Bỏ Túi Mọi Thông Tin Cần Ghi Nhớ Nhất Về Bệnh Bại Liệt | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân gây ra bệnh và triệu chứng gặp phải ở người bị bại liệt
1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh bại liệt
Virus Polio - tác nhân gây ra bại liệt
Bại liệt là bệnh gây ra bởi virus Polio, lây truyền cấp tính theo đường tiêu hóa và hô hấp để tạo thành dịch trong cộng đồng. Virus này có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, sốt, táo bón,... khiến người bệnh bị viêm phổi, suy dinh dưỡng, teo cơ, khó thở, cơ hô hấp bị liệt và tử vong.
Virus polio có thể lây lan khi người bình thường tiếp xúc với thức ăn hoặc nước có nhiễm phân của người bệnh. Đây là tình trạng này thường thấy ở những nơi có hệ thống thoát nước không tốt. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trực tiếp với người vừa dùng vacxin bại liệt đường uống hay người mang virus thì cũng có thể mắc bệnh.
Theo đó, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh bại liệt khi:
- Đưa một vật nào đó có dính phân của người mang mầm bệnh lên miệng hoặc dính phân của người bệnh trên tay rồi đưa tay vào trong miệng.
- Ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước có chứa phân của người nhiễm bệnh.
- Hít phải giọt bắn tiết ra từ người bị bại liệt khi họ hắt hơi, ho.
Nói chung, chỉ cần virus bại liệt đã có mặt ở trong cơ thể thì nó đã có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác. Bệnh lý này tuy chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng cũng có khả năng gây bệnh ở người lớn chưa được tiêm hoặc uống vacxin phòng bại liệt.
Con đường lây nhiễm bệnh bại liệt
Các yếu tố được xem là tăng nguy cơ bị bại liệt là:
- Đi du lịch đến nơi có dịch bại liệt hay vùng có sự tồn tại của virus polio.
- Chung sống với người có mầm bệnh trong cơ thể.
- Bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Đã từng cắt amidan.
- Tham gia hoạt động với cường độ nặng hoặc bị stress kéo dài sau đó tiếp xúc với virus bại liệt khiến cho sức đề kháng bị suy giảm.
1.2. Triệu chứng thường gặp ở người bị bại liệt
Tùy thuộc vào thể bệnh mà triệu chứng ở người bại liệt sẽ không giống nhau:
- Thể nhẹ: người bệnh có các triệu chứng tương đối giống với khi mắc bệnh nhiễm trùng do virus như: đau đầu, sốt cao, cổ họng đau rát, mất ngủ, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đây là thể có khả năng hồi phục sau khoảng vài ngày.
- Thể không liệt (viêm màng não vô khuẩn): thường khiến cho chức năng tâm thần bị thay đổi, người bệnh bị cứng cổ, đau đầu.
- Thể liệt: sốt, đau đầu, lưng và cổ cứng, nhạy cảm khi ai đó chạm vào người, táo bón,... là những triệu chứng thường gặp ở người bị bại liệt thể này. Theo thời gian, người bệnh dần đánh mất khả năng vận động và cảm giác ở phần dưới nên gây ra hiện tượng liệt không đối xứng. Trong vòng 2 - 6 tháng bệnh nhân có thể hồi phục khi được điều trị tích cực. Nếu ở mức độ bệnh nặng, liệt hành tủy và tủy sống thì có thể bị suy hô hấp và đánh mất sự sống.
2. Cách thức chẩn đoán và điều trị bại liệt
2.1. Cách chẩn đoán bệnh bại liệt
Thông qua các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải như: phản xạ một cách bất thường, cứng lưng và cổ, khó thở, khó nuốt,... bác sĩ có thể chẩn đoán mắc bại liệt hay không. Ngoài ra, nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định người bệnh chọc dò tủy sống để lấy dịch kiểm tra tìm ra dấu hiệu của nhiễm trùng; lấy dịch cổ họng, máu hoặc phân để tìm kiếm sự tồn tại của virus Polio.
2.2. Biện pháp được áp dụng để điều trị bại liệt
Khi đã chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc bại liệt, bác sĩ sẽ tập trung điều trị nhằm mục đích ngăn chặn tối đa biến chứng và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Các biện pháp có thể được áp dụng để điều trị bệnh lý này gồm:
Tiêm vacxin là giải pháp phòng bại liệt tốt nhất
- Dùng thuốc giảm đau.
- Sử dụng máy thở.
- Vật lý trị liệu kích thích sự hoạt động của cơ bắp.
- Truyền nước và nghỉ ngơi tại chỗ khi có các triệu chứng tương đối giống với cúm.
- Sử dụng thuốc chống co thắt giúp cho cơ bắp được thư giãn.
- Sử dụng thuốc kháng sinh với những bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu.
- Cho bệnh nhân sử dụng nệm sưởi ấm khi bị co thắt và đau nhức cơ.
- Phục hồi chức năng của phổi cho các trường hợp gặp biến chứng phổi.
- Dùng dụng cụ hỗ trợ cho người bệnh di chuyển.
Đến nay vẫn chưa tìm ra biện pháp có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn bệnh bại liệt nên giải pháp tốt nhất để phòng ngừa là tiêm vacxin. Có hai loại vacxin được dùng để tiêm phòng bại liệt là vacxin bất hoạt (IPV) đường tiêm hoặc vacxin sống giảm động lực (OPV) đường uống.
Nói tóm lại, nguồn truyền nhiễm bại liệt duy nhất chính là con người, đặc biệt là trẻ em, người mang virus và bệnh nhân ở các thể lâm sàng. Đây là nhóm đối tượng đào thải rất nhiều virus gây bệnh qua đường phân và khiến cho nguồn nước, thực phẩm bị ô nhiễm rồi lây lan. Virus khi vào cơ thể sẽ ủ bệnh khoảng 7 3 - 35 ngày và 36 giờ sau đó nó ở trong dịch tiết hầu họng, 72 giờ sau sẽ có ở trong phân. Trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng 7 - 10 ngày, virus có khả năng lây truyền nhanh chóng.
Bệnh bại liệt vô cùng nguy hiểm bởi tính chất lây lan nhanh và nguy cơ gây liệt chi hoàn toàn, liệt nửa người, thậm chí còn dẫn tới tử vong. Nếu đang có băn khoăn về bệnh lý này, đừng chần chừ liên hệ với chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 56 56 56. Tại đây, chắc chắn mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách nhanh chóng, chi tiết và đảm bảo tính chính xác cao nhất.
Từ khóa » Vi Khuẩn Bại Liệt
-
BỆNH BẠI LIỆT - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bại Liệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Bại Liệt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Virus Nào Gây Bệnh Bại Liệt? | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Bại Liệt
-
Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
TÌM HIỂU VỀ BỆNH BẠI LIỆT - Medinet
-
Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Medlatec
-
Nhận Biết Triệu Chứng Bệnh Bại Liệt để Phòng Tránh Hiệu Quả - VNVC
-
Bệnh Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bại Liệt
-
Bệnh Bại Liệt: Dấu Hiện, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa - Docosan
-
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH BẠI LIỆT
-
[PDF] Thuốc Chủng Ngừa Sài Uốn Ván, Bạch Hầu, Ho Gà, Bại Liệt (Tdap