Bọ Xít Gây Hại Mướp, Bầu Bí Và Biện Pháp Phòng Trừ
Có thể bạn quan tâm
Ảnh: Trưởng thành bọ xít mướp
1. Triệu chứng
Bọ xít chủ yếu phá hại các cây rau họ bầu bí mướp, mướp đắng, nhiều nhất là trên cây mướp và bí đao. Đây là loài côn trùng đa kí chủ. Bọ xít trưởng thành và bọ xít non chích hút nhựa trên cuống lá, cuống nụ, quả non, thân non của cây làm lá bị vàng, rụng sớm hoặc nhỏ, méo mó. Trên quả, khi bị bọ xít gây hại thường có những dấu chích, chảy nhựa vàng, bị eo thắt, cong queo, chẻ ra bên trong thịt có màu nâu ngay dưới vết chích, phần thịt quả xung quanh vết chích bị sượng và cứng, quả bị chích có quầng đen ngoài vỏ. Mật độ cao làm giảm năng suất và chất lượng quả.
Ảnh: Quả mướp bị bọ xít gây hại
2. Đặc điểm hình thái
- Bọ xít trưởng thành màu nâu sẫm, hình gần như lục giác, dài 17-18 mm, Mặt lưng phần bụng màu đỏ cam, mỗi mép rìa mặt lưng có 7 chấm đen xen với 7 chấm vàng da cam. Vòi miệng dài như cái vòi hút.
-Trứng hình trụ, đẻ thành ổ trên thân, đôi khi trên lá và quả, mỗi ổ khoảng 10-25 trứng xếp thành hàng dài, màu xanh xám đến nâu nhạt, khi sắp nở chuyển sang màu nâu đậm. Trứng nở đồng loạt.
- Bọ xít non hình dạng giống trưởng thành, không cánh, màu nâu đỏ.
3. Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Vòng đời: 65-90 ngày;
+ Trứng: 10-20 ngày;
+ Bọ xít non: 50-60 ngày;
+ Bọ xít trưởng thành đẻ trứng 5-10 ngày và có thể sống đến vài tháng.
- Trưởng thành bọ xít sau khi bắt cặp 1-3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một con cái có thể đẻ từ 50-100 trứng. Khi nở, bọ xít non sống tập trung không ăn mà chỉ cần đủ ẩm độ để sống, sau đó phân tán đi chích hút các bộ phận của cây. Loài này có tập quán sống tập trung, ở một cây sẽ thấy cả bọ xít trưởng thành và bọ non cùng gây hại, chúng hoạt động ban ngày,
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Thời tiết mưa tạo ẩm độ cho trứng bọ xít và bọ xít non phát triển nhưng mưa to và liên tục trong nhiều ngày làm khả năng đẻ trứng và bắt cặp của bọ xít trưởng thành kém, trứng bị hỏng, bọ xít non dễ bị rửa trôi.
+ Nhiệt độ cao trên 350C ảnh hưởng đến đời sống của bọ xít.
+ Ký sinh: Trên đồng ruộng tỉ lệ trứng bị ký sinh tương đối cao.
4. Biện pháp phòng trừ
- Áp dụng các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM).
+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại là kí chủ và nơi đẻ trứng của bọ xít. Gieo trồng với mật độ hợp lí.
+ Biện pháp thủ công: Thăm đồng thường xuyên, khi phát hiện thấy bọ xít thì có thể dùng tay giết bọ xít bám trên cây. Ngắt các ổ trứng bọ xít tiêu diệt.
+ Biện pháp sinh học: Trưởng thành bọ xít mướp rất thích bả chua ngọt nên có thể làm bả chua ngọt để nhử và tiêu diệt trưởng thành.
+ Biện pháp hoá học: Dùng thuốc trừ sâu phun trực tiếp vào nơi bọ xít non tập trung. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Abatin 5.4EC, Abatox, Aterkil 45SC,….,nhóm thuốc trừ sâu vi sinh BT (Delfin WG (32 BIU), Vi-BT 32000WP) hoặc chế phẩm nấm xanh. Đối với bọ xít gây hại mướp, bầu bí nên phun vào lúc chiều mát sẽ đạt hiệu quả cao.
Từ khóa » Bọ Xít Và Cây Mướp
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Cây Mướp để Sinh Sống. Bọ Xít Và ...
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Từ Cây Mướp để Sinh Sống. Bọ Xít Và Cây ...
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Từ Cây Mướp để Sinh Sống ... - Hóa Học THCS
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Cây Mướp để Sinh Sống. Bọ Xít Và ... - Hoc247
-
Câu Hỏi: Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Cây Mướp để Sinh Sống. Bọ Xít Và ...
-
Bọ Xít Mướp
-
Phòng Trừ Bọ Xít Hại Mướp
-
7 Các Bệnh Thường Gặp ở Cây Mướp Mới Nhất
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Từ Cây Mướp để Sinh Sống ... - Vietjack.online
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Cây Mướp để Sinh Sống. Bọ ...
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Từ Cây Mướp để Sinh Sống ...
-
Bọ Xít Có Vòi Chích Dịch Cây Mướp để Sinh Sống. Bọ ...
-
Bọ Xít Và Cây Mướp Thuộc Mối Quan Hệ