Bộ Xử Lý Tín Hiệu DSP Là Gì? Ứng Dụng ... - Siêu Thị Điện Máy XANH

Đối với các dàn âm thanh chuyên dụng, đều được trang bị các hệ thống thiết bị như loa, micro, amply,... đặc biệt là bộ xử lý tín hiệu âm thanh số hay còn là DSP, nhằm cải thiện chất lượng âm thanh. Vậy bộ xử lý tín hiệu DSP là gì, những ứng dụng của bộ xử lý tín hiệu âm thanh số DSP ra sao. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1Bộ xử lý tín hiệu DSP là gì?

Digital Signal Processing hay còn gọi là xử lý tín hiệu số, nhằm xử lý tín hiệu dưới dạng chuỗi của những dãy số đã được biểu thị. Xử lý tín hiệu gồm 2 phần là xử lý tín hiệu số và xử lý tín hiệu tương tự.

DSP đối với công nghệ xử lý tín hiệu số là một trong những công nghệ phát triển trong các ngành công nghiệp điện tửviễn thông.

Xử lý tín hiệu số được ứng dụng trong lĩnh vực như điện tử y sinh, xử lý tiếng nói, lời thoại, âm thanh,... và nâng cao chất lượng hình ảnh. Công nghệ xử lý tín hiệu số được áp dụng các công nghệ nén WMV và MPEG tiên tiến.

Định nghĩa DSP theo công nghệ

Bộ xử lý tín hiệu âm thanh DSP được ứng dụng trong lĩnh vực âm thanh được trang bị nhiều tính năng. Người dùng có thể sử dụng với sự hỗ trợ của các phần mềm được kết nối trên điện thoại hay máy tính.

Mặc dù trên thị trường có nhiều thiết bị DSP nhằm phục vụ cho các nhu cầu khác nhau nhưng đa phần các thiết bị đều sẽ có chung các đặc điểm nổi bật như sau:

  • Giới hạn thang âm thanh phát ra để bảo vệ hệ thống loa của gia đình bạn.
  • Để loa của bạn thích ứng được với nhiều không gian, các nhà sản xuất đã trang bị thêm chức năng cân bằng âm sắc (Equalization).
  • Loa sub và loa toàn dải được phân chia dải tần số.
  • Chức năng đảo pha âm thanh nhằm triệt tiêu hoặc cộng hưởng thêm âm thanh.
  • Canh dừng âm thanh cho hệ thống loa.
  • Giảm đáng kể những biến động để âm sắc mượt mà hơn.

Với các bộ xử lý tín hiệu DSP sản xuất từ các thương hiệu khác nhau thì chức năng cũng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho người sử dụng. Nhưng nhìn chung, bộ xử lý tín hiệu DSP vẫn có những chức năng cơ bản trên cùng các chức năng khác nhằm nâng cao chất lượng âm thanh.

Ứng dụng phổ biến của bộ DSP

Công nghệ DSP được sử dụng chủ yếu trong các vị trí lọc khác nhau để tránh tình trạng can nhiễu âm thanh. Đối với các bộ lọc âm thanh của audio tiêu chuẩn được đưa ra, một dải audio sẽ gọi là dải thông (độ rộng dải tần).

Để không bị nhiễu với các kênh gần nhau, máy thu tín hiệu analog truyền thống hỗ trợ bộ lọc dải hẹp, nhằm đem đến cho bạn nghe được tín hiệu ở một dải thông hẹp hơn.

Đối với các dải thông hẹp, audio ở dải hẹp hơn phát ra các tín hiệu khác có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu mà bạn đang nghe được. Do vị trí bộ lọc khá hẹp nên các audio có dải hẹp hơn đi qua được và tín hiệu sẽ được phát ra nghe như bị tắc. Có một số bộ lọc có dải cực hẹp khi đi qua audio quá nhỏ và hầu như không gây tác dụng với các truyền dẫn thoại.

Ứng dụng phổ biến của bộ DSP

2Công dụng tiêu biểu của thiết bị xử lý tín hiệu DSP

Bộ xử lý tín hiệu âm thanh DSP được ứng dụng trong các dàn âm thanh dùng để trình diễn như dàn âm thanh trong hội trường, nhà hàng,… đến các sự kiện chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa số của người dùng.

Đây được xem là một trong những bộ xử lý tín hiệu có tính năng nổi bật, được trang bị với nhiều thiết bị riêng lẻ nên chúng có giá thành khá cao.

Công dụng tiêu biểu của thiết bị xử lý tín hiệu DSP

Bộ xử lý tín hiệu âm thanh DSP

Để hạn chế chi phí bỏ ra, người dùng thường chọn mua từng thiết bị theo từng chức năng như equalizer (bộ cân bằng), crossover (giao nhau),... để trang bị cho dàn âm thanh của mình. 

Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây là người dùng phải điều chỉnh hòa hợp với từng thiết bị để có chất lượng âm thanh tốt, tuy nhiên không phải có cũng có thể làm được khi không có kiến thức chuyên môn. Điều này cho thấy, việc sử dụng bộ xử lý âm thanh DSP sẽ vô cùng tiện lợi.

Ngoài ra, khi tách riêng nhiều thiết bị dẫn đến không gian bị chiếm dụng quá nhiều và có thể mua rời từng thiết bị còn có chi phí cao hơn mua một bộ xử lý DSP.

Người dùng có thể điều chỉnh chức năng của bộ xử lý âm thanh trên máy tính. Bạn cũng nên lưu lại cấu hình để sử dụng cho những lần sau, vì tùy trường hợp nên cách điều chỉnh cũng có phần khác nhau. Bên cạnh đó, nếu trong những trường hợp đơn giản, bạn có thể điều chỉnh ngay trên thiết bị.

Bộ xử lý âm thanh DSP đóng vai trò tăng cường hiệu quả và chất lượng cho dàn âm thanh của gia đình bạn và khắc phục những bất tiện không đáng có trong quá trình sử dụng.

3Các loại DSP phổ biến hiện nay

Bộ xử lý âm thanh DSP bao gồm hai loại chính:

DSP Digital Processor

Bộ xử lý DSP Digital Processor (xử lý kỹ thuật số) có vai trò giúp người dùng điều chỉnh âm thanh thông qua phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính. 

Các tính năng phổ biến được trang bị trên Digital Processor như tính năng chia dải tần số âm thanh, cân bằng lại âm sắc, bảo vệ loa hoặc giới hạn hiệu quả thang âm thanh,…

Một số thương hiệu uy tín sử dụng bộ Digital Processor trong các thiết bị bạn có thể tham khảo như Processor Lake, Soundking và DAS hay Inter – M,…

DSP Compressor

Đối với bộ xử lý DSP Compressor (máy nén) có khả năng tạo ra sự cân bằng và giúp âm thanh mềm mượt hơn

Nhờ sự hỗ trợ của cơ chế giảm khác biệt ở mặt âm thanh và âm lượng của âm thanh, tạo ra sự khác biệt giữa các mức âm lượng lớn, nhỏ. Cơ chế này làm cho âm thanh trong trẻo và rõ ràng hơn. Một trong những thương hiệu cung cấp khách hàng bộ xử lý DSP Compressor nổi tiếng là ART và Soundking.

DSP Compressor

4Các tính năng bạn cần lưu ý khi lựa chọn DSP

Dưới đây là một số tính năng bạn cần lưu ý khi lựa chọn DSP:

Time Alignment (Delay)

Bởi vì đặc điểm của sóng âm truyền qua không khí khá chậm, nên sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các loa khác từ vị trí của người điều khiển. Bằng cách Delay âm thanh từ loa gần nhất, cách này cho phép sắp xếp lại âm thanh, hạn chế tình trạng âm thanh phát ra từ phía sau.

Điều này giúp cải thiện âm thanh hiệu quả, đem đến cho bạn trải nghiệm âm thanh tuyệt vời như ở trong khán phòng. 

Tính năng Time Alignment (Delay)

Crossover

Bộ lọc Crossover có khả năng loại bỏ âm thanh xấu, tuy nhiên điều này có thể gây ra tình trạng biến dạng âm thanh của loa trầm và loa treble. Bộ lọc Crossover phù hợp nhất là gồm dải âm có phạm vi từ 20 Hz đến 20 kHz, đây sẽ là phạm vi giúp âm thanh không bị méo.

Tính năng Crossover

Equalization

Equalization là một hệ thống giúp kiểm soát trực tiếp các dải tần số âm nhạc hoặc là âm thanh phát ra từ nguồn của bạn. 

Các dải âm thanh thường có số lượng một hoặc cao nhất là 30 số. Nếu trong trường hợp, có dải tần cao hơn mức cho phép, yêu cầu bạn phải có nhiều thao tác để điều chỉnh phù hợp. 

Tính năng Equalization

Real - Time Analyzer

Real - Time Anylazer thường được tích hợp trên bộ xử lý âm thanh DSP. Mỗi bộ DSP của mỗi hàng sẽ được trang bị mỗi con chip có khả năng phân tích thời gian thực của tín hiệu âm thanh và quang phổ

Nếu xử lý tín hiệu từ nguồn phát ra âm thanh, người dùng sẽ nhìn thấy được mức thay đổi khi họ sử dụng Real - Time Analyzer hoặc khi thay đổi thông số Equalization.

Tính năng Real - Time Anylazer

Bluetooth

Với một dàn âm thanh có khả năng tương thích với Bluetooth vô cùng quan trọng. Khi cài đặt ứng dụng của nhà sản xuất, thì bạn có thể hoàn toàn kết nối không dây với thiết bị của mình. Bạn cũng có thể điều khiển trực tiếp DSP với EQ thông qua điện thoại hay thiết bị thông minh khác mà bạn muốn.

Kết nối bluetoooth trên loa Bluetooth Harman Kardon Go + Play mini

Kết nối bluetoooth trên loa Bluetooth Harman Kardon Go + Play mini

Kênh tín hiệu

Đối với mỗi DSP, thông thường sẽ có 4 kênh tương thích với 4 chiếc loa cánh, hoặc có thêm 1 kênh dành cho loa sub. Với những bộ DSP cao cấp hơn, thì sẽ có thêm 6, 8, 10, 12 kênh, từ đó bạn có thể chọn DSP thích hợp với xe của mình.

5Ứng dụng của công nghệ DSP cho hoạt động quảng cáo

DSP trong quảng cáo là gì?

Trong quảng cáo, DSP là viết tắt của Demand Side Platform, tạm dịch là nền tảng bên mua. Đây là một trong những nền tảng công nghệ mới, đem đến cho các nhà quảng cáo hay đại lý quảng cáo, có thể mua và sử dụng quảng cáo theo phương thức tự động, đấu giá.

Với cách thức quảng cáo qua công nghệ DSP sẽ giúp các nhà quảng cáo có thể đấu thầu và hiện quảng cáo đúng với yêu cầu mục tiêu mà chi phí ở mức hợp lý và thấp nhất.

DSP trong quảng cáo

Những lợi ích khi sử dụng DSP cho quảng cáo

Đầu tiên, DSP có khả năng giúp bạn tiếp cận với phạm vi và đối tượng người dùng, cho phép sở hữu được nhiều hợp đồng quảng cáo hơn những người làm công việc tiếp thị, bạn có thể sử dụng DSP thay vì triển khai từng Ad Network, DSP sẽ hỗ trợ bạn triển khai nhiều chiến dịch cùng một lúc để hiệu quả quảng cáo được rộng rãi hơn.

Tiếp theo, DSP sẽ cân bằng giữa Publisher và Advertiser, nhằm đảm bảo quá trình quảng cáo có mức giá hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí kinh doanh.

Cuối cùng, DSP là sự khởi đầu của các hình thức quảng cáo truyền thống. Khi DSP chưa đời, đội ngũ nhân viên phải thực hiện hoạt động quảng cáo thủ công. Nhưng giờ đây, DSP hình thành, giúp cắt bỏ các công đoạn phức tạp, có thể tiếp cận Publisher nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tối ưu nhất. 

Nhờ khả năng tự động hóa của DSP, giúp các doanh nghiệp có được nhiều đấu giá quảng cáo thành công.

Cơ chế hoạt động của DSP

  • Trước tiên các Advertiser sẽ tạo chiến dịch với các thông tin như tên chiến dịch, nhóm khách hàng mục tiêu, mức giá đấu thầu được tính ở mức tối đa,…
  • Sau đó gửi chiến dịch lên DSP để được phê duyệt.
  • DSP sẽ tự động phân tích nhu cầu trong chiến lược để gửi đến Advertiser, DSP cũng dự đoán Advertiser giành được cơ hội đấu thầu hay không và đưa ra yêu cầu mua quảng cáo.
  • Để tăng cơ hội thắng trong các phiên đấu giá, DSP sẽ gửi đến Ad Exchange danh sách các Advertiser được quyền tham gia đấu thầu.
Cơ chế hoạt động của DSP

Mời bạn tham khảo một số mẫu dàn karaoke, amply đang kinh doanh giá tốt tại Điện máy XANH: 

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về công nghệ âm thanh PartyCast
  • Công nghệ âm thanh DTS là gì?
  • Tìm hiểu về công nghệ âm thanh Linear PCM

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin về bộ xử lý tín hiệu DSP là gì, ứng dụng của bộ xử lý tín hiệu âm thanh số DSP. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!

Từ khóa » Các Loại Dsp