Bỏ Túi Lưu ý Khi Thực Hiện Phương Pháp Chụp CT Cổ | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Chẩn đoán hình ảnh
Bỏ túi lưu ý khi thực hiện phương pháp chụp CT cổ 30/05/2022 - 15:49 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKITrịnh Minh Hương
Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh1900 55 88 92Đặt lịch khámChụp CT cổ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được thực hiện nhằm chụp lại hình ảnh chi tiết của vùng cột sống cổ. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này một cách an toàn, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây
1. Thế nào là chụp CT cổ?
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cho vùng cổ là phương pháp được tiến hành dựa trên sự kết hợp của kỹ thuật chụp X-quang và máy vi tính nhằm giúp chụp lại những hình ảnh chi tiết của vùng cột sống cổ.
Cột sống cổ của con người bao gồm 7 đốt sống đầu tiên và cũng là phần cao nhất của cột sống. Dựa vào các hình ảnh thu được, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện ra những bất thường, tổn thương do nguyên nhân chấn thương hoặc các bệnh lý xảy ra ở vùng cột sống cổ (nếu có) để từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
2. Trường hợp nào nên chụp CT vùng cổ
Do quá trình chụp cắt lớp vi tính thường diễn ra trong thời gian ngắn và cho ra kết quả nhanh nên phương pháp thường được áp dụng trong các tình huống để cấp cứu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT cổ để giúp:
– Phát hiện dị tật cột sống cổ bẩm sinh với trẻ nhỏ.
– Phát hiện các tổn thương cột sống cổ với những bệnh nhân chống chỉ định thực hiện chụp MRI.
– Phát hiện các tổn thương ở phần cột sống trên.
– Phát hiện tình trạng bệnh nhân có bị gãy xương hay không.
– Phát hiện ung thư hoặc các khối u xương.
– Phát hiện các tổn thương gây chèn ép vùng cột sống cổ.
3. Quá trình chụp CT vùng cổ như thế nào?
Máy chụp cắt lớp vi tính CT sẽ được gắn liền với một bàn chụp và bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên yêu cầu nằm trên bàn chụp đó.
Khi bắt đầu quá trình chụp, bàn chụp sẽ di chuyển và đưa cơ thể người bệnh vào phía bên trong máy chụp để các đầu dò có thể chiếu tia X-quang xung quanh của vùng cần chụp. Thông thường, các loại máy hiện đại ngày nay sẽ thực hiện việc chụp liên tục.
Hình ảnh thu được sau đó sẽ hiển thị trên máy tính dưới dạng từng lát cắt của cơ thể hoặc còn gọi là ảnh chụp cắt lớp. Những hình ảnh này có thể được bác sĩ quan sát trực tiếp trên máy tính và lưu giữ hoặc in ra phim cho bệnh nhân. Dựa trên những lát cắt này, máy tính cũng dựng được hình ảnh 3 chiều của vùng cột sống.
Trong quá trình chụp, người bệnh cần giữ nguyên tư thế để tránh làm rung và mờ ảnh. Đồng thời, khi chụp tốt nhất, bệnh nhân nên nín thở vài giây. Thông thường, quá trình chụp CT sẽ diễn ra trong khoảng từ 5 – 15 phút.
4. Một số lưu ý khi tiến hành chụp CT vùng cổ
4.1. Trước khi chụp CT cổ
Căn cứ vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc xem có cần sử dụng thuốc cản quang hay không. Vì vậy, nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc bị dị ứng với thuốc cản quang thì cần thông báo trước với bác sĩ. Tuy là trường hợp hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang và dẫn tới phản ứng nguy hiểm.
Ngoài ra, để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả chụp, người bệnh cần phải tháo bỏ hết các vật dụng kim loại trên cơ thể như: đồ trang sức, kính, máy trợ thính, hoặc điện thoại,…
Bên cạnh đó, cân nặng cũng là vấn đề cần lưu ý, bởi một số loại máy chụp sẽ có giới hạn về cân nặng của người bệnh. Do đó, nếu cân nặng của bạn trên 100kg thì nên thông báo với bác sĩ. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc chụp cắt lớp vi tính CT bởi có thể gây ảnh hưởng không tốt tớithai nhi. Thai phụ chỉ nên thực hiện chụp nếu thật sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ thăm khám.
4.2. Sau khi chụp CT cổ
Quá trình chụp cắt lớp vi tính CT diễn ra tương đối nhanh và không xâm lấn. Vì vậy, sau khi hoàn tất, người bệnh có thể quay trở lại cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Trường hợp có sử dụng thuốc cản quang thì người bệnh nên uống nhiều nước để có thể đào thải hết thuốc cản quang khỏi cơ thể thông qua đường tiểu.
Thông thường trong khoảng 48 tiếng kể từ lúc chụp cắt lớp vi tính CT xong sẽ có kết quả. Tùy thuộc vào kết quả thu được mà bác sĩ sẽ đánh giá và xem xét bệnh nhân có cần làm thêm các phương pháp chẩn đoán khác hay không.
Nếu kết quả chụp CT cổ bình thường có nghĩa là bệnh nhân không có bất kỳ tổn thương nào ở vùng cổ. Ngược lại, nếu kết quả bất thường có thể là bệnh nhân đang gặp các vấn đề về xương, khớp, hoặc dị tật bẩm sinh cột sống cổ,…
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang trang bị hệ thống máy chụp CT hiện đại có khả năng hỗ trợ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng các bệnh lý trong cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được đưa vào các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thăm khám của người dân.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn một số lưu ý khi tiến hành chụp CT cổ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trước khi chụp CT, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết và chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: chụp cắt lớp vi tínhBài viết liên quanĐiều cần biết khi thực hiện phương pháp chụp CT cắt lớp
Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp thường được áp dụng với những trường hợp bệnh khẩn...
Phương pháp chụp CT bụng có thể phát hiện những bệnh lý nào?
Chụp CT bụng là một trong số các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong...
Chụp CT răng: Ưu, nhược điểm và những lưu ý khi thực hiện
Chụp cắt lớp vi tính răng là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh cực kì hiện đại và...
Chụp cắt lớp vi tính CT Scan là gì?
Cho đến nay, qua thực tế ứng dụng, chụp cắt lớp vi tính đã và đang khẳng định...
Ưu và nhược điểm của chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp
Chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính là 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh...
Chụp CT mất bao lâu? Kết quả chụp có ngay trong ngày không
Chụp cắt lớp vi tính (hay còn gọi là chụp CT) là phương pháp khảo sát hiện đại...
Chụp CT và MRI có gì khác nhau?
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Cần lưu ý gì trước khi nội soi dạ dày?
Đo chức năng hô hấp có ý nghĩa gì?
Siêu âm tim phát hiện các bệnh lý nào?
Chụp cộng hưởng từ được chỉ định ở trường hợp nào?
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại mang…Từ A – Z thông tin về máy chụp MRI
Máy chụp MRI hay còn được gọi là máy chụp cộng hưởng từ MRI, là một trong những…Nhóm người cần sớm thực hiện nội soi đại tràng tầm soát ung thư
Các chuyên gia y tế đánh giá ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến,…Lưu ý khi thực hiện chụp cắt lớp ổ bụng
Chụp cắt lớp ổ bụng hay còn gọi là chụp CT ổ bụng là kĩ thuật chẩn đoán…Đối tượng nên chụp cộng hưởng từ toàn thân
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới nhất giúp phát hiện các dấu…3 Điều cần biết về phương pháp nội soi phế quản
Nội soi phế quản là một trong những phương pháp quan trọng trong việc giúp hỗ trợ, chẩn…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Ct Scan Vùng Cổ
-
Cần Lưu ý Gì Trước Và Sau Khi Chụp CT Vùng Cổ? | Vinmec
-
Bệnh Nhân Cần Lưu ý Gì Trước Và Sau Khi Chụp CT Vùng Cổ? | Medlatec
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính (chụp CT): Quy Trình, ưu Và Nhược điểm
-
CT Cột Sống Cổ - Hello Bacsi
-
Top 14 Ct Scan Vùng Cổ
-
CHỤP CT VÀ MRI ĐỂ LÀM GÌ?
-
CT Scan Và MRI | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH (CT Scanner) | Bệnh Viện
-
KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÙNG THANH QUẢN VÀ HẠ ...
-
Quy Trình Kỹ Thuật Chup Cắt Lớp Vi Tính (CT Scan) Tại Bệnh Viện Quân ...
-
Khi Nào Cần Chụp CT Scan (cắt Lớp Vi Tính)?
-
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH - Bệnh Viện Ung Bướu Đà Nẵng
-
[PDF] Giải Phẫu Cắt Lớp CT-MRI Tiếng Việt, Full Bộ 3 Cuốn