Bộ Y Tế Ban Hành Hướng Dẫn Mới Về Chẩn đoán Và điều Trị COVID ...
Có thể bạn quan tâm
Trong hướng dẫn này đã nêu rõ, trong thời gian gần đây dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng. Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%), trẻ em mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.
Khi trẻ tiếp xúc gần hoặc có yếu tố dịch tễ VÀ có ít nhất 2 trong số các biểu hiện: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp có thể nghi ngờ trẻ đã mắc COVID-19.
Trẻ mắc COVID-19 có các diễn tiến bệnh theo trình tự sau đây:
- Thời kỳ ủ bệnh: từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày.
- Thời kỳ khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
- Tiến triển bệnh: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh
- Giai đoạn hồi phục: thường từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.
Khi điều trị trẻ em mắc COVID-19 cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc; phân loại trẻ bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh; đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần; điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau…
1. Nếu trẻ không có triệu chứng (đối với tất cả các lứa tuổi) thì được cách ly tại nhà để theo dõi và chăm sóc theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Nếu trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ: Cân nhắc điều trị tại cơ sở cơ sở y tế nếu trẻ có yếu tố nguy cơ.
- Trẻ có triệu chứng không điển hình: sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng viêm phổi. Nhịp thở bình thường theo tuổi. Không có biểu hiện thiếu oxy, SpO2 > 96% khi thở khí trời.
- Trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường, X-quang phổi bình thường.
- Với trẻ có bệnh nền: béo phì, bệnh phổi mãn, suy thận mãn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh... cần theo dõi sát vì dễ diễn biến nặng
3. Nếu trẻ mắc COVID-19 ở mức độ trung bình: Nhập viện điều trị; nằm phòng cách ly, áp dụng phòng ngừa chuẩn như mức độ nhẹ.
- Trẻ có triệu chứng viêm phổi nhưng không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng và rất nặng như thở nhanh: ≥ 60 lần/phút với trẻ < 2 tháng; ≥ 50 lần/phút với trẻ 2-11 tháng; > 40 lần/phút với trẻ 1-5 tuổi. SpO2: 94 - 95% khi thở khí trời.
- Trẻ tỉnh táo, mệt, ăn/bủ/uống ít hơn, X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mở (thường 2 đáy phổi).
4. Nếu trẻ mắc COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch: Nhập viện điều trị tại đơn vị Hồi sức tích cực.
- Trẻ thở nhanh theo tuổi kèm dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên, phập phồng cánh mũi.
- Trẻ khó chịu, quấy khóc, bú/ăn/uống khó. SpO2: 90 đến < 94% khi thờ khi trời; X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mở lan tỏa 250% phổi.
Bên cạnh đó, quý phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2 < 95%.
Hướng dẫn cũng quy định cụ thể về điều trị đối với trường hợp mức độ nặng, mức độ nguy kịch, ECMO cho trẻ em mắc COVID-19, điều trị chống đông, kiểm soát đường huyết; điều trị trường hợp trẻ sơ sinh mắc COVID-19…
SỞ Y TẾ TP.HCMTừ khóa » Chẩn đoán Viêm Phổi Trẻ Em Bộ Y Tế
-
Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm Phổi Trẻ Em
-
[PDF] BYT QD 10 QDbanhanhHDxutriviemphoicongdongotreem.pdf
-
VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
-
Bài Giảng Nhi Khoa: Viêm Phổi Cộng đồng Trẻ Em - Health Việt Nam
-
Viêm Phổi Trẻ Em - SlideShare
-
[PDF] SỔ TAY ĐIỀU TRỊ NHI KHOA - WHO | World Health Organization
-
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM
-
Viêm Phổi Cộng đồng ở Trẻ Em - Tổng Hội Y Học Việt Nam
-
Bộ Y Tế Ban Hành Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Covid-19 ở Trẻ Em
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Viêm Phổi ở Người Lớn, Nhấn ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Hội Chứng Viêm đường Hô Hấp ...
-
Quyết định 4815/QĐ-BYT Hướng Dẫn Chẩn đoán Viêm Phổi Mắc ...
-
Viêm Phổi Mắc Phải Tại Cộng đồng - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp
-
Trẻ Nhiễm COVID-19 Tăng, Bộ Y Tế Ra Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều ...