Bộ Y Tế Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị COVID-19 ở Trẻ Em

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Hội thảo triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới Tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống thừa cân - béo phì ở trẻ em Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa” Đà Nẵng Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván- bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6 2 banner2 1 Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em Thứ năm - 10/03/2022 14:23 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 405/QĐ-BYT ngày 22/02/2022 về "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em", quyết định này thay thế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 08/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và nội dung phân loại yếu tố nguy cơ theo tuổi đối với trẻ em ban hành tại phần 3. Hướng dẫn phân loại nguy cơ và định hướng xử trí, cách ly, điều trị” ban hành kèm theo Quyết định số 5255/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hướng dẫn này đã có những chỉ dẫn chi tiết trong quá trình nhận diện bệnh, đặc điểm lâm sàng, phân loại cấp độ nhiễm, các biện pháp can thiệp lâm sàng, điều trị, dinh dưỡng cho trẻ khi mắc COVID-19,… Hướng dẫn của Bộ Y tế đã nêu rõ, phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi < 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Ở trẻ, mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh, đó là tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vắc xin cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh. covid tre em Ở trẻ, khi mắc COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng như: + Thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày. + Khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng. + Tiến triển: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh... Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (< 0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền. - Thời kỳ hồi phục: thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh. Tất cả trẻ nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cần được lấy mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng dịch mũi hoặc dịch nội khí quản (NKQ)/rửa phế quản (nếu thở máy) để chẩn đoán xác định COVID-19. Điều trị trẻ em mắc COVID-19 Việc điều trị trẻ em mắc COVID-19 phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc; phân loại trẻ bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh; đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần; điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau… Đối với trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng thì được cách ly tại nhà, theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đối với tất cả các lứa tuổi). Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ: Cân nhắc điều trị tại cơ sở y tế nếu trẻ có yếu tố nguy cơ. Cần thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong việc chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà. Nếu có các triệu chứng bất thường như sốt > 380C; tức ngực; đau rát họng, ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2 < 96%; trẻ mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém thì cần báo nhân viên y tế. Bộ Y tế lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2 < 95%. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ về điều trị bằng thuốc kháng virus (Remdesivir); kháng thể kháng virus, điều trị hỗ trợ. Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ trung bình: Nhập viện điều trị; nằm phòng cách ly, áp dụng phòng ngừa chuẩn như mức độ nhẹ. Hướng dẫn cũng quy định cụ thể về điều trị đối với trường hợp mức độ nặng, mức độ nguy kịch, ECMO cho người bệnh COVID-19, điều trị chống đông, kiểm soát đường huyết; điều trị trường hợp trẻ sơ sinh mắc COVID-19… Hồng Hoa Tags: trẻ em, y tế, nguy cơ, ban hành, hướng dẫn, yếu tố, thay thế, cách ly, quyết định, xử trí, nội dung, định hướng, phân loại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà

    (14/03/2022)
  • Hậu Covid-19 ở trẻ em, những điều cha mẹ cần biết!

    (16/03/2022)
  • Những quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết

    (22/03/2022)
  • Hướng dẫn quản lý tại nhà/nơi lưu trú đối với người mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

    (24/03/2022)
  • Vitamin D - hệ miễn dịch và Covid-19

    (24/03/2022)
  • Lợi ích khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi tăng cường

    (25/03/2022)
  • Phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh cần được chăm sóc thế nào khi mắc COVID-19?

    (30/03/2022)
  • Hiểu đúng về xét nghiệm test nhanh kháng nguyên COVID-19

    (01/04/2022)
  • Những điều cần biết về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi

    (01/04/2022)
  • [Infographic] - Hậu COVID-19 ở trẻ em, triệu chứng, phát hiện và dự phòng

    (07/04/2022)

Những tin cũ hơn

  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ trở nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19

    (10/03/2022)
  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà

    (08/03/2022)
  • Nên ăn gì, kiêng gì trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19?

    (07/03/2022)
  • Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế xử trí ca mắc COVID-19; cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp

    (07/03/2022)
  • Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Đà Nẵng

    (04/03/2022)
  • Hướng dẫn xử lý chất thải bệnh nhân mắc COVID-19 cách ly tại nhà

    (04/03/2022)
  • Các F0 có nên uống rượu, bia?

    (01/03/2022)
  • Trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ nên được điều trị chăm sóc tại nhà

    (28/02/2022)
  • Tại sao cần tiêm Vaccin Covid-19 mũi tăng cường?

    (26/02/2022)
  • 10 việc cần thực hiện khi điều trị F0 tại nhà

    (16/02/2022)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Phác đồ Bộ Y Tế Covid Trẻ Em