Bộ Tư Pháp Trả Lời Kiến Nghị Cử Tri Hà Tĩnh Về đề Nghị Sửa đổi, Bổ Sung ...
Có thể bạn quan tâm
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh khoá XIV
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV, cử tri tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự theo hướng quy định thêm những hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân.
Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm các hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Người thực hiện hành vi này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định, hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị xử: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng”. Ngoài bị xử phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Về chính sách hình sự, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 332 để xử lý hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, mà trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cho rằng việc xem xét quy định là tội phạm đối với một hành vi cần được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các chế tài hiện có xử lý đối với hành vi đó. Do đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, đề xuất sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng bổ sung hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để xử lý hình sự cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành./.
Từ khóa » Theo điều 332 Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Trốn Nghĩa Vụ Quân Sự Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Tội Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự (điều 332) - Luật Hoàng Sa
-
Khó Khăn, Vướng Mắc Khi áp Dụng Điều 332 BLHS Năm 2015
-
Tội Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự Theo Quy định Bộ Luật Hình Sự
-
Điều 332 Bộ Luật Hình Sự Quy định Tội Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự
-
Điều 332 Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Vướng Mắc, Bất Cập Tội 'Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự' - Tạp Chí Luật Sư
-
Bàn Về Tội Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự - Tạp Chí Kiểm Sát
-
Tội Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự - Điều 332 BLHS 2015
-
Tội Trốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự Theo Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Tội Chốn Tránh Nghĩa Vụ Quân Sự - Luật LawKey
-
Hạn Chế, Bất Cập Trong Xử Lý Các Trường Hợp Vi Phạm Pháp Luật Về ...
-
Hoàn Thiện Các Quy định Của Pháp Luật Về Xử Phạt Vi Phạm Hành ...