Bỏ Túi Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Bầu Biển Dễ Không Tưởng
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều mô hình nuôi vịt mới phát triển phong phú ở nước ta, trong đó có mô hình chăn nuôi vịt bầu biển.
Vịt bầu biển là giống vịt được lai tạo với những đặc tính vô cùng thích hợp cho việc chăn nuôi ở môi trường có độ mặn cao. Chính vì vậy mà có thể nói, lĩnh hội được kinh nghiệm chăn nuôi vịt bầu biển là tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho bà con vùng duyên hải ven biển nâng cao hiệu quả kinh tế của mình.
Nội dung chính
Giai đoạn nuôi vịt bầu biển con (từ 1 – 56 ngày tuổi)
Nhiệt độ chuồng nuôi
Trước khi nuôi vịt bầu biển, bà con phải sưởi ấm chuồng bằng bóng điện hay chụp sưởi. Nếu không, bà con có thể tận dụng sưởi ấm cho vịt bầu biển bằng đèn toạ đăng, nước nóng, bếp trấu, bếp than nhưng lưu ý không để khói và khí than vào chuồng úm.
Yêu cầu nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn vịt 1 đến 3 ngày tuổi phải đạt 28 đến 32 độ C. Từ ngày tuổi thứ 4 trở đi giảm nhiệt độ đi mỗi ngày 10 độ C cho tới khi đạt 25 độ C.
Trong quá trình nuôi vịt bầu biển mà quan sát những hiện tượng bất thường sau ở đàn vịt để biết rằng chúng đang có vấn đề về nhiệt độ:
Khi đàn vịt bầu biển tản ra xa nguồn nhiệt, há mỏ thở nhiều chứng tỏ nhiệt độ trong chuồng quá cao.
Khi đàn vịt con quây lại quanh khu vực có nguồn nhiệt rồi nằm chồng đống lên nhau thì chứng tỏ nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp.
Khi đàn vịt con nằm chụm lại một chỗ về một phía quây hoặc một phía chuồng là biểu hiện chuồng nuôi bị gió lùa.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm thích hợp khi nuôi vịt bầu biển con là 60 đến 70%. Cần giữ cho độ ẩm không quá cao bởi vì nếu vậy nền chuồng ướt sẽ làm cho vịt con dễ nhiễm bệnh.
Khi độ ẩm cao, thời tiết nắng nóng, trời nổi gió nồm, bà con cần dãn mật độ nuôi vịt đồng thời cần cho thêm chất độn chuồng khô để giữ ấm chân cho vịt và sạch lông.
Chăm sóc và nuôi dưỡng
Sau khi nở, vịt bầu con khô lông cần cho ăn uống càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu cho ăn uống muộn thì dễ dẫn đến cứng hàm, làm hao hụt tỷ lệ tuần đầu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt.
Trộn thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm với thức ăn giàu đạm cho vịt ăn. Sau đó 2 tuần là có thể cho vịt ăn thóc luộc, tấm, ngô, cám gạo, bột cá nhạt, bột máu, bột đầu tôm, premix vitamin, khoáng.
Trước khi cho vịt bầu biển ăn phải dọn sạch máng, quét bỏ những thức ăn thừa, mốc, thối cho vịt ăn nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi làm ô nhiễm môi trường sống. Những con nhỏ thì nên cho ăn riêng.
Trong quá trình nuôi vịt bầu biển, hàng ngày, bà con nhớ phải bổ sung chất độn chuồng cho vịt bằng trấu, phoi bào, cỏ khô, rơm rạ. Cần không ngừng theo dõi sức khoẻ của đàn vịt bầu biển, cần phải loại ra khỏi đàn những con vịt ốm yếu và kém ăn để có biện pháp xử lý kịp thời.
Giai đoạn nuôi vịt bầu biển hậu bị (khoảng 9 tuần tuổi trước khi bắt đầu đẻ)
Nuôi vịt bầu biển cần chú ý chế độ chiếu sáng cho chúng
Giai đoạn từ 9 tuần đến trước khi vịt đẻ 5 tuần có thể để đàn vịt tận hưởng ánh sáng tự nhiên. Sau đó tăng dần thời gian chiếu sáng cho vịt như sau:
Trước khi đẻ 4 đến 5 tuần, tăng chiếu sáng 12 giờ/ngày. Sau đó mỗi tuần lại tăng thêm 1 giờ cho tới khi đạt mức thời gian chiếu sáng là 16 đến 18 giờ/ngày.
Chăm sóc, nuôi đàn vịt bầu biển giai đoạn sắp sinh
Hạn chế về cả số lượng và chất lượng thức ăn. Cho đàn vịt ăn đồng đều để cân bằng năng suất sinh sản cao đều cho đàn vịt. Trường hợp bà con muốn cho vịt ăn thêm rau xanh thì nên cho ăn sau khi ăn thức ăn tinh.
Những con vịt to hay nhỏ quá thì nên nhốt riêng và bố trí ăn riêng. Trước khi kết thúc giai đoạn nuôi vịt bầu biển hậu bị 2 tuần, tiến hành chọn lọc thông qua ngoại hình và tiêu chuẩn khối lượng để đưa những con đạt tiêu chuẩn giống vào sinh sản.
Giai đoạn vịt bầu biển sinh sản
Điều kiện khí hậu
Có một điều bà con phải lưu nhớ trong quá trình nuôi vịt bầu biển, đó là nhiệt độ thích hợp nhất đối với vịt đẻ là 16 đến 26 độ C và độ ẩm từ 60 đến 70%. Lưu ý luôn đảm bảo chuồng nuôi và ổ đẻ phải khô ráo và sạch sẽ.
Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
Trong suốt giai đoạn nuôi vịt bầu biển đẻ bà con nên chiếu sáng mỗi ngày từ 16 đến 18 giờ để đảm bảo năng suất trứng không bị giảm sút. Cường độ chiếu sáng là 5 W trên 1 mét vuông.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Khi nuôi vịt bầu biển, cần bổ thức ăn nhiều lần trong ngày (2 đến 3 lần) cho những con vịt bầu biển sắp đẻ để thức ăn không bị tồn đọng ở máng ăn. Thức ăn phải luôn đảm bảo chất lượng. Máng ăn đặt trong chuồng nuôi để tránh mưa và sương làm mốc thức ăn.
Hạn chế tác động mạnh về ánh sáng, âm thanh cũng như những tác động bất thường khác đến đàn vịt bầu biển sinh sản để giảm thiểu hoàn toàn hiện tượng đẻ non và đẻ trứng hai lòng.
Nuôi vịt bầu biển trong thời kỳ sinh sản cần chú ý chăm sóc sức khỏe của chúng
Mỗi buổi sáng, bà con tiến hành kiểm tra sức khỏe đàn vịt bầu biển, nếu phát hiện thấy sự thay đổi khác thường, phải đem cách ly và thông báo ngay cho cán bộ khuyến nông và thú y để xử lý.
Trong giai đoạn nuôi vịt bầu biển sinh sản, cần loại những con rụng lông ống ở cánh và đuôi vì những con vịt đó khi sinh sản sẽ cho năng suất trứng rất thấp.
Hy vọng với những kỹ thuật từ A đến Z chúng tôi vừa cung cấp, bà con có thể phát triển mô hình kinh doanh nuôi vịt bầu biển và đem lại giá trị cao. Chúc bà con thành công!
Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở Vịt bà con nên nắm kỹ
Từ khóa » Vịt Bầu Biển
-
Vịt Bầu Biển - TRẠI GIỐNG GIA CẦM ĐẠI XUYÊN
-
GIỐNG VỊT BIỂN VÀ KỸ THUẬT NUÔI VỊT BIỂN
-
Vịt Biển đại Xuyên - Con Giống Lương Tâm
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Biển - Trại Giống Thu Hà
-
Nuôi Vịt Biển Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày | VTC16 - YouTube
-
Vịt Biển
-
Vịt Bầu Biển Và Kỹ Thuật Chăn Nuôi Năng Suất Cao - DagaCampuchia ...
-
Vịt Bầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI VỊT BIỂN THƯƠNG PHẨM (Vịt Đại ...
-
Top 14 Giống Vịt Bầu Biển 2022
-
Nuôi Vịt Bầu Cổ Xanh, Cánh Xám Thu Hàng Chục Triệu đồng Mỗi Tháng
-
Nuôi Vịt Biển Hướng Phát Triển Kinh Tế ở Vùng Nước Mặn Kim Sơn