Bọ Xít đen – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Đặc điểm
  • 2 Gây hại
  • 3 Chú thích
  • 4 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikispecies
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Scotinophara tarsalis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hemiptera
Họ (familia)Pentatomidae
Chi (genus)Scotinophara
Loài (species)S. tarsalis
Danh pháp hai phần
Scotinophara tarsalis(Vollenhoven, 1863)

Bọ xít đen hay còn gọi là bọ xít hôi (Danh pháp khoa học: Scotinophara tarsalis) là một loài bọ xít thuộc họ Pentatomidae.[1][2][3] Chúng là loài gây hại trên cây lúa.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bọ xít có 5 tuổi, trưởng thành có màu đen, dạng lục giác, dài khoảng 7 – 8 mm, hai bên đốt ngực có gai nhọn. Ấu trùng mới nở có màu đỏ nâu, dạng giống trưởng thành, không cánh, trên lưng có những chấm đen. Ấu trùng khi nở thành từng đàn, di chuyển xuống gốc lúa, ban đêm bọ xít có khuynh hướng di chuyển lên trên.

Vòng đời bọ xít đen trung bình 50 - 60 ngày, trong đó giai đoạn trứng từ 4 - 7 ngày, bọ non 40 - 45 ngày, trưởng thành đến đẻ trứng 10 - 15 ngày. Mỗi con cái đẻ khoảng 200 trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ 10 - 15 trứng, xếp thành hàng dọc theo gân lá gần mặt nước. Thiên địch của bọ xít đen là các loài ong ký sinh trứng như Telenomus triptus, Nixon, Microphanurus artabazus, Nixon, bọ ngựa (Raying mantis), nấm ký sinh (Paecilomyces farinosus) và ếch, nhái... ăn bọ non và trưởng thành.

Gây hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bọ xít non và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lúa vàng, héo, cây thấp lùn, đẻ nhánh kém, trổ bông kém, hạt bị lép, lửng, nếu mật số cao có thể gây cháy cục bộ. Với bọ xít trưởng thành, nếu trời có nắng, bọ xít chui vào ẩn nấp dưới thân, gốc lúa rồi chích hút nhựa. Trời râm mát thì bọ xít trưởng thành và con non bò lên lá để phá hại làm cho lá lúa có những điểm đốm vàng dẫn đến lúa phát triển kém. Nếu bị nặng, toàn cây khô héo và chết từng khóm. Cây lúa ở thời kì trỗ bị bọ xít gây hại nặng thì bông lúa bị lép hoặc bạc trắng ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; Paglinawan, L.E.; Bailly, N.; Kirk, P.M.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Ouvrard, D. (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ Nishida, Gordon M., ed. (2002) Hawaiian Terrestrial Arthropod Checklist, 4th ed., Bishop Museum Technical Report no. 22
  3. ^ ITIS: The Integrated Taxonomic Information System. Orrell T. (custodian), ngày 26 tháng 4 năm 2011

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Bọ xít đen
  • Bọ xít đen hại lúa
  • Trị bọ xít đen hại lúa Lưu trữ 2016-03-10 tại Wayback Machine
  • Phòng trừ bọ xít hôi hại lúa Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bọ_xít_đen&oldid=71737072” Thể loại:
  • Scotinophara
  • Động vật được mô tả năm 1863
Thể loại ẩn:
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback

Từ khóa » Bọ Xít Trắng