Bọ Xít Hôi Hại Lúa | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix

Bọ xít hôi hại lúaThư việnSâu hại và Dịch bệnhBọ xít hôi hại lúa

Lúa nước

Share on social media Bọ xít hôi hại lúa

Leptocorisa spp.

Sâu bọ

Chữa cho cây trồng

Chụp ảnh

Xem chẩn đoán

Lấy thuốc

Sử dụng ứng dụng Plantix

Tóm lại

  • Chích hút trên hạt.
  • Gây ra tình trạng hạt không mẩy, hạt lép và biến màu.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồngLúa nước

Lúa nước

Triệu chứng

Con trưởng thành có màu xanh hơi vàng, pha màu nâu. Con cái thân dài khoảng 15-16mm, con đực nhỏ và ngắn hơn con cái. Phía mặt bụng có màu xanh bạc. Chúng thường hoạt động mạnh vào buổi sáng, lúc trời râm mát, con trưởng thành cái thường đẻ trứng ở mặt trên, mặt dưới và bẹ... của lá lúa, nhưng chủ yếu vẫn là mặt trên của lá lúa. Loài bọ xít hôi gây thiệt hại lớn nhất trong giai đoạn hạt lúa ngậm sữa. Bọ xít hôi còn non và trưởng thành đều tấn công hạt lúa. Chúng hút dưỡng chất của hạt lúa đang phát triển từ giai đoạn trước khi trổ bông cho đến khi hạt chín sáp (nội nhũ), vì thế dẫn đến tình trạng hạt không ngậm đầy hay lép, gié lúa bạc màu và thẳng đứng. Tùy theo giai đoạn phát triển của hạt lúa, thiệt hại do bọ xít hôi gây ra có thể là hạt lép hay hạt nhỏ, nhăn nhúm hay biến dạng và bạc màu lốm đốm, đôi khi tỏa ra mùi hôi khó chịu.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Phun dung dịch xà phòng thơm (như mùi cỏ chanh) để đuổi bọ xít hôi. Sử dụng mắm "bò hóc" (loại mắm truyền thống tại Cam-pu-chia) gần cánh đồng để thu hút bọ xít hôi và tiêu diệt chúng. Sử dụng lưới màn vào lúc sáng sớm hay chiều muộn để bắt bọ xít hôi, nghiền nát chúng rồi bỏ vào nước, dùng nước ấy để phun đuổi các con bọ xít hôi khác. Bảo vệ các tác nhân kiểm soát sinh học: các loài ong, châu chấu và nhện có khả năng tấn công bọ xít hôi và trứng của chúng. Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng gây hại cho các biện pháp kiểm soát sinh học, dẫn đến tình trạng bọ xít hôi tái bùng phát.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu như abamectin vào những giờ ở lúc chiều tối, bắt đầu từ các rìa của cánh đồng đi vòng và tiến dần vào giữa cánh đồng. Cách này xua bọ vào giữa cánh đồng, khiến hoạt động phun thuốc đạt hiệu quả cao hơn. Các mặt lợi ích của việc sử dụng một loại thuốc trừ sâu cần phải được xem xét dựa trên sự cân nhắc đến các rủi ro đối với sức khỏe và môi trường. Phun Abamectin, Azadirachtin liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất vào các giờ lúc chiều tối, bắt đầu từ các rìa của cánh đồng đi vòng và tiến dần vào giữa cánh đồng để xua bọ vào giữa cánh đồng, khiến hoạt động phun thuốc đạt hiệu quả cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Bọ xít hôi xuất hiện không thường xuyên, chỉ ở giai đoạn lúa ngậm sữa và tỏa ra mùi khó chịu vào các giờ chiều tối. Chúng được tìm thấy ở tất cả các môi trường trồng lúa. Các khu rừng, các khu vực nhiều cỏ dại gần cánh đồng, các vùng cỏ dại gần kênh rạch và các vùng trồng lúa xen kẽ là môi trường thích hợp để chúng phát triển số lượng quần thể. Chúng hoạt động mạnh hơn khi bắt đầu thời tiết mưa theo gió mùa. Thời tiết ấm ấp, bầu trời u ám và mưa phùn thường xuyên là điều kiện thuận lợi để chúng phát triển số lượng. Chúng ít hoạt động hơn trong mùa khô.

Biện pháp Phòng ngừa

  • Nếu có thể, hãy sử dụng các giống lúa chín muộn để tránh đỉnh điểm phát triển số lượng quần thể của bọ xít hôi.
  • Gieo trồng cùng thời vụ với các cánh đồng chung quanh, không xuống giống rải rác để tránh lúc nào trên đồng ruộng cũng có thức ăn phù hợp với bọ xít.
  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt trừ những loài cỏ dại ký chủ phụ của bọ xít.
  • Giám sát cánh đồng để phát hiện các dấu hiệu của bọ xít, bắt đầu từ giai đoạn trước khi trổ bông.
  • Loại bỏ các cây ký chủ trung gian như cỏ bông tua, cỏ mầm trâu và các loài đậu.
  • Sử dụng các loài cây làm bẫy quanh cánh đồng để thu hút bọ xít hôi.
  • Áp dụng chế độ bón phân cân bằng.
  • Tưới nước thường xuyên để kích thích lúa tăng trưởng phát triển nhưng tránh tăng độ ẩm quá mức cần thiết.
  • Loại trừ các loài cỏ dài khỏi cánh đồng và các khu vực chung quanh.
  • Sử dụng vợt lưới để bắt bọ xít hôi, vào lúc sáng sớm hay chiều muộn.
  • Ngâm đồng để nhấn chìm bọ xít và buộc chúng bò lên phần bên trên của lúa để phun các loài thuốc trừ sâu đạt hiệu quả cao hơn.
  • Bảo vệ các loài côn trùng có ích (các loài ong, châu chấu và nhện) bằng cách tránh sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng.

Chia sẻ

Tải xuống Plantix

Từ khóa » Thuốc Diệt Bọ Xít Hôi