Bộ Y Tế Ban Hành Quy định Mới Về Dỡ Bỏ Cách Ly Cho F0 điều Trị Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 250/QĐ-BYT về việc "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT.
Tại Hướng dẫn mới nhất này, Bộ Y tế đã bổ sung tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà. Cụ thể:
Người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà
- Cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine.
Trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Cũng theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế có 5 mức phân loại bệnh đối với người mắc COVID-19, trong đó Bộ Y tế đã đưa nhóm F0 không triệu chứng vào mức đầu tiên.
Theo đó, F0 được xếp vào nhóm này nếu không có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.
Hướng dẫn này cũng quy định cụ thể hơn các trường hợp cho người mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị như sau:
Đối với người bệnh COVID-19
- Thời gian cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị ít nhất 5 ngày, giảm các triệu chứng lâm sàng, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt)... trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên và có kết quả test PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện.
Ngược lại sẽ phải tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).
- Sau khi ra viện, tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì báo ngay cho y tế và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.
Đối với người bệnh COVID-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo
- Cách ly, điều trị tại cơ sở cách ly, điều trị ít nhất 5 ngày, sau khi đỡ, giảm nhiều triệu chứng lâm sàng của COVID-19 và hết sốt từ 3 ngày trở lên và test PCR âm tính hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở/khoa khác điều trị bệnh kèm theo hoặc bệnh nền (nếu cần) để tiếp tục điều trị và theo dõi.
- Nếu xét nghiệm PCR dương tính hoặc test nhanh còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày.
Đối với người bệnh COVID-19 điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực khỏi COVID-19, trong tình trạng nặng, nguy kịch do bệnh lý khác
- Đã cách ly, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày và kết quả xét nghiệm bằng PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi COVID-19.
- Được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị...
Theo quy định cũ tại Quyết định 4689/QĐ-BYT chỉ nêu điều kiện xuất viện với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị và các trường hợp có triệu chứng lâm sàng.
Từ khóa » đoạn Ghi âm F0
-
Sự Thật Về "ca F1 Tại Quận 1 Không Ai đưa đi Cách Ly Vì Hết Giường ...
-
F0 Test Nhanh âm Tính Trở Lại Chớ Vội Mừng đã Khỏi Bệnh - Tin Tổng Hợp
-
Hướng Dẫn điều Trị F0 Tại Nhà
-
QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN F0 TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ ...
-
F0 Xin Vào Bệnh Viện được Báo 'hết Giường': Phó Giám đốc Sở Y Tế ...
-
F0 Test Nhanh âm Tính Trở Lại Chớ Vội Mừng đã Khỏi Bệnh
-
F0 Có Kết Quả âm Tính Liệu đã An Toàn? | Tin Tức Covid-19 Hôm Nay
-
Giai đoạn đầu Test âm Tính Thì Có Lây Covid-19 Cho Người Khác?
-
Nếu Chẳng May Bạn Là F0, Cần Làm Gì Và Không Nên Làm Gì?
-
F0 Rút Ngắn Thời Gian Cách Ly 7 Ngày, Cần Test Vào Thời điểm Nào?
-
Bao Lâu Thì F0 Không Còn Lây Truyền Bệnh Cho Người Khác?
-
Lãnh đạo TP.HCM Nói Gì Về Một Số Trường Hợp F0 Chậm được đưa ...
-
Số Ca F0 Tăng Mạnh Sau Tết Xuất Phát Từ Tâm Lý “ai Rồi Cũng Mắc” | Y Tế