnh" nặng hay nhẹ mà bốc cho sướng tay còn hơn là cân tiểu ly mà đặt sai thì nguy hiểm chết người
tontai
truongtiengka Phương pháp thực nghiệm mà bác nói là gì thế? bác đã làm thực chưa? nguyên lý tính toán nào? e thấy cột này đặt lệch hẳn về một bên thì thanh số 3 kiểu gì cũng là chịu lực.
truongtiengka
trangyu lan Uh, vụ thí nghiệm cũng sorry bác luôn, chủ nhà họ cũng không yêu cầu thành ra cũng k làm. Dù sao cũng thanks bác vì đã quan tâm
trangyu lan
profilmuoisau16 Cái này không phải là tôi làm, Bác Nguyễn Đình Cống làm hay giáo sư Nguyễn Việt Trung làm mà là các giáo sư đầu ngành của nước ngoài họ làm và họ đem ra giả thuyết phá hoại, rồi họ thí ngiệm kiểm chứng và xem thực tế rất nhiều công trình từ đó họ đem ra thuyết tính toán cho từng cấu kiện cụ thể. Mà tôi hỏi bạn đã bao giờ nắm nguyên lí này chưa sao hổi tôi câu hỏi ấy nhỉ ? Nếu bạn biết rõ rất vui lòng cùng trao đổi thảo luận về phương pháp tính, các nguyên lí.... - còn về dạng đài cọc này nếu công trình bé người ta cho cả hệ đài cọc, cọc và dầm móng vào Safe và tính toán ( nhưng cái Safe này thì có nhiều vấn đề trong đó cần giải quyết ) - cọc có sức tải lớn, công trình quan trọng thì nên tính bằng một chương trình khác, bởi vì khi này thép đài cọc sẽ bố trí khác với kết cấu tôi thường làm . Cái tôi làm là nguyên lí Becnuli ( bố trí thép cho vùng beam) còn cái đài cọc nó làm việc không theo nguyên lí này nữa. Nếu bạn thấy có điều gì chưa rõ hay tôi sai chỗ nào tôi rất mong được chỉ bảo ( nhưng đừng đánh đó vì tôi không biết giải đố)
profilmuoisau16
KennethOt hok hiểu nhưng có logic
KennethOt
chongthambamien.vn Trích:
Chào diễn đàn, lâu lâu mới có dịp lên để tham khảo mọi người về kết cấu, phần vì kiến thức có hạn, phần vì lâu không đụng đến nên quên: Tôi có cái đài cọc như cái file tôi đính kèm, muốn hỏi các bạn: 1, trường hợp này có phải móng lệch tâm không? 2, cốt thép lớp trên (thanh số 3) có là thanh chịu lực không? Hay lớp dưới mới là thanh chịu lực 3, Sơ đồ tính của đài như thế nào, phải chăng cứ phải dùng safe mới cho kết quả chính xác ? Mọi người cho ý kiến nhé, tôi xin cảm ơn
Theo tôi nghĩ trước hết nhìn vào dầm gánh nằm ngang. Mục đích là để gánh cột đang lệch tâm với 2 cọc theo phương ngang. Dầm này tựa lên cái dầm khác chính là đài cọc. Dầm ngang tính như thanh console, gọi khoảng cách tâm cột đến tâm cọc là a (khoảng 300mm), N là lực dọc thì dầm ngang chịu momen là M=Na+Mc, Mc là momen chân cột trong mặt phẳng dầm ngang. Do đó thanh số 3 không chịu lực. Momen chiều kia phân thành ngẫu lực tác dụng lên cọc cho nên thanh số 4 không chịu lực. Đài cọc chịu lực N, thanh 2 chịu lực, thanh 1 không chịu lực
chongthambamien.vn
thanhtruc Có thể tính theo sơ đồ thanh 3 chịu lực M nhưng rồi nó phải truyền vào dầm ngang nên dầm ngang phải đủ để chịu M. Vì vậy nếu xem thanh 3 chịu lực thì phải bớt thép phần dầm ngang xuyên qua đài. Vì phải bảo đảm độ neo nên việc bớt này không hiệu quả. Thành ra thanh số 3 không chịu lực
thanhtruc
thanhthuonghm Trên bản vẽ có đúng 1 thanh không chịu lực đó là thanh số 4. Bố trí cấu tạo d10a200 thôi. Còn các thanh còn lại đều chịu lực cả. Theo bản vẽ thì thanh số 2 chịu lực nhiều hơn thanh số 1 nên nằm dưới. Còn thép trên thì bố trí ngược lại.
thanhthuonghm
tandc128 Dầm gánh cũng không gánh hết được mô men lệch tâm bạn à. Bạn mô hình sơ đồ trong safe thì đài vẫn chịu cái mô men đó nữa. Nên cái thép số 3 vẫn chịu lực.
tandc128
casinomkw các bạn thừơng thiết kế đài cọc, cho tôi hỏi thép cấu tạo theo chu vi đài cọc tính theo tài liệu nào? chỉ dùm tôi
casinomkw
plantandzombi Nó là cấu tạo thì là cấu tạo nên nó gọi là thép cấu tạo mà đã là thép cấu tạo thì tính theo cấu tạo tức bố trí theo cấu tạo mà đã theo cấu tạo thì không cần tính toán chỉ đặt theo cấu tạo
plantandzombi
MichaelKet Tính toán làm gì sửa lại cho đúng tk vì còn chụp ảnh lưu hồ sơ phần bị che lấp mà
MichaelKet

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:

Cọc bê tông cốt thép DƯL (có 40 câu trả lời)
Công thức tính lún cho móng cọc? (có 27 câu trả lời)
Cách tính toán xuyên thủng móng cọc (có 60 câu trả lời)
Cách đọc Chỉ Số đồng Hồ Của Máy ép Cọc (có 18 câu trả lời)
Thi công cọc xiên? (có 26 câu trả lời)
Ống siêu âm? (có 21 câu trả lời)
Gia cố dầm móng thế nào cho đúng? HELP (có 20 câu trả lời)
PDA: Năng lượng va đập (có 31 câu trả lời)
Nén tĩnh cọc khoan nhồi D300, D400 (có 23 câu trả lời)
Độ chôn sâu của hố pit thang máy? (có 15 câu trả lời)
Sơ đồ tính thép đài cọc (có 56 câu trả lời)
Cọc khoan nhồi D1200, SCT 1000 tấn (có 49 câu trả lời)
Khái niệm & tác dụng của Khối Móng Quy Ước? (có 48 câu trả lời)
Sức chịu tải của cọc vít AIT? (có 29 câu trả lời)
các bác tư vấn giúp em (có 6 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ hỏi về vị trí đặt neo để thi công cọc ép sau (có 5 câu trả lời)
Kiểm tra áp lực cọc trong đài, trường hợp tâm hệ cọc không trùng tâm cột. (có 14 câu trả lời)
Ðề: chọn chiều sâu chôn đài (có 13 câu trả lời)
móng cọc khoan nhồi (có 11 câu trả lời)
Hỏi gấp! Khe lún cho móng cọc, có cần thiết? (có 5 câu trả lời)
Cho hỏi cách TK móng cọc dưới vách cứng (có 8 câu trả lời)
Hỏi sức chịu tải của cọc nhồi có phụ thuộc chiều sâu ngàm vào đá (có 9 câu trả lời)
Cách tính sức kháng cắt không thoát nước trung bình (có 10 câu trả lời)
Cách tính toán Thép trong cọc khoan nhồi. (có 8 câu trả lời)
BÊ TÔNG CỌC M80v TCVN 3118-93 là gì ? (có 6 câu trả lời)
được phép tăng 20% sct của cọc (có 11 câu trả lời)
Tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế (có 19 câu trả lời)
Ống siêu âm trong cọc khoan nhồi? (có 24 câu trả lời)
Tiêu chuẩn Snip 2.02.03.85 Nga về Móng cọc (có 11 câu trả lời)
Chiều dài cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý (có 5 câu trả lời)
Cọc ly tâm? (có 34 câu trả lời)
Chỉ dẫn Cho hỏi cách TK dầm móng theo TCXDVN375:2006 (Eurocode 8)! (có 78 câu trả lời)
Bơm vữa bít ống siêu âm cọc khoan nhồi? (có 16 câu trả lời)
Phương pháp tính toán và thiết kế cọc khoan nhồi? (có 53 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ ý kiến về móng cọc nhà 5 tầng (có 16 câu trả lời)
TT TK móng cọc, mỗi đài có 1 hoặc 2 cọc đỡ cột? (có 45 câu trả lời)
Allowable axial load or Material axial load? (có 6 câu trả lời)
Tải trọng tiêu chuẩn phân phối lên cọc? (có 6 câu trả lời)
Móng cọc đóng, ép hay khoan nhồi (có 39 câu trả lời)
Gia cường móng cọc (có 9 câu trả lời)
Sự cố khi thi công và thiết kế cọc ép-lỗi do ai? (có 11 câu trả lời)
Cắt cọc bê tông ly tâm UST? (có 57 câu trả lời)
Ép cọc như thế nào là đúng (có 9 câu trả lời)
Cho hỏi kết cấu móng này (có 8 câu trả lời)
PIT cọc khi đã có đài (có 22 câu trả lời)
Về máy ép cọc thủy lực 2 xi lanh. (có 8 câu trả lời)
Hướng tới thiết kế đài móng tối ưu (có 17 câu trả lời)
Quan niệm lấy tổ hợp Tiêu chuẩn tính số lượng cọc ! (có 8 câu trả lời)
Độ mảnh của cọc và cốt thép cọc? (có 8 câu trả lời)
xử lí đầu cọc khi cốt cắt đầu cọc thấp (có 9 câu trả lời)
... Xem thêm

CÁC BÀI GẦN ĐÂY

Mặt tiền nhà phố 5m

Mặt tiền nhà phố 5m

Thiết kế nhà Hải Phòng

Thiết kế nhà Hải Phòng

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Báo giá xây nhà trọn gói

Báo giá xây nhà trọn gói

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

KHUYẾN MẠI HOT

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển mặt tiền 5m ⭐ Đơn giá Xây trọn gói ⭐ Miễn phí Thiết kế nhà ⭐ Thiết kế nội thất
Kiến trúc nhà đẹp
"Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng Hotline: KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666 KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88 KTS. Mr.Thành 0912.308.118 Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/
back to top

Từ khóa » Thép đài Móng Cạnh Nào Nằm Dưới